Thực trạng áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố đối với vụ án xâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố đối với vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 51)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố đối với vụ án xâm

Số bị can, bị cáo

1 Tổng số vụ án hình sự 1.435 1.471

2 THQCT và kiểm sát việc giải quyết tố giác,

tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố 690

3 THQCT và kiểm sát điều tra 428 792

4 THQCT và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự 317 679

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của VKSND huyện Yên Định từ năm 2016 đến năm 2020 [54,55,56,57,58].

Qua số liệu thống kê có thể thấy trong giai đoạn 5 năm vừa qua, khối lượng công việc của VKSND huyện Yên định đã tham gia giải quyết là tương đối lớn, lên tới 1.435 vụ án hình sự đã được thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết, với 1.471 bị can, bị cáo.

Tự hào về truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển, cùng với toàn ngành Kiểm sát tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo VKSND huyện Yên Định đã và đang đề ra nhiều giải pháp để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là yêu cầu,đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp.

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố đối với vụ án xâm phạm sở hữu tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Định, tỉnh vụ án xâm phạm sở hữu tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

2.2.1. Áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố đối với vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố

2.2.1.1. Trong giai đoạn khởi tố

Hoạt động khởi tố các vụ án về xâm phạm sở hữu trên địa bàn huyện Yên Định trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trước tình hình tội phạm gia tăng, với thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, sử dụng công nghệ cao để phạm tội, VKSND huyện Yên Định đã nỗ lực, phối hợp cùng với các Cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Trong những năm qua, VKSND huyện đã Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hàng trăm vụ án về xâm phạm sở hữu và đưa hàng trăm bị cáo ra truy tố trước Tòa, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; hạn chế tối đa việc xảy ra oan, sai, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong giai đoạn 2016-2020, VKSND huyện Yên Định có kết quả khởi tố về tội xâm phạm sở hữu như sau:

Bảng 2.2. Kết quả khởi tố vụ án xâm phạm sở hữu giai đoạn 2016-2020

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tổng số vụ án khởi tố/bị can 183/265

2 Kiểm sát quyết định khởi tố vụ án xâm phạm

sở hữu 183 25%

3 Số bị can bị khởi tố 265 27%

4 Không phê chuẩn quyết định khởi tố 04 1,5%

5 Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ 34 12,8%

6 Hủy quyết định khởi tố bị can 04 1,5%

7 Thay đổi quyết định khởi tố theo hành vi phạm tội 05 1,9%

8 Yêu cầu CQĐT khởi tố 09 3,4%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của VKSND huyện Yên Định từ năm 2016 đến năm 2020 [54,55,56,57,58].

Như vậy có thể thấy trong giai đoạn 5 năm vừa qua, VKSND huyện Yên Định đã căn cứ các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật TTHS, THQCT và kiểm sát 183 quyết định khởi tố vụ án xâm phạm sở hữu, chiếm 33% tổng số vụ án đã khởi tố, yêu cầu CQĐT khởi tố 09 vụ, chiếm 5% tổng số vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn này.

Cũng theo số liệu thống kê của VKSND huyện trong giai đoạn này đã không phê chuẩn, hủy bỏ 04 quyết định khởi tố bị can; ban hành 34 yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, 05 yêu cầu thay đổi quyết định khởi tố bị can và bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can khi phát hiện ngoài tội phạm đang được khởi tố, điều tra, người phạm tội còn có hành vi phạm tội khác cần được truy cứu TNHS. Ngoài ra, trong quá trình áp dụng pháp luật về THQCT trong giai đoạn khởi tố, khi có những vụ án phức tạp, có những quan điểm khác nhau về xác định tội danh, quyết định việc khởi tố, thì CQĐT và VKS tổ chức họp bàn, trao đổi quan điểm xử lý trước khi khởi tố.

Những quyết định, yêu cầu trên của VKSND huyện Yên Định cho thấy, quá trình áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, lãnh đạo Viện và Kiểm sát viên đã trách nhiệm, thận trọng, khách quan, nghiên cứu kỹ các tài liệu dùng làm căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đối chiếu các quy định của pháp luật để ra các quyết định không phê chuẩn, thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra; yêu cầu cơ quan bổ sung tài liệu, chứng cứ làm rõ căn cứ khởi tố vụ án, bị can, góp phần đảm bảo việc khởi tố có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

2.2.1.2. Trong giai đoạn điều tra, truy tố

Việc đề ra yêu cầu điều tra của VKS đối với CQĐT trong vụ án hình sự nói chung và trong vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng là rất quan trọng, nó là biểu hiện tập trung nhất của việc gắn công tố với hoạt động điều tra, gắn trách nhiệm của Kiểm sát viên với Điều tra viên trong việc điều tra vụ án. Đồng thời yêu cầu điều tra cũng thể hiện trình độ, năng lực của Kiểm sát viên khi THQCT trong giai đoạn điều tra, thông qua yêu cầu điều tra Kiểm sát viên đề ra những yêu cầu trong việc chấp hành trình tự, thủ tục tố tụng; thu thập chứng cứ, các tài liệu và những vấn đề khác liên quan đến vụ án cần phải chứng minh, làm rõ trong vụ án hình sự theo quy định tại điều 85 Bộ luật TTHS.

Trên cơ sở yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên, định hướng cho Điều tra viên lập kế hoạch điều tra, tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, được đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả. Vì vậy việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, đề

ra một yêu cầu điều tra sát đúng, có trọng tâm là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Kiểm sát viên, nó góp phần không nhỏ đối với kết quả điều tra vụ án.

Để đảm bảo các yêu cầu pháp luật về thực hành quyền công tố trong quá trình đưa ra một bản yêu cầu điều tra chất lượng, đúng quy định cần đảm bảo những yếu tố sau:

Về tố tụng: Cần hoàn thiện các thủ tục tố tụng của vụ án như: Xác định rõ nhân thân; trích lục tiền án, tiền sự của bị can; xác định tư cách tố tụng của các đối tượng được lấy lời khai trong vụ án. Yêu cầu Điều tra viên phải giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng khi bắt đầu tiến hành lấy lời khai, hỏi cung theo quy định của Bộ luật TTHS.

Về mặt chứng cứ: Lấy lời khai của bị can làm mối quan hệ với bị hại; thời gian, địa điểm phạm tội; nguyên nhân, động cơ, mục đích, hành vi phạm tội; đặc điểm tài sản bị chiếm đoạt. Xác minh và lấy lời khai của bị hại làm rõ nguồn gốc, đặc điểm, giá trị tài sản bị chiếm đoạt; địa điểm, thời gian phát hiện tài sản bị mất, những yêu cầu đề nghị của người bị hại.

Trong những năm qua, quy định này đều được VKSND huyện Yên Định thực hiện tốt, mỗi vụ án thụ lý THQCT, kiểm sát điều tra đều có ít nhất một yêu cầu điều tra. Đối với những vụ án phức tạp, qua việc đi sâu nghiên cứu hồ sơ vụ án Kiểm sát viên không chỉ đề ra một mà là nhiều yêu cầu điều tra đáp ứng kịp thời những diễn biến phát sinh trong quá trình điều tra của Điều tra viên và CQĐT. Điều đó đã chứng tỏ trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc THQCT gắn với hoạt động điều tra nhằm đảm bảo hoạt động điều tra khách quan, toàn diện, tránh làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm.

Quá trình điều tra Viện kiểm sát cũng đã thận trọng khi xét, phê chuẩn các lệnh, quyết định tố tụng; yêu cầu thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ lệnh, quyết định trái pháp luật của CQĐT. Kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra, tham gia các hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS; tăng cường kiểm sát việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra của CQĐT.

giá chính xác, khách quan cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội trước khi quyết định việc truy tố, khi cần thiết thì trực tiếp hỏi cung bị can, ghi lời khai người làm chứng, người bị hại, trực tiếp xem xét các dấu vết, vật chứng, bảo đảm việc truy tố bị can phải đúng người, đúng tội danh, đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội và đúng thời hạn luật định. Trong các năm qua, kết quả truy tố của VKSND huyện Yên Định đều đạt tỷ lệ cao, đảm bảo đúng tội danh và thời hạn. Tuy nhiên cũng còn có một số vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung do thiếu chứng cứ, hoặc bỏ lọt tội phạm có trách nhiệm của Kiểm sát viên và điều tra viên, như vụ trộm cắp tài sản của Nguyễn Minh Chức và đồng bọn: Trong thời gian từ ngày 28/11/2017 đến ngày 14/01/2018, Nguyễn Minh Chức và Đinh Văn Phong đã dùng vam phá khóa tự chế trộm cắp 16 chiếc xe máy các loại ở nhiều địa bàn khác nhau. Tổng giá trị tài sản trộm cắp là 155.615.000 đồng, trong đó, xe máy có giá trị thấp nhất là 2.030.000 đồng và cao nhất là 21.600.000 đồng. Cơ quan điều tra kết thúc điều tra đề nghị truy tố các bị can Chức và Phong theo Điểm c Khoản 2 Điều 173 BLHS (theo tổng giá trị tài sản chiếm đoạt). Tuy nhiên, qua nghiên cứu tài liệu, hồ sơ thấy rằng quá trình điều tra CQĐT chưa làm rõ tính chất hành vi phạm tội của các bị can có tính chất chuyên nghiệp hay không, và trong vụ án còn có đối tượng tiêu thụ tài sản chưa được điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định, Cơ quan điều tra cung chưa đánh giá tình tiết tăng nặng TNHS là “Phạm tội 02 lần trở lên” đối với các bị can theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 52 BLHS. Do vậy VKS đã trả lại hồ sơ vụ án để yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung.

Những quyết định trên của VKSND huyện Yên Định cho thấy, quá trình thực hành quyền công tố, lãnh đạo và Kiểm sát viên đã trách nhiệm, thận trọng, khách quan trong đánh giá tài liệu, chứng cứ, từ đó đưa ra các Quyết định, yêu cầu có căn cứ trong áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố đối vụ án xâm phạm sở hữu, đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

2.2.1.3. Áp dụng pháp luật trong quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Biện pháp ngăn chặn được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm, hoặc có căn cứ cho rằng người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố,

xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, hoặc để đảm bảo thi hành án, được quy định tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật TTHS năm 2015. Biện pháp ngăn chặn trong TTHS là biện pháp cưỡng chế do cơ quan quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị buộc tội nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa người bị buộc tội tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền con người, quyền công dân, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật. Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, căn cứ thực tế từng trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn luôn thay đổi. Vì vậy, khi căn cứ để áp dụng một biện pháp ngăn chặn cụ thể không còn thì cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có VKS có thẩm quyền xem xét việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.

Có 8 biện pháp ngăn chặn, bao gồm:

- Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. [35,Điều 110].

- Biện pháp bắt người được áp dụng trong các trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can để tạm giam, bắt bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. [35, Điều 111, 112, 113].

- Biện pháp tạm giữ. [35, Điều 117]. - Biện pháp tạm giam. [35, Điều 119]. - Biện pháp bảo lĩnh. [35, Điều 121].

- Biện pháp đặt tiền để bảo đảm. [35, Điều 122]. - Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. [35, Điều 123]. - Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. [35, Điều 124].

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Đối với những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải

pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do VKS phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho VKS để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Trong giai đoạn 2016-2020, VKSND huyện Yên Định đã kiểm sát chặt chẽ những căn cứ, tính hợp pháp cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn của CQĐT và có những kết quả sau:

Bảng 2.3. Kết quả áp dụng pháp luật trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với hành vi xâm phạm sở hữu

Quyết định 2016 2017 2018 2019 2020

Phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong

trường hợp khẩn cấp 5 4 3 2 4

Không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ

trong trường hợp khẩn cấp 01 0 01 0 0

Hủy bỏ quyết định tạm giữ 01 0 0 01 01

Phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ 33 28 29 32 38 Phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để

tạm giam 17 18 25 26 29

Hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam bằng

biện pháp ngăn chặn khác 9 7 8 6 7

Phê chuẩn áp dụng biện pháp bảo lĩnh 9 7 8 6 7

Tổng 75 64 74 73 86

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của VKSND huyện Yên Định từ năm 2016 đến năm 2020 [54,55,56,57,58].

Số liệu tại Bảng 2.3 cho thấy trong giai đoạn 2016-2020, VKSND huyện Yên Định đã áp dụng pháp luật về biện pháp ngăn chặn trong TTHS để phê chuẩn, không phê chuẩn áp dụng các biện pháp ngăn chặn 372 trường hợp liên quan đến tội xâm phạm sở hữu.

Số vụ việc qua các năm ngày càng tăng cũng như số người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam cũng tăng nhưng VKSND huyện đã nhận thức rõ trách nhiệm, không để xảy ra trường hợp tạm giam, tạm giữ oan sai hay không đủ căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn, kiên quyết từ chối phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ

quan điều tra. Từ đó việc chấp hành pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác có chiều hướng tốt hơn. Điều này thể hiện ở kết quả tỷ lệ người bị bắt, tạm giữ sau đó phải trả tự do, xử lý hành chính rất ít.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố đối với vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)