Một số giải pháp nhằm định tội danh đúng đối với tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 63 - 67)

GTH cho sức khỏe của người khác

3.2.1. Hồn thiện pháp luật hình sự

3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLHS năm 2015 liên quan đến tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác

Để việc nhận thức và áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác được thực hiện đúng đắn, không làm oan người vô tội cũng như không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội thì việc hồn thiện quy định của pháp luật về tội danh này có ý nghĩa rất quan trọng. Sau khi đã nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn tỉnh An Giang nói riêng, tác giả có một số đề xuất sau:

(a)Về tình tiết “dùng a-xit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm”

Trong những năm vừa qua, số vụ tấn công bằng axit để giải quyết những mâu thuẫn trong đời sống đã trở nên rất phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe và thậm chí là tính mạng của con người. Cụ thể gần tết nguyên đán 2018 tại Quảng Ngãi đã xảy ra vụ tạt a xít nghiêm trọng làm rung động dư luận cả nước [72]. Do đó, BLHS năm 2015 bổ sung quy định về tình tiết dùng a-xit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm tại điểm b Điều 134 về tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác là điều cần thiết, thể hiện sự nghiêm trị đối với hành vi mất nhân tính này. Tuy nhiên, hiện nay ngoại trừ định nghĩa “hóa chất nguy hiểm”

được nêu tại Điều 4 Luật Hóa chất năm 2007 và được hướng dẫn tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 04/2012/TT-BCT ngày 13/02/2012 của Bộ Công thương quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất thì khơng có văn bản hướng dẫn những loại axit nào được xem là axit nguy hiểm. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề này để pháp luật hình sự được áp dụng thống nhất trong cả nước, trong đó có địa bàn tỉnh An Giang .

(b)Về tình tiết “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên” và tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên”

Việc khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 khơng quy định hai tình tiết định tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác 02 lần trở lên và của 02 người trở lên cũng như việc chỉ quy định trường hợp CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác 02 lần trở lên tại khoản 2 mà không quy định ở các khoản 3, khoản 4 và khoản 5 là không phù hợp, khơng thể hiện được sự phân hóa trách nhiệm đối với những người có ý thức xem thường pháp luật và có thể dẫn đến sự khơng cơng bằng trong việc xử lí tội phạm. Do đó, tác giả kiến nghị quy định bổ sung tại khoản 1 Điều 134 BLHS trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên và trường hợp phạm tội 02 lần trở lên, cũng như quy định trường hợp phạm tội 02 lần trở lên ở các khoản còn lại của Điều 134 để đảm bảo thống nhất trong chính sách xử lí tội phạm. Tuy nhiên, để tránh sự tranh cãi về mặt lí luận, tác giả đề nghị quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 hai trường hợp trên như sau:

“Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ 02 lần trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên”.

(c)Về tình tiết “đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ”

So với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã quy định trực tiếp trường hợp phạm tội đối với người dưới 16 tuổi chứ không quy định là trẻ em. Việc quy định trực tiếp độ tuổi tại Điều 134 sẽ giúp quy định này rõ ràng, dễ hiểu hơn, cũng như không cần phải viện dẫn đến pháp luật chuyên ngành. Tương tự như vậy, BLHS năm 2015 cũng nên quy định rõ trường hợp phạm tội đối với người già yếu, ốm đau là phạm tội đối với người từ 70 tuổi trở lên và cũng không cần quy định thêm điều kiện là già yếu, ốm đau vì thực tế người từ 70 tuổi trở lên đa phần đều có sức khỏe khơng tốt, thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Ngoài ra, trong thuật ngữ “đối với người

khác khơng có khả năng tự vệ” có từ thừa và dễ gây hiểu lầm, đó là từ “khác”. Từ “khác” này có thể khiến cho chúng ta hiểu rằng người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết

là có thai và người già yếu, ốm đau cũng là những người khơng có khả năng tự vệ và ngồi những đối tượng trên thì điểm c này cịn quy định thêm những người khác

cũng khơng có khả năng tự vệ. Tuy nhiên, như đã phân tích người khơng có khả năng tự vệ trong trường hợp này nên hiểu là những người bị khiếm khuyết về thể chất dẫn đến hồn tồn khơng có khả năng tự vệ đối với sự tấn cơng của người phạm tội. Trong khi đó, người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai và người già yếu, ốm đau tuy là những người có sức phản kháng yếu nhưng chưa đến mức coi là khơng có khả năng tự vệ. Do đó, điểm c khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 nên được sửa lại như sau để tạo sự rõ ràng, dễ hiểu và nhất quán trong kĩ thuật lập pháp:

“d) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người từ 70 tuổi trở lên hoặc người khơng có khả năng tự vệ”.

Bên cạnh đó, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể như thế nào là người khơng có khả năng tự vệ để việc hiểu và áp dụng pháp luật được thống nhất.

(e)Về tình tiết “có tính chất cơn đồ”

Hiện nay việc áp dụng tình tiết có tính chất cơn đồ chủ yếu vẫn dựa vào hướng dẫn tại Công văn số 38/NCPL và Kết luận của Chánh án TAND tối cao tại Hội nghị Tổng kết ngành Tòa án năm 1995. Văn bản này đã được ban hành từ rất lâu và cũng chưa thật chính xác, hơn nữa thực tiễn xét xử cho thấy vẫn cịn nhiều tranh cãi khi áp dụng. Do đó, tác giả cho rằng cần sớm ban hành văn bản mới hướng dẫn cụ thể, chính xác về việc áp dụng tình tiết này. Theo đó, CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác có tính chất cơn đồ là trường hợp người phạm tội rõ ràng đã coi thường pháp luật, coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, càn quấy, bất chấp sự can ngăn của người khác, vơ cớ hoặc chỉ vì những ngun cớ nhỏ nhặt mà cố tình gây sự để gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Khi đánh giá tính chất cơn đồ của hành vi CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác cần xem xét tồn diện các khía cạnh: ngun nhân dẫn đến vụ việc; địa điểm, hoàn cảnh xảy ra sự việc; mục đích của người phạm tội; thái độ của người phạm tội và hành vi đã diễn ra trên thực tế.

(f)Về tình tiết “đối với người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lí do cơng vụ của nạn nhân”

Hiện nay vẫn chưa có khái niệm pháp lí thống nhất về “cơng vụ” và “người

thi hành cơng vụ”. Do đó, để tạo sự thuận lợi và thống nhất trong việc áp dụng pháp

luật, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản giải thích hai khái niệm này. Theo tác giả, người đang thi hành công vụ là người đang thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó. Bên cạnh đó, cần quy định bổ sung trường hợp phạm tội đối với người đang thực hiện trách nhiệm xã hội hoặc vì lí do thực hiện trách nhiệm xã hội của họ. Theo đó, người thực hiện trách nhiệm xã hội là những người tuy không được cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ nhưng họ tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, ví dụ như những người tham gia vào việc bắt giữ người phạm tội, tham gia điều tiết giao thông hoặc làm những công việc tương tự.

Như vậy, tổng hợp những ý kiến trên, tác giả đề xuất chỉnh sửa Điều 134 BLHS năm 2015 về tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác như sau:

BLHS năm 2015 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí a) Gây thương tích hoặc gây tổn hạinguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng cho sức khỏe của 02 người trở lên; nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng cho sức khỏe của 02 người trở lên;

gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất cho sức khỏe của người khác 02 lần trở

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ;

d) Đối với ơng, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người ni dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được th; i) Có tính chất cơn đồ;

k) Đối với người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân.

c) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

d) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

đ) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người từ 70 tuổi trở

lên hoặc người khơng có khả năng tự vệ;

e) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người ni dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình; h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 63 - 67)