Những tác động từ xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án THAM NHŨNG từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 33 - 34)

Trong thời đại thông tin hiện nay, công luận và dư luận xã hội đã và đang phát huy vai trò quan trọng và to lớn của mình vào quá trình quản lý và phát triển đất nước. Các phương tiện truyền thông cùng với dư luận xã hội đã và đang trở thành một những lực lượng xung kích quan trọng phát hiện những cái mới, những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến và cả việc phát hiện, tấn công vào những tệ nạn của đời sống xã hội, sự khen chê của công luận và dư luận xã hội có một sức mạnh khơng nhỏ tác động vào tâm tư, suy nghĩ, hành động của từng cá nhân, đối với hoạt động thực hành quyền công tố, việc áp dụng pháp luật của Kiểm sát viên lại càng được công luận và dư luận xã hội quan tâm đặc biệt. Bởi vì hoạt động thực hành quyền cơng tố (đặc biệt là việc tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa) là diễn đàn sinh động thể hiện tính pháp chế và dân chủ để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể và lợi ích hợp pháp của mọi công dân. Mặt khác, hoạt động thực hành quyền cơng tố lại góp phần quan trọng vào việc giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Các phương tiện thông tin đại chúng là địa

chỉ tin cậy để các đương sự, bị can, bị cáo và mọi công dân cung cấp thông tin và nhờ lên tiếng bảo vệ lợi ích của mình. Những bài báo, những loạt phóng sự điều tra... về những hành vi chạy tội, để lọt tội phạm hoặc truy cứu, xét xử không nghiêm minh của báo chí, cơng luận xã hội đã giúp ích rất nhiều cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng thực hiện tốt việc điều tra, truy tố, xét xử.

Trên một phương diện khác, những tiêu cực xã hội (đặc biệt là nạn hối lộ) đã và đang tấn cơng vào hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan tư pháp nói riêng, gây ra những tác hại khơng nhỏ, giảm sút lịng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ. Đối với Viện kiểm sát, các đường dây chạy án, môi giới hối lộ, dẫn dắt vào con đường cờ bạc, rượu chè, mại dâm... đã và đang tấn công vào đội ngũ cán bộ của ngành Tư pháp, trong đó có Kiểm sát viên. Khi Kiểm sát viên đã chấp nhận sự tiêu cực này, coi hoạt động thực hành QCT như là sự ban ơn cho đương sự để vịi vĩnh, ngã giá thì chắc chắn quyết định áp dụng pháp luật của Kiểm sát viên sẽ bị biến dạng, méo mó. Các quyết định được ban hành trong trường hợp này thực chất chỉ là hình thức, sáo rỗng để biện minh cho một nội dung đã được biết trước và đã bị làm sai lệch. Nếu tác hại của nạn hối lộ và tiêu cực trong xã hội đối với đời sống xã hội là rất nghiêm trọng thì tác hại của nó đối với hoạt động áp dụng pháp luật về thực hành QCT còn nghiêm trọng hơn rất nhiều, vì nó khơng chỉ xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không chỉ làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào cơ quan tư pháp, mà cịn khiến cho cơng lý không được thực thi; trật tự và công bằng xã hội bị đảo lộn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án THAM NHŨNG từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)