Các yêu cầu của định tợi danh đúng tợi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN (Trang 69 - 72)

LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

3.1. Các yêu cầu của định tợi danh đúng tợi lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản đoạt tài sản

Thứ nhất: Đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trong Luật Hình sự nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện rất rõ: chỉ khi nào hành vi của con người cụ thể đã được thực hiện, hành vi ấy được Luật Hình sự quy định thì họ mới phải chịu trách nhiệm Hình sự. Hành vi đã thực hiện dù nguy hiểm đến đâu nhưng khơng được Luật Hình sự quy định thì khơng phải là tội phạm, người thực hiện hành vi ấy khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngun tắc pháp chế thể hiện trong quy định bảo đảm tính chặt chẽ hệ thống trong cả nước, chống động cơ cá nhân truy cứu trách nhiệm hình sự người khơng có tội, làm oan người vô tội, phải đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, khơng xử oan người vơ tội, hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và tại Khoản 1 Điều 2 BLHS năm 2015 quy định:“ Chỉ người nào phạm một

tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS.”. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ

nghĩa là nguyên tắc bảo đảm tính nghiêm minh triệt để của Luật Hình sự Việt Nam, bảo vệ hữu hiệu các lợi ích của Nhà nước, của xã hội và lợi ích hợp pháp của công dân. Cho nên yêu cầu của nguyên tắc pháp chế trong hoạt động định tội danh nói chung và định tội danh tội LDTNCĐTS nói riêng địi hỏi định tội danh phải đúng: đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan sai người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc bảo đảm tính nghiêm minh triệt để của Luật hình sự Việt Nam, bảo vệ hữu hiệu các lợi ích của Nhà nước, của xã hội và lợi ích hợp pháp của cơng dân và có ý nghĩa trong thực tiễn cho việc bảo đảm định tội danh đúng nói chung và định tội danh tội LDTNCĐTS nói riêng.

Thứ hai: Tiếp tục cải cách tư pháp

Nhà nước ta luôn chú trọng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và Nghị quyết 49-NQ/TW đã chỉ rõ về “Chiến lược cải cách

tư pháp đến năm 2020”, xác định xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân

chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng cải cách tư pháp đã được thể chế hoá cụ thể trong BLHS năm 2015 và đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, nguyên tắc nhân đạo được thể chế hóa trong nhiều điều luật tại BLHS mới. Các điều luật về nguyên tắc xử lý tội phạm, về các hình phạt... Có thể nói, nét đổi mới nhất trên lộ trình cải cách tư pháp ở ngành Tồ án là việc tổ chức các phiên tịa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử. Tòa án tạo điều kiện, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng được trình bày hết ý kiến của mình; tranh luận giữa luật sư, bị cáo với đại diện Viện kiểm sát cũng được thể hiện khách quan hơn. Các phán quyết của Tòa án sẽ căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng cơng khai tại phiên tịa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Từ đó, nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, khắc phục có hiệu quả việc kết án oan người khơng có tội. Nhà nước ta ln nêu cao nhiệm vụ phải xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong cải cách tư pháp, là một nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là yêu cầu để bảo đảm định tội danh đúng.

Thứ ba: Bảo vệ quyền con người

BLHS năm 2015 đã quy định “Không ai bị bắt nếu khơng có quyết định của

Tịa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang”.

Quyền con người là quyền bất khả xâm phạm. Để bảo vệ quyền con người, Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng cơ quan, tổ chức, trong đó Tịa án giữ vai trị rất quan trọng và quyền con người được quy định tại Điều 102 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tịa án có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thơng qua việc xét xử các vụ án nói chung và xét xử những vụ án hình sự nói riêng và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân sau: không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; nguyên tắc hai cấp xét xử. Theo quy định BLTTHS năm 2015, thì Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 393, đây là quy định mới, bổ sung, nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người; nguyên tắc xét xử kịp thời, cơng bằng, cơng khai; ngun tắc suy đốn vơ tội; nguyên tắc có lợi cho người phạm tội; quyền bào chữa, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đồng thời, Tịa án khi xét xử thì quyền con người được bảo vệ khi ban hành phán quyết bằng bản án hoặc quyết định tuyên bố một người nào đó có tội hay khơng có tội để áp dụng hoặc khơng áp dụng hình phạt phải trên cơ sở xem xét vụ án khách quan, toàn diện theo đúng và đầy đủ các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng và căn cứ vào kết quả tranh tụng nên các chủ thể tiến hành định tội danh mà đặc biệt là Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa mới bảo đảm định tội danh đúng, trong đó có định tội danh tội LDTNCĐTS đạt hiệu quả và chất lượng.

Thứ tư: Yêu cầu của hội nhập quốc tế

Hiện nay vấn đề hội nhập quốc tế là nhu cầu cần thiết và tất yếu của Đảng và Nhà nước, là sự tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ quốc tế và nhiều mặt đời sống xã hội của đất nước nên phải xác định chính xác những hành vi phạm tội, xác định

đúng tội danh và xử lý kịp thời, nghiêm minh những tội phạm đó nhưng phải đảm bảo phù hợp với các thỏa thuận mà nước ta đã ký kết, có như vậy mới bảo vệ pháp lý, bảo vệ an ninh, trật tự trong nước và tạo điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế. Để bảo đảm thực hiện điều này, phải nội luật hóa các quy định liên quan đến lĩnh vực hình sự trong các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết, nhằm thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên và tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và định tội danh đúng là một trong những yếu tố thuận lợi để nước ta hội nhập quốc tế và ngược lại xu thế chủ động hội nhập quốc tế là yêu cầu để bảo đảm định tội danh đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)