Áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố đối với vụ án tham nhũng phải phù hợp với các yêu cầu của cải cách tư pháp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án THAM NHŨNG từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 66 - 67)

tham nhũng phải phù hợp với các yêu cầu của cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về “ Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, trong đó đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo và các nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp. Tiếp đó, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, trong đó xác định rõ mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp. Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ Chính trị xác định: Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp; tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt giữ. Theo đó, hoạt động cơng tố phải thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tồ. Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định “Trước mắt, Viện kiểm sát nhân

dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp…”. Sơ kết quá trình thực hiện cải cách tư pháp theo Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 79-KL/TW, ngày 28/7/2010 về đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND, VKSND và CQĐT, trong đó khẳng định: Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay”. Đồng thời, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị tiếp tục yêu cầu VKSND tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử.

Đáp ứng yêu cầu nói trên đã đặt ra cho hoạt động áp dụng pháp luật về thực hành QCT đối với vụ án tham nhũng nói riêng, vụ án hình sự nói chung nhiệm vụ triển khai nghiêm túc, đảm bảo công tác thực hành QCT của VKSND phải được thực hiện hiệu quả, khiến cho mọi hành vi phạm tội và người phạm tội được phát hiện kịp thời, đầy đủ, xử lý nghiêm minh, có căn cứ và đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, đồng thời, không để làm oan người vô tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án THAM NHŨNG từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 66 - 67)