Áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn tiền khởi tố, khởi tố vụ án tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án THAM NHŨNG từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 45 - 47)

tiền khởi tố, khởi tố vụ án tham nhũng

Giai đoạn tiền khởi tố, VKSND tiếp nhận, xử lý tin báo và kiến nghị của CQĐT khởi tố. Quần chúng đã cung cấp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền số lượng tin báo tố giác tội phạm về tham nhũng rất lớn, các tin có dấu hiệu tội phạm cơ bản được chuyển sang xử lý hình sự. Theo báo cáo sơ kết từ năm 2013 - 2020 (nguồn tài liệu từ phịng Thực hành quyền cơng tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án kinh tế, hành chính - chức vụ), VKSND tỉnh Thanh Hóa đã thụ lý tổng số 58 tin, trong đó:

- Giải quyết: 55 tin, đạt 94,8%, trong đó khởi tố vụ án hình sự: 26 tin; không khởi tố vụ án hình sự 23 tin; tạm đình chỉ 06 tin (lý do: chờ kết quả giám định và công văn trả lời của cơ quan chức năng).

- Còn lại chưa giải quyết: 03 tin (đang trong thời hạn luật định).

Thực hiện chức năng thực hành QCT theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), VKSND các cấp đã đưa ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can các vụ án tham nhũng, chuyển hồ sơ yêu cầu CQĐT điều tra.

Trong giai đoạn 2013 - 2020, tại tỉnh Thanh Hóa, số vụ án tham nhũng đã khởi tố là 58 vụ, 138 bị can.

Điểm nổi bật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn này là phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Toàn bộ số bị can do CQĐT khởi tố điều tra phải được chuyển đến VKSND để phê chuẩn. Viện kiểm sát nhân dân làm chức năng kiểm sát hoạt động điều tra. Trong giai đoạn 2013-2019, tại tỉnh Thanh Hóa, tổng số vụ án do VKS thụ lý là 42 vụ, 118 bị can, đạt tỷ lệ 100% (gồm VKSNDTC ủy quyền truy tố 02 vụ, 02 bị can; CQĐT cùng cấp đề nghị truy tố 40 vụ, 116 bị can).

Nhìn chung, KSV đã nắm vững các quy định của pháp luật về định tội, đối chiếu với các tài liệu, hồ sơ trong vụ án để kịp thời phát hiện những sai sót của điều tra viên hoặc yêu cầu bổ sung tài liệu để xem xét, phê chuẩn. Đồng thời với việc khởi tố vụ án, việc khởi tố bị can và phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của VKSND ngày càng bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật, nên số bị can đã khởi tố phải đình chỉ điều tra vì khơng phạm tội chiếm tỷ lệ khơng đáng kể.

Khơng ít trường hợp CQĐT đề nghị phê chuẩn, nhưng VKSND không ra quyết định phê chuẩn vì xét thấy khơng đủ hoặc chưa đủ chứng cứ để phê chuẩn, tội phạm không cấu thành nên đã phát sinh tranh luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án THAM NHŨNG từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)