Thực tiễn định tội danh đối với tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe người khác trên địa bàn tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 42 - 52)

người khác trên địa bàn tỉnh An Giang.

2.2.1. Định tội danh đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo điểm i khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% mà thuộc trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, tình tiết “có tính chất cơn đồ ”là một tình tiết định tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác trong trường hợp người phạm tội gây thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11%. Hiện nay việc áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất cơn đồ được thực hiện theo hướng dẫn của TANDTC tại công văn số 38/NCPL và tại Hội nghị tổng kết công tác ngành năm 1995. Tuy nhiên, việc áp dụng tình tiết này trong thực tiễn xét xử tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh An Giang cho thấy cịn có những quan điểm khác nhau. Ví dụ như vụ án sau: khoảng 21 giờ ngày 16/02/2013, Nguyễn Cơng H cùng nhóm bạn đi ăn sinh nhật ở thơn T, xã M, huyện CM, tỉnh An Giang về thì xảy ra mâu thuẫn với nhóm thanh niên khác. Nhóm bạn của H đuổi theo nhóm thanh niên kia theo hướng xã M, cịn H chạy bộ theo hướng thị xã LX về nhà. Lúc này, H thấy Lê Ân và Nguyễn Đinh đang dừng xe ở bên đường, Ân gọi và đưa tay kéo H lại nhưng H vẫn tiếp tục chạy. Thấy vậy, Đinh chở Ân đuổi theo H, H nghĩ hai người đuổi theo để đánh mình nên nhặt một viên gạch rồi quay lại ném trúng vào trán của Đinh. Bản giám định pháp y thương tích của Trung tâm giám định pháp y kết luận Đinh bị gãy xương thái dương và xương đá phải, tụ máu dưới màng cứng, dập não thái dương phải do vật cứng tác động đã điều trị; tỷ lệ thương tật tạm thời 10%. Theo cáo trạng Số 22/QĐ-VKS-HS của VKSND huyện M truy tố Nguyễn Công H theo điểm i khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, tại bản án hình sự số 21/ 2013/ HS-ST của TAND huyện M tuyên H khơng phạm tội. Vụ án này có nhiều quan điểm khác nhau về định tội danh đối với Nguyễn Công H [64].

Quan điểm thứ nhất cho rằng trong bối cảnh bị cáo bỏ chạy từ cuộc đánh nhau, thời gian ban đêm không rõ mặt người, khi bị kéo tay H tiếp tục bỏ chạy biểu hiện sự hoảng sợ, lúc này bị cáo sẽ có tâm lí lo sợ có người đuổi theo đánh mình. Do đó, việc bị cáo dùng viên gạch để ném bị hại là nhằm chống trả sự đe dọa tấn công chứ khơng phải cố tình dùng viên đá để tấn cơng nên khơng thể áp dụng tình tiết định tội phạm tội có tính chất cơn đồ.

Quan điểm thứ hai cho rằng việc áp dụng tình tiết có tính chất cơn đồ đối

cho bị hại dù hai bên khơng có mâu thuẫn [64]. Theo quan điểm này, giữa bị cáo và bị hại khơng có mâu thuẫn gì nhưng bị cáo đã dùng đá ném bị hại là có tính chất cơn đồ . Quan điểm này cho rằng cần xem xét vụ án ở cái nhìn tổng thể. Cụ thể là đứng từ khía cạnh người bị hại thì đúng là bị cáo đã vơ cớ đánh bị hại, từ mối quan hệ giữa bị cáo và người phạm tội thì khơng có mâu thuẫn gì .Do đó, việc áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất cơn đồ đối với bị cáo là thỏa đáng.

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai vì theo tinh thần hướng dẫn tại Cơng văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 và tại Hội nghị tổng kết cơng tác ngành Tịa án năm 1995, TAND tối cao đã giải thích về tình tiết “có tính chất cơn đồ” như sau:

Khái niệm cơn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vơ cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vơ cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt..[67]

Như vậy, theo tinh thần hướng dẫn trên của TANDTC thì hành vi của Nguyễn Công H là một hành vi hành hung người khác một cách vô cớ. Bởi theo cáo trạng nhóm của bị cáo H xơ xát với nhóm thanh niên tại đám cưới gồm có Giang, Hồi, Tâm, Huy, Phước; cịn anh Nguyễn Đinh chở anh Lê Ân đi từ đám cưới ngang qua chỡ có hai nhóm thanh niên đang xơ xát với nhau. Đinh và Ân khơng gây xích mích gì với bị cáo. Như vậy giữa bị cáo và bị hại khơng quen biết, khơng có mâu thuẫn hay xích mích gì, nhưng khi nghe Đinh và Ân phía sau gọi và chỉ nghi ngờ những người này đuổi đánh mình nên bị cáo đã vô cớ dùng gạch ném gây thương tích cho người bị hại. Giả thiết, trong trường hợp này bị cáo H cho rằng Đinh và Ân là những người đánh H, nhưng trên thực tế khơng phải thế .Thì đây là trường hợp “sai lầm về sự việc”. Do đó H phải chịu trách nhiệm hình sự một cách bình thường. Vì vậy,việc áp dụng tình tiết định tội “phạm tội có tính chất cơn đồ” đối với bị cáo H là đúng với tinh thần và nội dung theo hướng dẫn của TANDTC.

2.2.2. Định tội danh đối với tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe người khác trong trường hợp có sự tranh chấp với tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Trong thực tiễn xét xử cho thấy để phân biệt các trường hợp CYGTT với nhau cũng là một vấn đề khó khăn và gây nhiều tranh cãi khơng kém. Trong cùng một vụ án nhưng có nhiều quan điểm khác nhau trong việc định tội danh CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác hay CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng.

Ví dụ như vụ án sau: Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang (Văn phịng Cơ quan CSĐT Cơng an tỉnh) nhận hồ sơ vụ “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 11/10/2016 xã Bình Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang do liên ngành tố tụng (Cơ quan CSĐT, VKS, TA) huyện Châu Thành chuyển đến xin ý kiến [80]. Nội dung thể hiện:

Khoảng 13 giờ, ngày 15/9/2016, Đào Kiều Tiến, sinh năm 1991, cư trú xã Bình Hồ, huyện Châu Thành cùng vợ là Lý Kim Tiền, sinh năm 1986, cư trú Ấp Âu Thọ A, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đến phịng trọ người chị cùng mẹ khác cha của Tiến là chị Nguyễn Hải Minh Hồng, sinh năm 1982, cư trú xã Bình Hồ, huyện Châu Thành nhậu với Huỳnh Văn Ngọc Dũng, sinh năm 1977, cư trú Phường Châu Phú A TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang. Khoảng 18 giờ cùng ngày, Trần Phi Trường, sinh năm 1989, cư trú xã Bình Hồ, huyện Châu Thành đến nhậu chung. Trong lúc nhậu, Trường nói “Tụi bây ở đây có gì kêu tao”, Tiến nói “Có khơng”, Trường liền cầm ly ném trúng vào mắt phải Tiến; sau đó Tiến, Trường lao vào vật, đánh nhau bằng tay nhưng được mọi người can ngăn nên Trường đi về. Sau đó Tiến, Tiền cũng đi về, khi đang đi trên đường hẽm trong dãy nhà trọ thì Tiến phát hiện Trường hai tay cầm 02 con dao (dao tự chế bằng kim loại) chạy về phía Tiến nên Tiến bỏ chạy nhưng bị Trường đuổi kịp dùng dao tự chế chém từ trên xuống vào người Tiến, Tiến đưa tay lên đỡ; Tiến quay người lại chạy thì Trường tiếp tục chém Tiến cái thứ hai, lúc này Tiền đứng cạnh bên đưa tay lên đỡ nên bị

thương ở cổ tay và dao đi thẳng xuống trúng lưng của Tiến; Truy hơ thì mọi người đến can ngăn; Tiến và Tiền tiếp tục chạy vào phòng trọ của chị Hồng. Tại đây, Tiến thấy vợ cũng bị thương nên Tiến đi lại kệ để dao trong phòng trọ lấy 01 con dao cán bằng gỗ, lưỡi bằng kim loại và quay ra thấy Trường đứng cách phòng trọ khoảng 2 mét, hai tay Trường vẫn còn cầm 02 con dao tự chế; Tiến xong vào chém Trường nhiều cái, Trường dùng dao chém lại Tiến, Tiến tiếp tục dùng dao chém Trường làm Trường bị rớt 01 con dao, Trường té xuống đất nên Tiến không chém tiếp mà dùng bản dao đập vào ngực Trường. Sau đó mọi người can ngăn, đưa Trường đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa An Giang, Tiến đến Bệnh viện Quân y cấp cứu.

Kết luận giám định pháp y về thương tích số 238/2016/TgT ngày 27/9/2016 của Trung tâm pháp y tỉnh An Giang kết luận tỉ lệ thương tích của Trần Phi Trường là 21% thương tích do vật sắc nhọn gây nên.

Theo Giấy y chứng số 18/GYC ngày 22/9/2016 của Bệnh viện quân y thể hiện Tiến bị các vết thương sau: Vết thương 1/3 dưới nách sau ngồi cẳng tay trái đường kính 2cm và vết thương khủy tay phải đường kính dài 1cm (khơng u cầu xử lý hình sự).

Ngày 08/10/2016 liên ngành tố tụng huyện Châu Thành họp giải quyết vụ việc; kết quả:

-Quan điểm của Cơ quan CSĐT, Tịa án: Đào Kiều Tiến sử dụng hung khí nguy hiểm chém gây thương tích cho Trần Phi Trường với tỉ lệ 21%. Do đó, hành vi của Đào Kiều Tiến có dấu hiệu của tội phạm cố ý gây thương tích quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS, cần khởi tố điều tra. Mặc dù trong trường hợp này Trần Phi Trường có hành vi trái pháp luật đối với Đào Kiều Tiến và vợ là Lý Kim Tiền nhưng hành vi này đã chấm dứt, cần xem xét đây là tình tiết giảm nhẹ chứ khơng phải thuộc trường hợp tinh thần bị kích động mạnh.

-Quan điểm của Viện Kiểm sát: Hành vi của Đào Kiều Tiến có dấu hiệu của tội phạm cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định tại Điều 105 BLHS, tuy nhiên thương tích của Trần Phi Trường chỉ có 21% nên chưa đủ căn cứ khởi tố đối với Đào Kiều Tiến. Bởi vì, người bị hại Trần Phi

Trường có hành vi dùng dao chém gây thương tích cho Đào Kiều Tiến và vợ của Tiến và Trường tiếp tục cầm dao đuổi theo đến cửa phòng của chị Hồng. Trong trường hợp này, Trường có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với Tiến và vợ của Tiến.

Do không thống nhất quan điểm xử lý nên liên ngành tố tụng huyện Châu Thành xin ý kiến liên ngành tố tụng cấp tỉnh.

Qua nghiên cứu tài liệu có trong hồ sơ, Cơ quan CSĐT Cơng an tỉnh nhận thấy: Hành vi của Đào Kiều Tiến có dấu hiệu của tội phạm “Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 105 BLHS 1999 vì: Trong lúc nhậu chỉ vì lời qua tiếng lại giữa Trường và Tiến mà Trường tỏ ra tính hung hăng cơn đồ như ném ly vào mắt Tiến và sau đó về lấy 02 con dao truy đuổi chém Tiến gây thương tích; trong lúc Trường chém Tiến thì Tiền gạt đỡ cũng bị thương tích ở tay. Do bị Trường tấn cơng liên tục gây thương tích cho Tiến và vợ (Tiền); lúc này Tiến không tự chủ, không kiềm chế được hành vi nên dùng dao chém Trường gây thương tích. Trong trường hợp này, Trường có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với Tiến và vợ của Tiến.

-Tuy nhiên, kết quả giám định tỉ lệ thương tích của Trần Phi Trường chỉ có 21%; do đó hành vi của Đào Kiều Tiến khơng cấu thành tội phạm “Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 105 BLHS 1999.

-Trong vụ án trên, các cơ quan tiến hành tố tụng xác định Tiến đã gây thương tích cho nạn nhân trong “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân “do bị Trường tấn cơng liên tục

gây thương tích cho Tiến và vợ (Tiền); lúc này Tiến không tự chủ, không kiềm chế được hành vi nên dùng dao chém Trường gây thương tích. Trong trường hợp này, Trường có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với Tiến và vợ của Tiến”.

-Tác giả cho rằng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là có thật, và hành vi này có thể làm cho Tiến bị kích đơng mạnh. Tuy nhiên, các cơ quan

Để xác định “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, các cơ quan tiến hành tố tụng cần áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ, cụ thể: “Tình trạng

tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình”. Tuy nhiên, trong vụ án trên khơng có dấu

hiệu nào cho thấy bị cáo “khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm

tội của mình”, mà ngược lại, tác giả cho rằng Tiến không bị mất tự chủ, không bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mất khả năng kiềm chế hành vi mà vẫn còn giữ được sự bình tĩnh: “Tiến thấy vợ

cũng bị thương nên Tiến đi lại kệ để dao trong phòng trọ lấy 01 con dao cán bằng gỗ, lưỡi bằng kim loại và quay ra thấy Trường đứng cách phòng trọ khoảng 2 mét, hai tay Trường vẫn còn cầm 02 con dao tự chế; Tiến xong vào chém Trường nhiều cái, Trường dùng dao chém lại Tiến, Tiến tiếp tục dùng dao chém Trường làm Trường bị rớt 01 con dao, Trường té xuống đất nên Tiến không chém tiếp mà dùng bản dao đập vào ngực Trường”. Việc Tiến không chém tiếp mà dùng bản dao đập

vào ngực Trường cho thấy trạng thái tâm lý của Tiến vẫn còn sự tự chủ, điều khiển được hành vi của mình.

Chính vì vậy, với những nội dung của vụ án thể hiện Tiến vẫn giữ được bình tĩnh và hồn tồn có khả năng kiểm sốt, điều khiển hành vi. Do đó, tác giả cho rằng Tiến khơng bị kích động mạnh như nội dung Cơ quan CSĐT đã kết luận.

Thực tiễn cho thấy đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp gặp khó khăn trong việc phân định tội danh CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác với các tội danh khác có dấu hiệu pháp lí tương đồng.

2.2.3. Định tội danh đối với tội tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe người khác theo điểm a Khoản 4 Điều 134 trong trường hợp tranh chấp với tội giết người Điều 123 BLHS 2015.

Trong thực tế điều tra, truy tố, xét xử thì cũng cho thấy rằng việc định tội danh đối với hành vi CYGTT dẫn đến chết người khá là dễ nhầm lẫn với các tội phạm khác, đặc biệt là tội Giết người, nhất là giết người với lỗi cố ý gián tiếp. Sự nhầm lẫn này xuất phát từ một số yếu tố cấu thành tội phạm của hai tội tương đối giống nhau như Hậu quả người chết xảy ra, thực hiện do lỡi cố ý và đều có những

hành vi khách quan giống nhau… Cụ thể vụ án sau:

Khoảng 19 giờ chiều ngày 12/5/2013 Đinh Văn Út chở Trần Văn Ninh đi đám cưới về, khi đi đến đầu xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang thì xe của Út va chạm với xe máy của Trần Mạnh Hà điều khiển chở phía sau là anh Đinh Văn Tuấn. Do thấy anh Út dừng xe máy đột ngột làm Hà bất ngờ thắng xe nên ngã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 42 - 52)