Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 60 - 63)

tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Khi đánh giá hiệu quả pháp luật đối với đời sống xã hội, một tiêu chí quan trọng là sự phù hợp của pháp luật đối với thực tiễn xã hội sống động. Ngược lại việc hoàn thiện pháp luật cũng phải căn cứ vào nhu cầu của thực tiễn áp dụng pháp luật. Chính vì vậy, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội CYGTT hoặc GTH cho sức khoẻ của người khác phải xuất phát từ những yêu cầu sau đây:

3.1.1. Yêu cầu về chính trị xã hội cho việc hồn thiện quy định của Luật hình sự Việt Nam về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Thứ nhất, xuất phát từ chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền con người nói chung và tính mạng, sức khỏe của con người nói riêng.

Trong những năm vừa qua, Nhà nước ta thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trong Nghị quyết số 08/NQ-TW, Đảng đã thể hiện quan điểm chỉ đạo: "Công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lí kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự... bảo đảm và tơn trọng dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân [4, tr.08]. Nghị quyết 48/NQ-TW định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của cơng dân, hồn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích

hợp pháp của cơng dân; xử lí nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.[4, tr.08].

Hiến pháp năm 2013, văn bản pháp lý cao nhất hiện nay đã ghi nhận tại Điều 20 với nội dung: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm" [48].

Như vậy, các văn bản của Đảng và Nhà nước ta đều định hướng cho việc hoàn thiện quy định về tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác nhằm bảo vệ sức khỏe con người trước các hành vi vi phạm.

Thứ hai, xuất phát từ nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác bằng PLHS.

Khi một hành vi CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác xảy ra trong thực tế thì sẽ chịu sự điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác nhau như: pháp luật hành chính, pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại, pháp luật hình sự… Trong đó, việc điều chỉnh bằng pháp luật hình sự là hình thức xử lý cuối cùng mang tính nghiêm khắc và trừng trị cao nhất. Khi cơng tác đấu tranh phịng, chống các hành vi xâm phạm sức khỏe của con người bằng pháp luật hành chính và dân sự khơng mang lại hiệu quả cao thì nhu cầu đấu tranh phịng, chống các hành vi vi phạm này bằng pháp luật hình sự càng được đẩy mạnh. Đây chính là cơ sở, là nhu cầu hồn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác.

3.1.2. Yêu cầu về lý luận và thực tiễn

Lý luận và thực tiễn luôn đi đôi với nhau, bổ sung cho nhau. Về mặt nhận thức định tội danh tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác phải được hoàn thiện về mặt lý luận và thực tiễn.Thực tiễn cho thấy cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc trên có thể là do đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng có trình độ chun mơn nghiệp vụ chưa cao; một bộ phận

cán bộ vì lợi ích cá nhân mà cố tình áp dụng sai pháp luật hoặc do ý thức pháp luật của người dân chưa cao,... Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do quy định của pháp luật về tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác chưa đầy đủ và hồn thiện, chưa có văn bản giải thích, hướng dẫn cụ thể. Do đó, quy định của luật hình sự về tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện hơn.

3.1.3. Yêu cầu về lập pháp hình sự

Hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về định tội danh nói chung và tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác nói riêng chính là từng bước khắc phục một số tồn tại trong việc định tội danh đối với tội phạm này của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác định tội danh.

Qua nghiên cứu, khảo sát chất lượng của hoạt động định tội danh đối với tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác của TAND tỉnh An Giang cho thấy, về cơ bản tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của BLHS, BLTTHS, đặc biệt trong việc thụ lý và giải quyết vụ án về tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác

Tuy nhiên, ở một vài địa phương thuộc tỉnh trong một số vụ án cịn có những sai sót về định tội danh đối với tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác. Tổng kết vấn đề này trong giai đoạn 05 năm (2013 - 2017) xét xử về tội tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang cịn có một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cơ bản như đã phân tích ở Chương 2.

Như vậy, trong số các nguyên nhân được đề cập có ngun nhân do hệ thống văn bản pháp luật hình sự (Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật chưa hồn thiện). Vì vậy, từ đó đặt ra u cầu cấp thiết phải hoàn thiện các quy định của BLHS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động định tội danh đối với tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 60 - 63)