7. Kết cấu luận văn
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố
quyền công tố đối với các tội phạm và với các tội xâm phạm sở hữu
3.1.1. Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố đối với các tội phạm và với các tội xâm phạm sở hữu cần đáp ứng các yêu cầu của cải cách tư pháp
Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, trong đó đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo và các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp. Tiếp đó, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49- NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, trong đó xác định rõ mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp.
Để thể hiện đầy đủ hơn ý nghĩa chính trị và quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta về thực hiện chủ trương và triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh “Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra” [8]. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã một lần nữa khẳng định chủ trương “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người… VKSND được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND
động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” [9].
Các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp luôn khẳng định: VKSND có hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Đảng và Nhà nước yêu cầu VKSND phải phấn đấu làm tốt hơn nữa hai chức năng này. Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ Chính trị xác định: VKS các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp; tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt giữ [3].
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định “Trước mắt, VKSND giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp…” [4].
Sơ kết quá trình thực hiện cải cách tư pháp theo Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 79-KL/TW, ngày 28/7/2010 về đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND, VKSND và CQĐT, trong đó khẳng định: VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay” [5].
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trên cơ sở những nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xây dựng hệ thống tư pháp trong Chiến lược cải cách tư pháp, Đảng ta chỉ rõ: “VKSND được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Toà án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” [9].
Như vậy, trong suốt quá trình thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định VKSND thực hiện hai chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp. Hơn thế nữa, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, Đảng và Nhà nước ta khẳng định phải bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND thực hiện tốt chức năng của mình.
Tăng cường trách nhiệm công tố là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ khi thành lập ngành Kiểm sát nhân dân và được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay. Các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp như Nghị quyết 08- NQ/TW, Nghị quyết 49- NQ/TW và Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định và yêu cầu VKSND phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác công tố.
Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ Chính trị xác định: Hoạt động công tố phải thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà [3].
Trong Nghị quyết số 49-NQ/TW, Bộ Chính trị tiếp tục yêu cầu VKSND tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử. Văn kiện Đại hội XI của Đảng chỉ rõ VKSND phải “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. [4].
Như vậy, Đảng và Nhà nước luôn luôn khẳng định chủ trương xây dựng một nền công tố mạnh. Khi thực hành quyền công tố, VKSND có trách nhiệm lớn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Công tác công tố của VKS phải bảo đảm mọi hành vi phạm tội và người phạm tội được phát hiện kịp thời, đầy đủ, xử lý nghiêm minh, có căn cứ và đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội; đồng thời, không để làm oan người vô tội.
3.1.2. Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố cần phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ
Về thực hiện khâu đột phá: Thời gian qua tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trên cả nước diễn biến phức tạp, không chỉ gia tăng về số lượng mà tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thể hiện bằng nhiều hình thức phạm tội khác nhau. Hậu quả của tội phạm sử dụng công nghệ cao gây ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, việc điều tra, khám phá và xử lý loại tội phạm
này gặp nhiều khó khăn trong khi có thể dễ dàng xâm phạm tới tài sản của công dân. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về THQCT trong thời gian tới cần chú trọng khâu đột phá này.
Cần chú trọng áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa, chỉ đạo Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án và các văn bản pháp luật có liên quan, chuẩn bị tốt đề cương, chủ động xét hỏi, tranh luận và thực hiện việc “số hóa hồ sơ vụ án”, công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa nhằm nâng cao tính thuyết phục, làm sáng tỏ nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị cáo và hậu quả của tội phạm, từ đó đề nghị áp dụng tội danh, mức hình phạt có căn cứ, giúp hội đồng xét xử đưa ra bản án khách quan, đúng người, đúng tội.