Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong hoạt động định tội danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 77 - 79)

sự trong hoạt động định tội danh

Các quy định trong pháp luật hình sự có những quy phạm pháp luật mang tính hợp lý, khả thi hơn trong thực tiễn áp dụng. Trong BLTTHS có những quy định đặt ra chủ yếu để điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền THTT. Vấn đề đặt ra khi có sự mâu thuẫn, không tương thích giữa hai quy định bất kỳ về cùng một đối tượng thì nên lựa chọn quy định nào phù hợp với nội hàm chức năng TTHS cơ bản mà cơ quan đó được giao thực hiện cũng như những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể được pháp luật ghi nhận. Ngoài ra, quy định được áp dụng còn phải có tính khả thi, tức là phải phù hợp với các điều kiện thực tế khi tiến hành các hoạt động TTHS ở nước ta. Cũng có thể có những quy định mở rộng đối tượng áp dụng của hoạt động tố tụng nào đó trong khi quy định chung thì không đề cập. Đối với tình huống này cũng nên lựa chọn QPPL nào hợp lý, phù hợp hơn với thực tiễn giải quyết vụ án hình sự. Vậy nên cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong hoạt động định tội danh nhằm tạo nhận thức lý luận thống nhất khi tiến hành định tội danh, cân bằng giữa yêu cầu bảo vệ quyền con người và tránh gây khó khăn một cách bất hợp lý cho cơ quan có thẩm quyền THTT. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của chủ thề có thẩm quyền định tội danh trong việc phối hợp chặt chẽ trong từng giai đoạn tiến hành tố tụng.

Người đứng đầu cơ quan tiến hành tố tụng cần sát sao trong việc quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động định tội danh đối với các vụ án có tính chất phức tạp góp phần thực hiện chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp và căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế xây dựng các văn bản để cụ thể hóa thực hiện đúng hoạt động định tội danh. Hàng quý, hàng năm phải tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện phù hợp với tình hình và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tồ tụng từng địa phương trong từng giai đoạn. Ngoài ra phải thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ cải cách tư pháp song hành trong hoạt động định tội danh được thực hiện nghiêm túc bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng; qua đó, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng và cơ quan tư pháp nói chung trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Công tác giám sát đối với hoạt động định tội danh của các cơ quan tiến hành tố tụng phải được đưa vào chương trình công tác hàng năm. Tòa án cấp tỉnh cần tổ chức cuộc họp thường lệ, chuyên đề và bất thường để thẩm tra báo cáo kết quả hoạt động định tội danh của các cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức phiên giải trình về công tác điều tra, truy tố, xét xử trên địa phương. Qua đó, bước đầu chấn chỉnh, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Từ đó làm cơ sở, bài học cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung khi định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung và đối với Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản riêng trong phối hợp thực hiện hoạt động định tội danh. Qua đó, phát hiện, kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng khắc phục kịp thời những sai sót trong tố tụng.

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm mọi hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng đều chịu sự thanh tra, kiểm

tra của Chính phủ, đồng thời khắc phục tình trạng công tác thanh tra, kiểm tra gây khó khăn, phiền hà cho hoạt động định tội danh của các cơ quan tiến hành tố tụng. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức các cơ quan tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 77 - 79)