Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân những khó khăn vướng mắc trong công tác định tội danh đối với tội cố ý gây thương tích hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 52 - 60)

vướng mắc trong công tác định tội danh đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trên địa bàn tỉnh An giang

2.3.1. Những khó khăn, vướng mắc đối với cơng tác định tội danh đối với tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác

Qua thực tiễn định tội danh của TAND tỉnh An Giang đối với tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác trong giai đoạn 05 năm (2013 - 2017) đã cho thấy cơ bản các chủ thể định tội danh đã xác định tội danh chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, khơng bỏ lọt tội phạm. Trung bình một năm trong thời gian 05 năm (2013 - 2017), Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã xét xử 107 vụ án về tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác. Căn cứ vào nội dung và các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, về cơ bản Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã xét xử đúng người, đúng pháp luật và đúng tội danh.

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2013-2017, vẫn cịn một số sai sót dẫn đến việc định tội danh chưa chính xác. Một số tồn tại, thiếu sót tuy khơng nhiều nhưng vẫn

rất cần rút kinh nghiệm, cụ thể:

2.3.1.1. Nhận thức chưa đúng về tình tiết định tội “phạm tội có tính chất cơn đồ” theo điểm i khoản 1 Điều 134 dẫn đến định tội danh sai

Tình tiết “ phạm tội có tính chất cơn đồ” được quy định tại điểm i khoản 1

Điều 134 BLHS năm 2015 là tình tiết định tội tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác trong trường hợp người phạm tội gây thương tích cho nạn nhân mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11%. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử thời gian qua ở địa bàn tỉnh An Giang cho thấy việc nhận thức như thế nào là phạm tội có tính chất cơn đồ chưa đúng nên dẫn đến những quan điểm trái chiều nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng như tình huống định tội danh đối với Nguyễn Công H phạm tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác [64].

Hiện nay việc xác định trường hợp phạm tội có tính chất cơn đồ căn cứ vào hướng dẫn Công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 và tại Hội nghị tổng kết cơng tác ngành Tịa án năm 1995, Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những

tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vơ cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vơ cớ hoặc vì một dun cớ nhỏ nhặt..

2.3.1.2. Có sự nhầm lẫn trong việc định tội danh khi có tranh chấp giữa hai tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác và CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Qua thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh An Giang cho thấy, trong những vụ án mà người phạm tội có hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến tỷ lệ thương tật cho nạn nhân theo quy định của luật, nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn cịn lung túng trong việc định tội danh theo Điều 134 hay Điều 135 BLHS 2015? Bởi sự nhận thức về các yếu tố như thế nào là “trạng thái tinh thần bị kích động” hay “hành vi trái pháp

luật của nạn nhân” ? để tách biệt rõ sự khác nhau giữa hai tội danh trên như vụ án

mạnh” quy định tại Điều 105 BLHS hay tội cố ý gây thương tích quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS 1999 [80].

Nhiều trường hợp vì khơng thống nhất trong việc định tội danh nên khi VKSND truy tố thì truy tố về tội này nhưng Tịa án xét xử lại định tội kia, có trường hợp phải xét xử nhiều lần qua nhiều cấp gây tốn kém về thời gian, nhân lực và vật lực, đồng thời gây mất lòng tin của nhân dân.

Để phân biệt được sự khác nhau hai tội danh trên, cơ quan có thẩm quyền cần căn cứ vào hướng dẫn tại Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ, về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội, cụ thể: “Tình trạng tinh thần bị kích

động là tình trạng người phạm tội khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình”.

2.3.1.3. Có sự nhầm lẫn trong việc định tội danh giữa tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác với tội giết người

Trên thực tế, để xác định đúng tội danh CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác là một việc vơ cùng khó khăn vì rất dễ nhầm lẫn với những tội danh khác có dấu hiệu pháp lí gần giống. Cụ thể, các cơ quan tiến hành tố tụng thường có sai sót, nhầm lẫn trong việc định tội danh giữa tội giết người với tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác.

Trong vụ án Nguyễn Mạnh Hà, Đinh Văn Tuấn, ban đầu Toà án cấp sơ thẩm định tội danh tội giết người theo Điều 93 BLHS nhưng toà cấp phúc thẩm nhận định bị cáo phạm tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 BLHS năm 1999 [68].

Như vậy, từ thực tiễn cũng như lý luận cho thấy để định tội danh đúng trong trường hợp có sự tranh chấp giữa CYGTT hoặc GTH cho sức khoẻ người khác dẫn đến chết người với trường hợp giết người, thì cơ quan có thẩm quyền cần xem xét tổng thể các tình tiết của vụ án và theo tác giả cần phân tích những vấn đề sau:

- Xác định mục đích hành vi phạm tội: Trong vụ án nếu chứng minh được ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội là tước đoạt tính mạng của người khác thì phạm tội giết người. Trong vụ án có đồng phạm, nếu chứng minh

được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà khơng có ý định tước đoạt tính mạng của họ; người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu; việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu thì người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích

dẫn đến chết người”.

+ Xác định mức độ tấn công, cường độ tấn công: việc xác định mức độ tấn công, cường độ tấn công nhằm phân biệt hai tội danh này là rất quan trọng trọng vì hai yếu tố này thể hiện mục đích hành vi phạm tội như trên và thể hiện tính quyết liệt muốn tước đoạt sinh mạng nạn nhân hay khơng.

- Xác định vị trí tác động: Để nhằm phân biệt hai loại tội phạm này trong thực tiễn cần căn cứ vào vị trí tấn cơng trên cơ thể, có thể xác định các vị trí như vùng đầu, vùng ngực, bụng…. đây được xem là những vị trí trọng yếu trên cơ thể. Nếu người phạm tội chọn vị trí tác động là các vùng nguy hiểm trên cơ thể nạn nhân thì cho dù hậu quả chết người khơng xảy ra chỉ là nguyên nhân nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội. Vì vậy, trong trường hợp này chỉ có thể là tội giết người chưa đạt mà thơi.

-Xác định hung khí, vủ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: Việc xác định người phạm tội sử dụng vũ khí tấn cơng như súng, dao, gậy… là yếu tố rất quan trọng để phân biệt hai tội này

- Xác định yếu tố lỗi: Lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội rất quan trọng để phân biệt hai tội danh này. Đối với tội CYGTT và tội giết người đều thực hiện ở dạng lỗi cố ý. Người phạm tội đều phải nhận thức được họ đang thực hiện hành vi gây thương tích và hành vi này là nguy hiểm cho xã hội. Họ cũng phải thấy trước hậu quả là thương tích sẽ xảy ra khi thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, sự khác nhau ở hai tội danh này là yếu tố ý chí của người phạm tội có hay không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Cho nên nếu chứng minh được việc gây thương tích cho bị hại có “nằm trong mong muốn” của người phạm tội hay khơng, nếu có thì đó là tội Giết người, cịn ngược lại nếu hậu quả chết người không “nằm trong

mong muốn” người phạm tội thì là Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Tuy nhiên, để xác định rõ ranh giới giữa “mong muốn hậu quả chết người xảy ra” hay không mong muốn hậu quả chết người” xảy ra thực sự không đơn giản, bởi lỗi nằm trong mặt chủ quan, nó ẩn phía bên trong suy nghĩ của người phạm tội nên khó mà nhìn thấy được. Mặt khác, những biểu hiện bên trong suy nghĩ của người phạm tội thường thể hiện qua hành vi khách quan bên ngồi, vì vậy muốn biết được cái bên trong thì cần phân tích, tổng hợp và đánh giá những biểu hiện bên ngoài của tội phạm như phương tiện, cơng cụ khi dùng để tấn cơng, vị trí tấn cơng, cường độ tấn cơng…để đánh giá trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi phạm tội.

2.3.2. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc

Thực tiễn giải quyết các vụ án CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác cho thấy hiệu quả áp dụng pháp luật về loại tội phạm này chưa cao là do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Trong đó, có thể kể đến các ngun nhân chính, cơ bản sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, do quy định của pháp luật chưa hoàn thiện. Cách quy định của

BLHS năm 1999, thậm chí của BLHS năm 2015 về tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác tưởng như đã rất cụ thể, chi tiết nhưng một số chỡ chưa có sự thống nhất có thể khiến cho việc xử lí tội phạm thiếu cơng bằng. Bên cạnh đó, cịn một số tình tiết chưa được giải thích, hướng dẫn rõ ràng dẫn đến việc hiểu và áp dụng pháp luật khơng thống nhất. Mặt khác, bởi vì tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác có cấu thành tội phạm khá giống với một số tội danh khác nên thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng gặp khó khăn trong việc phân biệt tội danh, nhiều vụ án trái quan điểm phải xét xử lại nhiều lần, qua nhiều cấp vừa gây tốn kém vừa làm mất lòng tin của người dân đối với pháp luật. Qua các ví dụ đã phân tích ở trên cho thấy tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người và một số tội khác như giết người đều có chung hậu quả là chết người và sự tác động về mặt khách quan như dùng hung khí nguy hiểm, tấn cơng bằng cách đâm, chém, đánh… mà pháp luật hình sự lại khơng quy

định rõ ràng các đặc điểm đặc trưng của từng tội nên dẫn đến sự nhầm lẫn, khó phân biệt khi định tội danh.

Thứ hai, do việc đánh giá chứng cứ không đầy đủ, toàn diện dẫn đến định tội

danh sai. Về việc đánh giá chứng cứ được xem là hoạt động then chốt có ý nghĩa quyết định việc định tội danh đúng. Thông qua hoạt động đánh giá chứng cứ, nhận thức của thẩm phán về các tình tiết của vụ án CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe người khác được nâng cao một cách đầy đủ tồn diện. Đồng thời trong q trình đánh giá chứng cứ, thẩm phán sẽ biết giá trị chứng minh của từng chứng cứ và xác định chứng cứ đó có liên quan đến tình tiết vụ án, điều đó sẽ có ý nghĩa quyết định tính chính xác của việc định tội danh. Tuy nhiên trong thời gian qua, có những trường hợp Thẩm phán khơng coi trọng hoạt động này mà chỉ chú ý xem xét tổng thể các chứng cứ đã thu thập có trong hồ sơ, khơng phân tích đánh giá cụ thể chứng cứ nào dùng để chứng minh cho tình tiết nào của vụ án, mối quan hệ giữa các chứng cứ, các chứng cứ thu thập được có mâu thuẫn hay khơng. Những thiếu sót này sẽ dẫn đến việc định tội danh tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác sai .

Thứ ba, do một bộ phận người tiến hành tố tụng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao nên dù quy định của pháp luật đã được giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn có những sai sót trong q trình điều tra, truy tố và xét xử tội phạm CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác. Mặt khác, sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng giữa ba ngành Công an - Viện kiểm sát – Toà án chưa nhịp nhàng, thống nhất , hiệu quả đặc biệt là đối với các vụ án phức tạp, trọng điểm, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Một số vụ án đương sự phản cung tại phiên tịa thì các cơ quan chưa có sự phối hợp chặt chẽ vẫn cịn tình trạng hồ sơ khơng đầy đủ, buộc Tồ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Thứ tư, vì đa số người dân chưa có kiến thức đầy đủ về pháp luật, đặc biệt là

đối với địa bàn tỉnh An Giang đặc điểm dân cư với nhiều tơn giáo, văn hố khác nhau nên chưa biết cách bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của mình cũng như chưa hợp tác với CQĐT trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác. Đôi khi, sự thiếu hợp tác từ người bị hại khiến

cho cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác minh và chứng minh tội phạm.

Như vậy, để có thể nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác thì cần phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp nhằm khắc phục toàn diện những nguyên nhân trên, nhưng giải pháp quan trọng nhất, mang tính cơ sở đảm bảo vẫn là hồn thiện quy định của pháp luật về tội danh này.

Kết Luận Chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình tội phạm CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh An Giang, tác giả nhận thấy tình hình tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác trong thời gian 05 năm (2013- 2017), trung bình mỡi năm TAND tỉnh An Giang đã xét xử 103 vụ án/ 1 năm. Năm 2017 có lượng vụ án cao nhất trong 5 năm điều đó cho thấy tính chất phức tạp, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và hậu quả do tội phạm gây ra không giảm, ngược lại có chiều hướng nghiêm trọng hơn.

Đồng thời, thơng qua việc phân tích, đánh giá những khó khăn, bất cập trong thực tiễn định tội danh tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác, tác giả nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơng tác đấu tranh phịng, chống loại tội phạm này chưa đạt hiệu quả cao. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu là do quy định của PLHS về tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác chưa hoàn thiện. BLHS năm 2015 được ban hành, đã khắc phục được một số điểm bất cập trong quy định của BLHS năm 1999 về tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần phải tiếp tục hoàn thiện. Thứ nhất là những bất cập trong việc quy định các dấu hiệu định tội như khơng quy định tình tiết CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của 02 người trở lên, khơng quy định tình tiết đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; trong các quy định về dấu hiệu định khung hình phạt như chỉ quy định tình tiết tái phạm nguy hiểm tại khoản 2. Điểm hạn chế thứ hai là chưa có những hướng dẫn cụ thể về cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 52 - 60)