Cơ sở thực tiễn của định tợi danh tợi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN (Trang 41 - 45)

Mặt chủ quan đều là người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.

Mặt khách quan người phạm tội với hai tội nêu trên đều có hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, hai tội phạm này đều là tội phạm cấu thành vật chất.

Khác nhau

Tội LDTNCĐTS, dối tượng tác động là tài sản do người phạm tội quản lý, còn tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, thì tài sản do người khác quản lý.

Về chủ thể, tội LDTNCĐTS là người được chủ tài sản tín nhiệm giao quản lý tài sản, chủ thể thường. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn là chủ thể đặc biệt là người có chức vụ.

Về mặt khách quan

Tội LDTNCĐTS người phạm tội đã thực hiện hành vi lạm dụng sự tín nhiệm của chủ tài sản chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản trong hợp đồng.

Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn người phạm tội đã lạm dụng chức vụ uy hiếp tinh thần chủ tài sản và gian dối để chiếm đoạt tài sản của cơng dân.

Như vậy, tội LDTNCĐTS, thì người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản mình được giao trên cơ sở hợp đồng. Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của cơng dân thì người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản của công dân bằng thủ đoạn lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình.

1.3. Cơ sở thực tiễn của định tợi danh tợi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạttài sản. tài sản.

Để tiến hành định tội danh tội LDTNCĐTS, về mặt thực tế phải có hành vi LDTNCĐTS và hành vi đó phải có dấu hiệu của tội phạm nói chung và dấu hiệu của tội LDTNCĐTS như đã được quy định trong PLHS.

Hành vi xảy ra trên thực tế phải là hành vi khách quan của tội phạm là yếu tố quan trọng nhất của mặt khách quan của tội phạm, khơng có hành vi thì tất cả

những yếu tố khác như hậu quả, phương tiện, công cụ, phương pháp phạm tội…

khơng có ý nghĩa gì cả. Ngồi ra, những biểu hiện của mặt chủ quan nhưlỗi, mục

đích, động cơ phạm tội cũng ln gắn liền với hành vi khách quan cụ thể.

Trong những năm gần đây, tình hình vay tài sản giữa cá nhân với cá nhân diễn ra khá phổ biến. Để vay được tài sản, giữa người vay và người cho vay chỉ căn cứ vào “lịng tin”, mối quan hệ gia đình, họ hàng, hàng xóm hoặc thơng qua người trung gian có quan hệ với những người này mà khơng có bất cứ tài sản hoặc sự ràng buộc nào khác về trách nhiệm trả nợ; thủ tục vay thì đơn giản, nhanh gọn dẫn đến nhiều trường hợp người cho vay khơng thể, thậm chí khơng bao giờ lấy lại được tài sản của mình. Hậu quả của sự việc là các tranh chấp khó giải quyết, trong đó có một phần lỗi của chính người cho vay do lịng tham được trả lãi cao, bỏ qua phần thủ tục cần thiết, khơng có biện pháp xác minh việc sử dụng tài sản của người vay… Về phía người vay tài sản, khi khơng có khả năng thanh tốn thì họ đưa ra rất nhiều lý do tưởng chừng như rất “hợp lý” để giải trình cho việc sử dụng tài sản đã vay như do làm ăn thua lỗ, người đi vay tiếp tục cho người khác vay để lấy lãi cao hơn…và cuối cùng là họ xin “khất” nợ người cho vay, thậm chí nói rõ là khơng có tiền để trả nợ cho người cho vay nên họ đã làm đơn tố cáo đến CQĐT có thẩm quyền để xem xét, xử lý về hình sự. Một số hành vi xảy ra đã được các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử về tội LDTNCĐTS khi thỏa mãn các dấu hiệu CTTP được quy định tại Điều 140 BLHS năm 1999 hay Điều 175 BLHS năm 2015 đã được phân tích tại mục 1.2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội LDTNCĐTS và hành vi này còn thời hiệu truy cứu TNHS, được quy định tại Điều 27 BLHS năm 2017.

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, giữa cá nhân với tổ chức hoặc giữa tổ chức với tổ chức có đăng ký kinh doanh đã ký kết các hợp đồng tín dụng với nhau. Ngân hàng căn cứ các quy định về cho vay của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan để thực hiện cho vay. Khách hàng đến vay tại Ngân hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện cho vay, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng

bảo đảm tiền vay (nếu có) thì Ngân hàng mới giải ngân. Đồng thời, Ngân hàng thực hiện giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay theo quy định.

Mục đích khách hàng đến Ngân hàng vay rất đa dạng, nhưng thường là cá nhân vay để phục vụ sinh hoạt gia đình như tiêu dùng, cưới hỏi, mua sắm thiết bị máy móc, ơ tơ, xe máy hoặc có thể là mua nhà ở, cịn pháp nhân vay để kinh doanh, thực hiện dự án đầu tư … tất cả các mục đích này đều hợp pháp, đa số có tài sản thế chấp và bên cạnh đó khách hàng đã có phương án trả nợ được Ngân hàng chấp thuận và cho vay.Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng thực hiện đúng cam kết với Ngân hàng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, thanh tốn lãi và gốc đúng hạn. Nhiều khách hàng, khi được Ngân hàng giải ngân đã dùng số tiền được vay sử dụng vào các mục đích khác, mục đích bất hợp pháp hoặc trốn tránh, gian dối nên Ngân hàng không thu hồi được các khoản đã cho vay. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi sai phạm của khách hàng có thể bị cơ quan tố tụng xem xét truy cứu TNHS theo tội LDTNCĐTS. Tuy nhiên, hiểu thế nào là dùng vốn vay Ngân hàng vào mục đích bất hợp pháp là một vấn đề khơng đơn giản, nếu theo nghĩa rộng thì “bất hợp

pháp” là khơng đúng với pháp luật, khơng phân biệt đó là pháp luật gì, thì hầu hết

các trường hợp khơng có khả năng thanh tốn nợ cho Ngân hàng đều bị coi là hành vi LDTNCĐTS. Trong thực tiễn xét xử cho thấy những trường hợp bị xác định là dùng vốn vay vào các mục đích “bất hợp pháp” thường được hiểu là những trường hợp dùng vốn vay vào việc thực hiện tội phạm như dùng tiền vay Ngân hàng để hối lộ, để buôn lậu, buôn bán hàng quốc cấm, để mua bán ma túy, để mua bán chất độc, chất cháy nổ… hoặc đơn giản là để đánh bạc, đánh lô đề. Trước đây, theo BLHS 1985 chỉ quy định là có hành vi được coi là “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản…” là bị truy cứu TNHS mà khơng quy định các tình tiết cụ thể và chi tiết của hành vi phạm tội dẫn đến các vụ án liên quan trong lĩnh vực tín dụng đa số bị CQĐT khởi tố và nhìn chung đã “hình sự hóa” các quan hệ dân sự, kinh tế dẫn đến nhiều trường hợp bị kết án oan về tội LDTNCĐTS trong lĩnh vực vay tín dụng tại

Ngược lại, có rất nhiều hành vi xảy ra trên thực tế, mặc dù theo quan điểm của tác giả xét thấy đã thỏa mãn các dấu hiệu CTTP của tội LDTNCĐTS được quy định tại Điều 140 BLHS năm 1999 hay Điều 175 BLHS năm 2015. Nhưng CQĐT lại không khởi tố đối với các hành vi đã CTTP của tội này. Bởi vì, tâm lý chung của các cơ quan tiến hành tố tụng sợ bị rơi vào tình trạng “hình sự hóa” quan hệ dân sự, oan sai, sợ bồi thường thiệt hại, sợ trách nhiệm và “bệnh thành tích, thi đua của

ngành” cho nên nhiều người vay tiền, ký các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sựhết

hạn không trả, cho rằng do làm ăn thua lỗ, vì bị người khác chiếm đoạt rồi bỏ trốn..., có vụ lên tới hàng trăm tỷ đồng, đẩy nhiều người dân vào tình trạng “sống dở”, “chết dở”. Thực trạng này đã và đang xảy ra rất phổ biếnvà tinh vi trên cả nước nói

chung và tỉnh Long An nói riêng.

Tiểu kết chương 1

Định tội danh nói chung và định tội danh tội LDTNCĐTS là một vấn đề phức tạp trong khoa học pháp lý hình sự cũng như trong cơng tác xét xử. Do đó, định tội danh đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu quy định tại Chương XIV BLHS năm 2015, trong đó có tội LDTNCĐTS rất phức tạp và khó khăn nên để xác định được người phạm tội vi phạm quy định nào trong Chương các tội xâm phạm sở hữu, cần phải căn cứ vào các quy định của BLHS. Trường hợp, tội danh không đúng, dẫn đến hậu quả rất lớn là không truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, làm hạn chế mục đích mà BLHS khi ban hành hướng đến.

Với nội dung của chương này, tác giả đã làm rõ những nội dung lý luận và quy định của pháp luật về định tội danh nói chung và định tội danh tội LDTNCĐTS nói riêng làm cơ sở vững chắc để làm rõ thực trạng định tội danh được trình bày trong Chương 2 của luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)