Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế kh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 66)

chế khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án “Lừa đảo CĐTS” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Một là, tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều thủ

đoạn phạm tội mới, ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho việc chứng minh tội phạm. Như vụ Ngô Thùy Lan “Lừa đảo CĐTS”, thủ đoạn của bị cáo là thỏa thuận mua nhà, giao trước một số tiền nhỏ và hứa sang tên xong sẽ trả nốt, nhưng sau khi làm thủ tục sang tên nhà, các bị cáo đã chuyển nhượng cho người khác, không trả tiền mua nhà. Trường hợp này có yếu tố gian dối với cả người

mua nhà trước đó và người bán nhà sau này, người bán nhà trước đó bị thiệt hại vì không lấy được tiền bán nhà nhưng rất khó chứng minh yếu tố chiếm đoạt vì về mặt hình thức đây là quan hệ dân sự. Hoặc việc chứng minh yếu tố gian dối và chiếm đoạt trong trường hợp vay tiền để làm ăn hoặc chơi huê hụi với nhau, sau đó không có khả năng trả nợ.

- Hai là, việc thu thập chứng cứ trong một số vụ án hết sức khó khăn,

nhất là việc chứng minh số tiền chiếm đoạt trong các vụ án liên quan đến quan hệ vay mượn, huê hụi. Trong các vụ này việc vay mượn tiền và chơi huê hụi diễn ra nhiều lần, trong một thời gian dài; khi mượn tiền hoặc đóng huê không làm giấy tờ, chỉ dựa trên lòng tin, hoặc có làm giấy tờ nhưng không cụ thể từng khoản, từng ngày, ghi chép, theo dõi không đầy đủ, lẫn lộn giữa các khoản trả gốc, trả lãi; dẫn đến chứng cứ chứng minh số tiền vay và trả không rõ ràng, trong khi đó thời gian xảy ra đã lâu, các bên không nhớ rõ nên khai không thống nhất, mâu thuẫn. Mặt khác trong số tiền đã nhận thì phần chiếm đoạt và phần sử dụng đúng mục đích không rõ ràng. Khi chứng cứ không thu thập được, cơ quan tố tụng cân đối đầu vào, đầu ra, kết luận số tiền chênh lệch là số chiếm đoạt hoặc kết luận theo số liệu người bị hại, dẫn đến bị hủy án.

- Ba là, một số quy định của pháp luật hình sự chưa cụ thể, rõ ràng mang

ý nghĩa chung chung chậm sửa đổi, bổ sung. Trong khi công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật của cơ quan có thẩm quyền chưa được thường xuyên sâu sát và đồng bộ, đây là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng thiếu thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật, từ đó làm cho việc giải quyết nhiều vụ án gặp khó khăn, xảy ra vi phạm, thiếu sót. Cụ thể: BLTTHS và Luật tổ chức VKSND chủ yếu quy định các nhiệm vụ của Kiểm sát viên khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự trong khi quyền hạn thì lại rất hạn chế, thiếu những quy phạm bảo đảm cơ chế hoạt động công tố gắn kết với hoạt động điều tra. Nội dung Luật tổ chức VKSND năm 2014 còn nặng về những quy định chung chung

về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiếm sát viên, thiếu các quy định chi tiết, cụ thể nên hiệu quả thấp. Vì thế cần bổ sung quy định pháp luật cho các quyền tương ứng với quyền năng pháp lý của VKS và KSV trong thực hành quyền công tố để thực thi nhiệm vụ của mình.

Tồn tại một số những bất cập trong các quy định của pháp luật hình sự như dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là “dùng thủ đoạn gian dối” với dấu hiệu của một số tội thuộc chương sở hữu và các tội phạm khác nhưng chưa có một văn bản nào hướng dẫn chi tiết, cụ thể phân biệt các loại tội phạm này, cũng như định nghĩa thế nào là “thủ đoạn gian dối”, “thủ đoạn xảo quyệt” nên còn có sự chưa thống nhất giữa các cơ quan tố tụng trong việc nhận thức và áp dụng pháp luật quá trình giải quyết vụ án…

Ngoài ra, Trong mối quan hệ phối hợp với Cơ quan điều tra: Theo quy định thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và quyết định của VKS nhưng trên thực tế, do chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với CQĐT nên nhiều yêu cầu của Kiểm sát viên trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm và yêu cầu điều tra đã không được thực hiện.

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Một là, KSV được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát điều

tra vụ án còn hạn chế về năng lực và chưa làm hết trách nhiệm được giao trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử vụ án không kịp thời phát hiện những những vi phạm, thiếu sót của CQĐT. Thể hiên trước tiên là KSV được phân công THQCT được đề ra yêu cầu điều tra để định hướng điều tra, góp phần giải quyết vụ án hình sự nhanh chóng, chính xác nhưng thực tiễn nhận thấy do thiếu tinh thần trách nhiệm, không theo dõi sát vụ án cũng như do hạn chế về năng lực nghiệp vụ nên xảy ra tình trạng chất lượng yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên chưa thực sự đảm bảo, một số vụ án có nội dung yêu cầu điều tra còn chung chung, mang tính hình thức, không sát

với nội dung cần chứng minh, mang tính sao chép, chưa định hướng thu thập chứng cứ để làm rõ cấu thành tội phạm của vụ án Lừa đảo CĐTS; trong quá trình điều tra không kịp thời yêu cầu làm rõ những vấn đề quan trọng để chứng minh hành vi phạm tội và người phạm tội; khi kết thúc điều tra không thực hiện các hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của bị hại, nhân chứng, xác minh khi bị can kêu oan, có mâu thuẫn trong lời khai, tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án; còn nặng tư duy buộc tội, chỉ tập trung xem xét, đánh giá các chứng cứ buộc tội, không quan tâm đến việc thu thập đánh giá chứng cứ gỡ tội. Đây trước hết thuộc về lỗi chủ quan của KSV. Bên cạnh đó còn có trách nhiệm của lãnh đạo VKS đã không kiểm tra chặt chẽ các hoạt động nghiệp vụ để chỉ đạo xử lý kịp thời các vướng mắc và định hướng cho KSV trong quá trình thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, đặc biệt là các vụ án phức tạp, chứng cứ yếu.

Việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo viện trong thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra có lúc chưa hợp lý, thiếu tính khoa học nên chưa phát huy hết năng lực sở trường công tác của Kiểm sát viên cũng như đôi lúc còn chưa sâu sát, chưa thường xuyên kiểm tra đôn đốc cán bộ KSV, Kiểm tra viên thực hiện đầy đủ các chức năng theo BLTTHS quy định.

- Hai là, công tác phối hợp, thỉnh thị nghiệp vụ, tổng kết thực tiễn, rút

kinh nghiệm chưa được chú trọng. Thể hiện ở nhiều vụ án phức tạp, có vướng mắc, nhưng VKS cấp sơ thẩm không báo cáo xin ý kiến VKS cấp trên, sau đó Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy án. Công tác tổng kết thực tiễn tại một số địa phương chưa được chú trọng, các vụ án Tòa tuyên hủy án để điều tra, xét xử lại chưa được tổng kết, phân tích để rút kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ và công tác quản lý, chỉ đạo; việc triển khai thực hiện chuyên đề nghiệp vụ, thông báo rút kinh nghiệm còn mang tính hình thức, kém hiệu quả khi còn nặng về số liệu

nhưng chưa đúc kết ra được bài học kinh nghiệm, kỹ năng trong thực tiễn cho KSV học hỏi để áp dụng vào hoạt động THQCT.

Tiểu kết chương 2

Trong chương này tác giả tập trung nghiên cứu về thực tiễn áp dụng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, phân tích các kết quả đã đạt được thể hiện vai trò của VKS trong việc đảm bảo việc điều tra đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót nhất định như những vi phạm, sai lầm và những vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong đó đi sâu vào những vi phạm, hạn chế, thiếu sót của CQĐT và VKS trong quá trình giải quyết vụ án, những vi phạm về tố tụng, đánh giá, thu thập chứng cứ cũng như sai phạm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc bị Tòa tuyên hủy án. Từ những vi phạm và thiếu sót trong thưc tiễn đã nêu, tác giả đề ra một số giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án Lừa đảo CĐTS trong thời gian tới.

Chương 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN LỪA ĐẢO CĐTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)