Cơ sở pháp lý của định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 28 - 29)

sản đó. Trong trường hợp này, hành vi huỷ hoại tài sản của người khác tuy thoả mãn CTTP tội huỷ hoại tài sản nhưng tính nguy hiểm của nó được coi đã bị hành vi phạm tội Cưỡng đoạt tài sản trước đó thu hút. Do vậy, chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội là tội Cưỡng đoạt tài sản

BLHS năm 2015 có những quy định về những cặp CTTP có quan hệ đặc biệt với nhau mà một khi hành vi phạm tội đã thoả mãn một CTTP của một loại tội phạm thì cũng đồng thời thoả mãn CTTP của một loại tội phạm kia. Do đó, chủ thể có thẩm quyền định tội danh không thể áp dụng tất cả các điều luật quy định các CTTP đó mà chỉ được phép chọn một trong số đó để áp dụng cho hành vi phạm tội tuy thoả mãn nhiều CTTP.

1.2. Cơ sở pháp lý của định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đoạt tài sản

Như đã đề cập, định tội LDTNCĐTS là xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra với tất cả dấu hiệu tương ứng trong Điều 175 BLHS. Điều 175 BLHS chứa đựng những dấu hiệu bắt buộc không thể thiếu được của LDTNCĐTS. Những dấu hiện đó sẽ trở thành khuôn mẫu pháp lý làm cơ sở cho chủ thể có thẩm quyền định tội danh đối chiếu với hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra ngoài thế giới khách quan, từ đó xác định được người phạm có tội phạm LDTNCĐTS hay không, quy định tại điểm, khoản nào của Điều 175 Bộ luật hình sự. Như vậy, pháp luật hình sự là cơ sở pháp lý của việc định tội LDTNCĐTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 28 - 29)