Những khó khăn, vướng mắc và tồn tại hạn chế trong thực hành quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 60)

quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án Lừa đảo CĐTS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Qua công tác kiểm sát các vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua, nhận thấy hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án Lừa đảo CĐTS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có một số tồn tại, hạn chế, dẫn đến dẫn đến một số vụ án bị Tòa án các cấp tuyên hủy án để

điều tra lại. Những vi phạm chủ yếu dẫn đến hủy án là: vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; đánh giá chứng cứ và xác định tội danh không chính xác; vi phạm trong việc điều tra, thu thập chứng cứ, xác định các yếu tố cấu thành tội phạm, đặc biệt là yếu tố chiếm đoạt và yếu tố gian dối; áp dụng pháp luật không đúng.

2.2.1. Những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng

Những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong điều tra vụ án lừa đảo CĐTS thường thể hiện dưới các dạng cụ thể như:

- Vi phạm về thẩm quyền giải quyết vụ án

Đó là trường hợp Cơ quan tố tụng xác định không đúng nơi xảy ra hành vi phạm tội dẫn đến điều tra truy tố, xét xử sai thẩm quyền, thường xảy ra trong các trường hợp giao dịch tại một nơi, tài sản để một nơi khác. Như vụ Mai Thị Tuyết Linh “Lừa đảo CĐTS” xảy ra ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng các cơ quan tố tụng tỉnh Kiên Giang xử lý không đúng thẩm quyền, dẫn đến TAND cấp cao hủy án giao cho thành phố Hồ Chí Minh giải quyết. Trong vụ án này, bị cáo làm nghề buôn bán hải sản ở Kiên Giang, biết ông Nguyễn Văn Sinh là giám đốc Công ty Trang Ngọc Phát ở Kiên Giang có 100 tấn ruốc khô đang gửi kho lạnh tại thành phố Hồ Chí Minh nên đã dùng tên giả, tự xưng giám đốc một Công ty giả để giao dịch mua ruốc khô của ông Sinh, sau đó chiếm đoạt. Việc giao dịch và nhận hàng diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, đây là nơi bị cáo Linh thực hiện hành vi phạm tội nhưng cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Kiên Giang giải quyết là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

- Xác định sai tư cách tham gia tố tụng

Việc xác định sai tư cách tham gia tố tụng xảy ra phổ biến, tính nghiêm trọng của vi phạm này thể hiện ở chỗ việc xác định sai tư cách tham gia tố tụng sẽ dẫn đến giải quyết phần dân sự trong VAHS không chính xác, đặc biệt là

vấn đề bồi hoàn tài sản chiếm đoạt cho ai. Việc xác định sai tư cách tham gia tố tụng thường xảy ra trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất là các vụ án mà người quản lý tài sản không phải chủ sở hữu

tài sản, do có sự nhầm lẫn trong việc xác định người bị thiệt hại là chủ sở hữu tài sản hay người đang quản lý, sử dụng tài sản bị chiếm đoạt. Cụ thể: vụ án do nhân viên kế toán của Công ty dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của Công ty đang được quản lý tại Ngân hàng, có nhiều quan điểm khác nhau về xác định người bị thiệt hại ở đây là Công ty hay Ngân hàng. Điển hình là vụ Đặng Thị Nguyệt là kế toán trưởng của chi nhánh Công ty Cacao Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, đã dùng một số ủy nhiệm chi, lệnh chi, séc do ông Trần Văn Liêng, Tổng giám đốc ký khống trước đó (sử dụng vào việc Công ty Cacao Việt Nam trả tiền vay nóng bên ngoài, đáo hạn ngân hàng), lập khống chứng từ và ký giả chữ ký của ông Liêng hoặc đưa kèm với các chứng từ khác trình ông Liêng ký với người thụ hưởng là người quen của Thu để rút tiền của Công ty. Sau đó đem đến các ngân hàng để chuyển tiền. Với thủ đoạn nêu trên, từ tháng 3/2015 đến tháng 6/2013 Đặng Thị Nguyệt Thu đã lập 91 chứng từ ủy nhiệm chi, lệnh chi, séc ghi khống nội dung, chiếm đoạt của Công ty 3.229.420.017đ tiền gửi tại các Ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Eximbank, Vpbank.

Hành vi phạm tội của Đặng Thị Nguyệt Thu đã rõ, vấn đề đặt ra là ai bị thiệt hại, Công ty hay Ngân hàng. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng tài sản bị cáo nhằm chiếm đoạt là tiền của Công ty Cacao Việt Nam nằm trong tài khoản mở tại các ngân hàng, ý thức chủ quan của bị cáo là hướng đến tài sản của Công ty Cacao Việt Nam. Người bị thiệt hại là Công ty Cacao Việt Nam nên buộc bị cáo phải bồi thường số tiền đã chiếm đoạt cho công ty. Sau khi xét xử sơ thẩm, Công ty Cacao Việt Nam kháng cáo yêu cầu xác định Ngân hàng là bị hại trong vụ án (nguyên đơn dân sự) và yêu cầu các Ngân hàng phải trả lại tiền cho Công

ty. Tòa án cấp cao cho rằng các ngân hàng được Công ty Cacao Việt Nam tin tưởng để mở tài khoản giao dịch trong hoạt động kinh doanh, Thu bằng thủ đoạn gian dối là lập phiếu khống, giả chữ ký để rút được tiền từ công ty đang gửi tại ngân hàng. Về phía ngân hàng, do chủ quan nên các nhân viên Ngân hàng không phát hiện được chữ ký giả của chủ tài khoản là ông Trần Văn Liêng do Đặng Thị Nguyệt Thu ký giả để thực hiện giao dịch rút tiền để chiếm đoạt. Theo Điều 12 Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1284 ngày 21/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì “Ngân hàng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản khách hàng do lỗi của mình”, do vậy ngân hàng chịu trách nhiệm trả tiền cho Công ty Cacao Việt Nam đối với những ủy nhiệm chi, lệnh chi do Đặng Thị Nguyệt Thu giả chữ ký của ông Trần Văn Liêng. Từ những phân tích và lập luận trên, Tòa án cấp cao đã hủy một phần bản án sơ thẩm về phần dân sự để giải quyết lại.

Thứ hai là các vụ án sang tên trái phép tài sản từ một người, sau đó bán

cho một người khác nên có sự nhầm lẫn trong việc xác định người bị thiệt hại là người đứng tên tài sản đầu tiên hay người mua sau. Điển hình là vụ Nguyễn Phước Hinh có hành vi tự ý sang tên thửa đất 761,7m2 từ ông Nguyễn Đắc Minh bà Trần Thị Đen, thửa đất này bà Nguyễn Thị Minh Nhãn là Việt Kiều Thụy sỹ là cô ruột bị cáo bỏ tiền mua, nhờ ông Minh, bà Đen đứng tên. Sau khi sang tên, bị cáo bán cho ông Bùi Quốc Bình với giá 7 tỷ đồng. Trong trường hợp này, việc sang tên tài sản từ ông Minh, bà Đen sang bị cáo là giao dịch vô hiệu, do bị cáo có hành vi gian dối, nên tài sản vẫn thuộc quyền sử dụng của ông Minh, bà Đen. Người bị hại trong vụ án này phải là ông Bình, nhưng các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm xác định bà Nhãn là người bị hại là không chính xác, đồng thời do xác định sai nên không đưa ông Bình tham gia tố tụng.

Thứ ba là các vụ án liên quan đến tài sản của doanh nghiệp, người bị thiệt hại là doanh nghiệp nhưng cơ quan tiến hành tố tụng xác định chủ doanh nghiệp là người bị hại. Như vụ Mai Thị Tuyết Linh nêu trên, tuy giao dịch thực hiện với cá nhân ông Nguyễn Văn Sinh nhưng tài sản bị chiếm đoạt thuộc sở hữu của Công ty Trang Ngọc Phát, ông Nguyễn Văn Sinh là Giám đốc, đại diện theo pháp luật của Công ty. Trong trường hợp này người bị thiệt hại là Công ty Trang Ngọc Phát, do Bộ luật TTHS không quy định người bị hại là pháp nhân nên Công ty Trang Ngọc Phát tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự nếu có đơn yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên các cơ quan tố tụng đã xác định ông Sinh là người bị hại là chưa chính xác. Từ việc xác định tư cách tham gia tố tụng chưa chính xác, sẽ dẫn đến việc giải quyết phần dân sự không chính xác, lẽ ra phải bồi hoàn tài sản chiếm đoạt cho Công ty Trang Ngọc Phát thì lại thành bồi hoàn cho cá nhân ông Nguyễn Văn Sinh.

2.2.2. Những vi phạm về đánh giá chứng cứ và xác định tội danh

Những vi phạm về đánh giá chứng cứ và xác định tội danh xảy ra do các cơ quan tiến hành tố tụng thiếu toàn diện trong việc đánh giá chứng cứ và hành vi khách quan, được thể hiện dưới các dạng cụ thể như:

- Quyết định khởi tố bị can không phù hợp với căn cứ khởi tố vụ án

Đây là trường hợp khởi tố bị canvề hành vi không nằm trong căn cứ khởi tố vụ án. Điển hình là vụ án Tạ Tấn Lộc “Lừa đảo CĐTS”. Tạ Tấn Lộc sống cùng cha là ông Tạ Tấn Tài và mẹ là bà Tô Thị Ngọc Nên, Ngọc là lao động chính trong gia đình. Do Lộc sang Campuchia đánh bạc và nợ 900 triệu đồng, sợ chủ nợ qua đòi nợ, nên Lộc nói dối với bà Nên là bạn cần vay số tiền 2,8 tỷ đồng để đáo hạn ngân hàng nhưng bà Nên chỉ có 800 triệu đồng, Lộc nói bà Nên đi vay dùm cho đủ 2,8 tỷ đồng. Tin tưởng Lộc, bà Nên vay 02 tỷ đồng của Nguyễn Thị Dung nói là để đáo hạn ngân hàng, hẹn 04 ngày sau trả lại. Do trước đó bà Nên vay đáo hạn ngân hàng nhiều lần và trả đúng hạn, nên hôm sau

chồng bà Dung đem 2 tỷ đến nhà giao cho bà Nên, Lộc nhận thay. Sau khi nhận 02 tỷ đồng, cộng với 800 triệu đồng của bà Nên, tổng cộng 2,8 tỷ đồng Lộc sang Campuchia trả nợ 900 triệu đồng, còn lại 1,9 tỷ đồng đánh bạc thua hết. Bà Nên biết việc và nói với bà Dung việc con bà là Tạ Tấn Lộc đã mang 2,8 tỷ đồng sang Campuchia đánh bạc thua hết, để từ từ Bà trả tiền và đã trả lãi cho bà Dung được 40 triệu đồng. Sau đó bà Dung làm đơn tố cáo bà Nên chiếm đoạt 02 tỷ đồng. Trong quá trình giải quyết tin báo, CQĐT xác định Tạ Tấn Lộc chiếm đoạt tiền của mẹ ruột là bà Tô Thị Ngọc Nên nên khởi tố, Tạ Tấn Lộc bị truy tố về tội Lừa đảo CĐTS theo điểm a Khoản 4 Điều 139 BLHS, bị hại bà Tô Thị Ngọc Nên, với số tiền 2,8 tỷ đồng, sau đó Tòa án xử phạt 3 năm tù. Trong vụ án này, căn cứ để CQĐT khởi tố vụ án là đơn của Nguyễn Thị Dung tố cáo bà Tô Thị Ngọc Nên lừa đảo. Nhưng sau đó không đủ cơ sở để khởi tố bà Nên nên CQĐT đã khởi tố bị can đối với Tạ Tấn Lộc, căn cứ khởi tố bị can là căn cứ vào quyết định khởi tố vụ án. Việc CQĐT khởi tố vụ án là căn cứ vào đơn bà Dung tố cáo bà Nên, quyết định khởi tố bị can Tạ Tấn Lộc lại căn cứ vào quyết định khởi tố vụ án nêu trên, trong khi giữa bà Dung và Tạ Tấn Lộc không có quan hệ gì, việc vay mượn giữa bà Dung và bà Nên không liên quan đến Tạ Tấn Lộc. CQĐT đưa vụ án đi theo hướng Tạ Tấn Lộc lừa đảo mẹ ruột minh là bà Tô Thị Ngọc Nên, trong khi đó bà Nên xác định bà không thiệt hại gì, tài sản mà gia đình bà có được là do công sức chủ yếu của Tạ Tấn Lộc, bà không tố cáo con bà và bà không yêu cầu Tạ Tấn Lộc trả lại số tiền mà bà đã đưa cho Lộc, bà không phải là người bị hại. Xét về khách thể bị xâm phạm thì thấy, quan hệ giữa bị cáo Lộc và người bị hại là mẹ con ruột, hiện tại bị cáo đang sống chung với bà Nên, lao động nuôi dưỡng vợ chồng bà Nên. Tài sản trong gia đình khó phân biệt được một cách rõ ràng, rành mạch nên hậu quả là rất mơ hồ, cấp sơ thẩm căn cứ vào các kết quả xác minh mức thu nhập của bị cáo Lộc để trừ một phần thiệt hại và xét xử bị cáo ở điểm a khoản 3 Điều

139 BLHS là không có cơ sở. Như vậy, căn cứ khởi tố vụ án trong trường hợp này không rõ ràng nên căn cứ để khởi tố bị can là không chính xác. Bà Nên xác định mình không có thiệt hại gì và không chấp nhận tư cách tham gia tố tụng của mình. CQĐT xác định giá trị tài sản riêng của bị cáo trong khối tài sản chung với người bị hại là không phù hợp, không có cơ sở. Do vậy vụ án đã bị đã huỷ để điều tra lại theo hướng làm rõ căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, phân biệt rõ tài sản của bị cáo và bà Nên để xác định bị cáo chiếm đoạt tài sản của ai, người bị hại là ai.

- Bỏ lọt người phạm tội

Đây là một trong các dạng vi phạm phổ biến dẫn đến bị hủy án, thường xảy ra trong các trường hợp sau:

Thứ nhất là các vụ án có liên quan đến hai vợ chồng hoặc nhiều người

thân tích trong gia đình nhưng chỉ xử lý người giữ vai trò chính. Như vụ Trần Thị Quỳnh Hoa “Lừa đảo CĐTS”. Bị cáo đưa ra thông tin gian dối là có mối quan hệ mua được xe giá rẻ hơn thị trường, nếu ai cần mua xe thì giúp, nhưng sau khi nhận tiền bị cáo không mua xe, chiếm đoạt của 37 người số tiền 34.921.500.000đ. Quá trình điều tra các bị hại trình bày và cung cấp các tin nhắn, email có giao dịch trao đổi chuyển tiền đều thông qua Phạm Thị Quỳnh Mai là con bị cáo Hoa. Đồng thời bị cáo Hoa cũng khai nhận Mai giúp sức cho bị cáo mở tài khoản để giao dịch mua bán với nhiều bị hại, Mai cũng trực tiếp nhận tiền thay cho mẹ với tổng số tiền trên 15 tỷ đồng trong thời gian dài, và nhận thực được hành vi của mẹ mình là gian dối... Nhưng cấp CQĐT chỉ khởi tố Trần Thị Quỳnh Hoa, không xem xét trách nhiệm hình sự của Mai nên Tòa án phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại.

Thứ hai là các vụ án có vai trò xúi giục của người khác nhưng cấp sơ

thẩm không làm rõ người xúi giục. Như vụ Mai Thị Tuyết Linh “Lừa đảo CĐTS” nêu trên. Quá trình điều tra thì bị cáo Linh khai do nợ bà Trần Thị Dung

một khoản tiền trên 02 tỷ đồng, không có khả năng trả nợ, nên bà Dung đã chỉ dẫn và lập kế hoạch cho bị cáo lừa mua ruốc khô của ông Nguyễn Văn Sinh (như việc dùng tên giả, cho số điện thoại của ông Nguyễn Văn Sinh) nhằm chiếm đoạt tiền của ông Sinh để có tiền trả nợ cho bà Trần Thị Dung. Lời khai này của bị cáo Mai Thị Tuyết Linh phù hợp với diễn biến sự việc, vì bị cáo Linh nợ bà Trần Thị Dung trên 02 tỷ đồng trong khoảng thời gian dài không có tiền trả, phải bỏ địa phương đến thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Mặt khác, giữa bà Dung với ông Sinh có mối quan hệ quen biết từ trước qua việc mua bán ruốc với nhau (bà Dung bán ruốc cho ông Sinh), còn bị cáo Mai Thị Tuyết Linh không quen biết ông Sinh. Một thực tế nữa là sau khi chiếm đoạt được tiền của ông Sinh, bị cáo Linh đã dùng một phần tiền này để chuyển khoản, trả nợ cho bà Trần Thị Dung. Do đó vụ án đã bị tuyên hủy án điều tra lại để xác định đúng vai trò của bà Trần Thị Dung trong vụ án này.

Thứ ba là các vụ án có vai trò giúp sức của người khác nhưng cấp sơ

thẩm không làm rõ. Như vụ Trần Thị Út Hiền “Lừa đảo CĐTS”, bị cáo có hành vi lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Trương Hồng Yến do người khác thế chấp cho bị cáo khi vay tiền, nhờ Phạm Văn Đủ sửa giấy xác nhận độc thân của Đủ thành Trương Hồng Yến rồi thuê Dương Thị Ngưng đóng giả Trương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)