Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN (Trang 46 - 69)

tại tỉnh Long An

2.2.1. Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tội phạm cơ bản

2.2.1.1. Kết quả đạt được

Từ thực tiễn xét xử của TAND hai cấp tỉnh Long An cho thấy, tình hình tội phạm LDTNCĐTS xảy ra trên địa bàn tỉnh Long An, các cơ quan có thẩm quyền đã

có kế hoạch và khơng ngừng nỗ lực, quyết liệt trong công tác đấu tranh, xử lý nghiêm minh nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi loại tội phạm này.

Vì vậy, trong thời gian qua, công tác đấu tranh, xử lý tội phạm nói chung và tội LDTNCĐTS của CQĐT, VKS và Tịa án nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực nhất định. Từ kết quả thụ lý và xét xử trong 05 năm của ngành TAND hai cấp tỉnh Long An, cho thấy tổng số lượng các vụ án về tội LDTNCĐTS được phát hiện và xử lý chiếm tỉ lệ rất cao, tiến độ điều tra, truy tố, xét xử được bảo đảm đúng quy định pháp luật.

Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, TAND hai cấp tỉnh Long An đã xét xử 98 vụ/121 bị cáo về tội LDTNCĐTS. Trong đó có 09 vụ án có kháng cáo, kháng nghị đã xử phúc thẩm; 04 vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung [43]. Phân tích thực tiễn định tội danh theo CTTP cơ bản, tác giả nhận thấy rằng, trong quá trình xét xử, đa số các vụ án LDTNCĐTS đều đã được Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh Long An đã định tội danh đúng. Tuy nhiên, vẫn cịn có 01 vụ án bị hủy với lý do Tòa án cấp sơ thẩm chưa xác minh làm rõ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án để xem xét có đồng phạm hay khơng; Y án sơ thẩm 04 vụ, còn lại cải sửa về mức hình phạt từ tù giam sang phạt tù cho hưởng án treo và áp dụng nguyên tắc có lợi cho các bị cáo.

2.2.1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong định tội danh theo cấu thành cơ bản và nguyên nhân

Với những kết quả đạt được trong hoạt động định tội danh đối với tội LDTNCĐTS của TAND hai cấp tỉnh Long An trong 05 năm. Sau khi tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình xét xử các loại tội phạm này đã cho thấy rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, vướng mắc trong việc xác định thời điểm xuất hiện ý thức chiếm đoạt tài sản làm cơ sở để xem xét xử lý TNHS.

Như đã phân tích ở Chương 1, phần 1.2.3 về phân biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội LDTNCĐTS, ý định chiếm đoạt tài sản xuất hiện trước khi người phạm tội nhận được tài sản từ chủ sở hữu tài sản bằng thủ đoạn gian dối, nếu

ýđịnh chiếm đoạt xuất hiện sau khi chủ sở hữu giao tài sản cho người phạm tội thì khơng cấu thành tội lừa đảo vì hành vi này khơng phải là kết quả của việc thực hiện thủ đoạn gian dối, không thỏa mãn phương thức chiếm đoạt bằng việc dùng thủ đoạn gian dối theo quy định của pháp luật mà tùy từng trường hợp có thể cấu thành tội LDTNCĐTS hoặc ở các tội danh tương ứng khác nên việc chứng minh ý định chiếm đoạt tài sản của người phạm tội xuất hiện trước hay sau khi được chuyển giao tài sản là vấn đề hết sức khó khăn. Đa số các vụ án khi Tòa án xét xử chủ yếu chỉ có thể dựa vào lời khai của người phạm tội mà hầu hết các đối tượng này tại CQĐT thường không thừa nhận mình có ý thức chiếm đoạt ngay từ đầu. Ví dụ điển hiển hình vụ án:

Tại bản án phúc thẩm số 127/2016/HSPT ngày 20/9/2016, Nguyễn Hoàng Tấn C và Trần Minh T quen biết nhau và rủ đến phường 6, TP Tân An để sử dụng ma túy. Do khơng có tiền nên T đưa điện thoại di động của mình cho C đi cầm để lấy tiền và T cho C mượn xe mô tô biển số 62R2 1913 thuộc sở hữu của cha T. Sau đó C đem điện thoại đi cầm với số tiền 1.500.000 đồng và nẩy sinh ý định chiếm đoạt xe mô tô của T và điều khiển xe đến tiệm của Nguyễn Nguyên N cầm với giá 1.500.000 đồng và vài ngày sau yêu cầu N đưa thêm số tiền 1.000.000 đồng đề cầm đứt chiếc xe nêu trên. Vụ việc đã được TAND Tp Tân An xét xử và xử phạt bị cáo C 02 năm tù về tội LDTNCĐTS. Bị cáo C không kháng cáo.

Trong vụ án này, trong quá trình điều tra bị cáo C rất ngoan cố khơng thừa nhận hành vi phạm tội của mình cho rằng chỉ mượn tạm xe của T được sự đồng ý của T nhưng do khơng có tiền nên mới cầm xe và hứa sẽ hoàn trả xe cho T. Tuy nhiên, trong vụ án này C đã lợi dụng lòng tin của T để sau khi có được xe của T và nẩy sinh lòng tham chiếm đoạt cho bằng được chiếc xe của T. Do đó, rất khó chứng minh hành vi gian dối của C xuất hiên trước hay sau khi có được chiếc xe mà T giao. Nhiều quan điểm cho rằng C phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội LDTNCĐTS là hai tội danh độc lập nhưng về mặt khách quan có những dấu hiệu giống nhau như: người phạm tội đều có thủ đoạn

việc định tội danh hay có sự nhầm lẫn giữa hai tội này. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối phải xảy ra trước hành vi chiếm đoạt tài sản về mặt thời gian, gian dối là tiền đề, là điều kiện cho việc chiếm đoạt tài sản. Cịn tội LDTNCĐTS, người phạm tội có được tài sản bằng việc ký kết các hợp đồng hợp pháp, trước khi nhận được tài sản, người phạm tội khơng hề có ý định chiếm đoạt tài sản, ý định chiếm đoạt tài sản chỉ xuất hiện sau thời điểm người này nhận được tài sản. Từ thực tiễn cũng xuất hiện những trường hợp người phạm tội LDTNCĐTS trước khi nhận tài sản họ cũng có thể có hành vi gian dối nhưng khơng phải với mục đích chiếm đoạt tài sản mà chỉ nhằm mục đích ký kết cho được hợp đồng dân sự hay kinh doanh thương mại. Điển hình vụ án:

Tại bản án phúc thẩm số 39/2016/HSPT ngày 07/4/2016, Bị cáo Trần Văn P có quen biết với chị Hà Ngọc H nên P đến nhà trọ của H để mượn xe Honda Vision đi làm và hứa đến chiều sẽ trả, chị H đồng ý và đưa giấy tờ xe cho P sử dụng. Tuy nhiên, đến chiều P không trả xe, chị H nhiều lần yêu cầu P trả xe nhưng P khơng trả và nói dối với chị H là xe bị cảnh sát giao thông giữ và mượn của chị H số tiền 3.500.000 đồng để đóng phạt, chị H đồng ý đưa tiền cho P. Sau đó, P tiếp tục nói dối với chị H phải đưa thêm số tiền 1.500.000 đồng mới lấy xe ra được. Do thiếu nợ nhiều người nên P đã nẩy sinh ý định chiếm đoạt xe của chị H và cầm cho anh Mai Văn Đ với tiền 15.000.000 đồng để trả nợ và tiêu xài cá nhân. TAND thành phố Tân An đã xử phạt P với mức án 06 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 01 năm tù về tội LDTNCĐTS. Bị cáo kháng cáo, TAND tỉnh Long xét xử phúc thẩm tuyên xử y án sơ thẩm.

Tuy nhiên, trong vụ án này, dưới góc độ quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng, gần như khơng có căn cứ chính xác để xác định được P phạm tội LDTNCĐTS, không thể xác định được ý định của P xuất hiện trước hay sau khi nhận được tài sản của chị H và việc truy cứu TNHS về tội LDTNCĐTS như bản án đã tuyên chỉ là một trong những hướng giải quyết nhằm áp dụng các tình tiết theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo theo quy định của pháp luật TTHS.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 74/HSST ngày 28/9/2018: Ngày 06/3/2018, Võ Hoàng V đến gặp Trương Thị Thúy H để thuê lại phòng khách căn nhà mà H đang thuê của chị Bùi Minh Th tại đường số 10, khu dân cư Mai Thị Non, khu phố 2, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức để làm địa điểm kinh doanh game “Bắn cá” và thỏa thuận miệng lợi nhuận từ việc kinh doanh V và H sẽ chia đôi với nhau, H đồng

ý Khoảng 17 giờ ngày 06/3/2018, V đem một máy game bắn cá màu vàng, loại 08 cần đặt tại phòng khách nhà của H, sau đó V và H thỏa thuận miệng với nhau là trong thời gian hoạt động thì V có trách nhiệm quản lý máy, thời gian máy khơng hoạt động thì H có trách nhiệm quản lý máy. Do khơng có tiền tiêu xài cá nhân nên H nảy sinh ý định bán máy game bắn cá của V để lấy tiền tiêu xài H điện thoại cho chị Đoàn Thị Kim L để bán máy game “Bắn cá” và hẹn L đến nhà của H để xem máy, L đến xem máy và đồng ý mua với giá 14.000.000đ và yêu cầu H chở máy giao cho L để lấy tiền. Đến khoảng 09 giờ ngày 08/03/2018, H thuê Phạm Văn Th chở máy game “Bắn cá” đến tiệm game Đại Dương, ở xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An để giao máy cho L và nhận tiền bán máy dùm H. Sau khi giao máy game cho L tại tiệm game Đại Dương, Th nhận 14.000.000đ về giao cho H và H trả tiền xe cho Th 550.000đ. Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, V đến nhà của H để dọn dẹp chuẩn bị cho việc kinh doanh thì phát hiện máy “Bắn cá” đã bị mất, V điện thoại cho H để thông báo về việc bị mất máy “Bắn cá” thì H nói với V là H hiện tại đang ở Bình Chánh và khơng biết về vấn đề trên, sau đó V ra trình báo với Cơng an thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức xử lý. Toà án Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 175, điểm b, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 50, Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, xử phạt bị cáo Trương Thị Thuý H 09 (chín) tháng tù, thời gian tù được tính từ ngày thi hành án.

Trong vụ án, theo quan điểm của tác giả, thì phải cần xem xét lại hành vi của bị cáo H có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảm chiếm đoạt tài sản”, vì giữa bị cáo H và V có quen nhau trước nên mới thoả thuận thuê địa điểm kinh doanh game “Bắn cá”, bị cáo H có hành vi lừa dối V từ trước nhằm để chiếm đoạt tài sản của V. Ngoài ra,

trong vụ án chưa làm rõ dấu hiệu phạm tội của chị L, anh Th về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội”.

Hay trường hợp khác tại bản án hình sự số 73/2018/HS-ST ngày 26/9/2018: Ngày 09/10/2016 và ngày 06/11/2016, Nguyễn Hữu T thực hiện hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Qua điều tra ngày 28/02/2017 và ngày 06/10/2017, T bị Cơ quan cảnh sát điều tra Cơng an thị xã Tân Un, tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án và khởi tố bị can cho tại ngoại điều tra. Trong quá trình điều tra T bỏ trốn và bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Tân Uyên truy nã, đến ngày 01/3/2018 T bị Công an thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương bắt theo Lệnh truy nã và T khai nhận hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của anh Nguyễn Dương Q cùng làm bảo vệ tại Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Ngun Khơi Tồn Lộc, địa chỉ: Ấp 5, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức vào ngày 17/02/2018. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Tân Uyên, chuyển cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Bến Lức để điều tra theo thẩm quyền. Qua điều tra, T khai nhận trong thời gian trốn truy nã, T nhặt được 01 giấy Chứng minh nhân dân mang tên Hồ Trọng H, T chụp ảnh của mình dán chồng lên ảnh của H trong giấy chứng minh nhân dân rồi làm hồ sơ xin vào Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ bảo vệ Việt Nam 247 đóng trên địa bàn thị trấn Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. T được đưa đến làm bảo vệ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Khơi Tồn Lộc, địa chỉ: ấp 5, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức. Tại đây, T quen với anh Nguyễn Dương Q cùng làm bảo vệ chung, đến khoảng 06 giờ ngày 17/02/2018, T hỏi mược xe mô tô biển số 62P1-9074 của anh Q để đi mua thức ăn thì được anh Q đồng ý và giao xe. T chạy xe đi tìm chỗ bán thức ăn nhưng không mua được, T nảy sinh ý định chiếm đoạt xe của anh Q bán lấy tiền tiêu xài, nên điều khiển xe chạy về tỉnh Bình Dương, sau đó ngày 18/02/2018 T chạy xe đến gần khu vực bến xe Miền Tây, TP. Hồ Chí Minh bán cho một người đàn ông (không rõ họ tên và địa chỉ) được 3.000.000đ để lấy tiền tiêu xài cá nhân, hiện xe mô tô biển số 62P1-9074 của anh Q, cơ quan điều tra khơng thu hồi được. Tồ án Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 175, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51,

điểm h khoản 1 Điều 52, Điều 50, Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015: Xử phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tiến 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù. Tuy nhiên, Toà án lại áp dụng điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo T là khơng tương xướng với tính chất, mức độ và hành vi mà bị cáo đã gây ra.

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau trong trường hợp người thực hiện hành vi gian dối khơng thừa nhận có mục đích chiếm đoạt tài sản nên thường có ý kiến khác nhau dẫn đến quan điểm khác nhau trong việc kết luận có tội hay khơng có tội; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội LDTNCĐTS, vì chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn rõ: Hợp đồng vay, mượn tiền khơng có tài sản đảm bảo để đầu tư kinh doanh, đáo nợ Ngân hàng, chữa bệnh...nhưng khi họ có được tài sản lại sử dụng vào mục đích khác như trả nợ cho người khác; cho vay lấy lãi cao hơn, chi tiêu cá nhân...khi đến hạn hoặc có u cầu trả nợ khơng trả lại tiền đã vay có được coi là hành vi gian dối hay khơng cịn có nhiều quan điểm khác nhau nên vấn đề chứng minh ý thức chiếm đoạt tài sản của đối tượng cũng gặp nhiều khó khăn, vì ý thức chủ quan của đối tượng là do chính họ khai báo. Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng do CQĐT “ép cung”, “dùng nhục hình” nên bị cáo mới thừa nhận hành vi phạm tội... những đối tượng này, có nhiều kinh nghiệm đối phó thì việc chứng minh hành vi phạm tội gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, cịn xảy ra trường hợp, sau khi nhận được tiền, người vay tiền đã có hành vi ngụy tạo việc bị người khác chiếm đoạt hoặc bị người khác chiếm dụng để trì hỗn thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả lại tiền nên khi các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý cũng nảy sinh các quan điểm khác nhau. Việc cho rằng ngụy tạo chứng cứ bị người khác chiếm đoạt hoặc chiếm dụng tiền, tài sản là thực hiện hành vi gian dối là phạm tội lừa đảo hay hành vi trì hỗn việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền thể hiện rõ mục đích chiếm đoạt nên có thể có đủ căn cứ truy cứu TNHS về tội LDTNCĐTS. Việc trì hỗn nghĩa vụ hồn trả, dù khơng có thời hạn thì bản chất vẫn là nợ chưa trả chứ khơng phải là chiếm đoạt...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN (Trang 46 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)