Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tội phạm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 46 - 52)

sản theo cấu thành tội phạm cơ bản

2.2.1.1. Kết quả đạt được

Với tinh thần trách nhiệm của toàn thể công chức hai cấp trong hệ thống ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã thực hiện tốt việc giải quyết các loại án theo đúng thời hạn quy định và đúng pháp luật. Tổng số lượng các vụ án hình sự về tội LDTNCĐTS được xử lý từ từ 2014 đến 2020 tỉ lệ rất cao. Từ năm 2014 đến năm 2020, TAND hai cấp tỉnh Bình Dương đã xét xử 93 vụ/220 bị cáo về tội LDTNCĐTS. Trong đó có 05 vụ án có kháng cáo, không có kháng nghị đã xử phúc thẩm. Phân tích thực tiễn định tội danh theo CTTP cơ bản thì tổng số lượng các vụ án về Tội LDTNCĐTS được phát hiện, điều tra và xử lý chiếm tỉ lệ rất cao, quá trình tiến hành điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm LDTNCĐTS được bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Qua khảo sát 93 bản án Tội LDTNCĐTS không có trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy án và yêu cầu điều tra lại, không có trường hợp nào sửa phần tội danh. Y án sơ thẩm 03 vụ, còn lại cải sửa về mức hình phạt tù theo hướng có lợi cho các bị cáo. Phân tích thực tiễn nêu trên thể hiện kết quả của hoạt động định tội danh chính xác theo quy định pháp luật.

2.2.1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong định tội danh theo cấu thành cơ bản và nguyên nhân

Qua thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Bình Dương trong những năm qua cho thấy quá trình giải quyết loại tội phạm này về cơ bản là chính xác và khách quan. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn, vướng mắc sau:

Thứ nhất, xác định thời điểm xuất hiện ý thức chiếm đoạt tài sản làm cơ sở để xử lý về tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) hoặc tội LDTNCĐTS (Điều 175 BLHS năm 2015).

Như đã phân tích, thủ đoạn gian dối của người phạm tội trước khi nhận tài sản của bị hại là dấu hiệu nhận diện về mặt khách quan của tội LĐCĐTS. Hành vi phạm tội sẽ cấu thành tội LDTNCĐTS hoặc ở các tội danh tương ứng khác trong BLHS xảy ra trong trường hợp ý định chiếm đoạt tài sản của bị hại xuất hiện sau khi chủ sở hữu giao tài sản cho người phạm tội. Vấn đề hết sức khó khăn của chủ thể có thẩm quyền định tội danh là chứng minh ý định chiếm đoạt tài sản của người phạm tội xuất hiện trước hay sau khi được chuyển giao tài sản. Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự chủ yếu chủ thể có thẩm quyền định tội danh gặp nhiều khó khăn trong việc xác định thời điểm này sinh ý định chiếm đoạt. Vụ án sau đây là ví dụ điển hình:

Theo bản án sơ thẩm số 72/2017/HSST ngày 31-5 -2017 của Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát, Cao Văn Hoàn có mối quan hệ quen biết với chị Nông Thị Liệu. Trên đường chở chị Liệu đi làm, chị Liệu hỏi Hoàn hôm nay có đi đến công ty không thì Hoàn trả lời có. Sau khi chở bà Liệu đi làm như thường ngày, Hoàn điều khiển xe mô tô Yamaha Sirius biển số 61G1-443.82 đi cầm cố lấy số tiền 7.000.000 đồng mua điện thoại di động hiệu Iphone 5, trả nợ, nạp thẻ trò chơi điện tử và ăn uống, trả tiền thuê xe và còn lại 239.000 đồng. Sau đó, Hoàn gọi điện và nhắn tin cho bà Liệu nói dối là xe mô tô Yamaha Sirius biển số 61G1-443.82 đã bị người thân cầm cố và kêu bà Liệu tìm mượn 7.000.000 đồng để chuộc lại xe. Vụ việc đã được TAND thị xã Bến Cát xét xử và xử phạt bị cáo 13 tháng tù tù về tội LDTNCĐTS. Bị cáo Hoàn không kháng cáo.

Trong vụ án này, trong quá trình điều tra bị cáo Hoàn rất ngoan cố quanh co chối tội, không nhận hành vi phạm tội của mình. Hoàn cho rằng chị

Liệu đồng ý giao xe cho Hoàn chứ Hoàn không có tự ý chạy xe của chị Liệu. Trong vụ án này Hoàn đã lợi dụng lòng tin của chị Liệu để sau khi có được xe của chị Liệu và nảy sinh ý định chiếm đoạt. Một câu hỏi đặt ra là bị cáo nảy sinh ý định chiếm đoạt xe trước hay sau khi nhận xe. Nếu đặt giả thuyết bị cáo phạm tội LĐCĐTS thì hiểu như thế nào cho chính xác hành vi gian dối của bị cáo và việc bị hại tự giao xe cho bị cáo quản lý. Do đó có sự nhầm lẫn giữa hai tội này. Tuy nhiên, ở tội LDTNCĐTS, người phạm tội có được tài sản thông qua những hợp đồng hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự và người phạm tội nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của bị hại sau khi được bị hại giao tài sản.

Thứ hai, xác định dấu hiệu bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản làm cơ sở để xử lý về tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) hoặc tội LDTNCĐTS (Điều 175 BLHS năm 2015).

Khi kinh tế thị trường phát triển thì tình hình tội phạm cũng theo sự phát triển kinh tế mà tăng cao với thủ đoạn tinh vi hơn. Đặc biệt phải kể đến sự diễn biến phức tạp của tội LDTNCĐTS. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy quá trình định tội danh trong giai đoạn điều tra vẫn tồn tại vấn đề "hình sự hóa" và "phi hình sự hóa" các quan hệ tranh chấp. Xác định dấu hiệu bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là một trong những vấn đề tương đối khó chứng minh trong quá trình giải quyết các vụ án LDTNCĐTS và vẫn còn xuất hiện nhiều cách hiểu không giống nhau.

Trường hợp “Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong tư duy áp dụng pháp luật vì chưa được hướng dẫn cụ thể. Hiểu như thế nào về trường hợp bỏ trốn với mục đích chiếm đoạt tài sản của bị hại cho đúng là một vấn đề còn nhiều quan điểm khác nhau. Trong quá trình định tội danh có quan điểm quyết định kết luận tội danh cho người thực hiện hành vi chiếm đoạt tội LDTNCĐTS khi chủ

thể thực hiện hành vi chiếm đoạt bỏ trốn khỏi nơi cư trú sau khi nhận tại sản hợp pháp. Điều này không phù hợp trong thực tế giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến tội phạm xâm phạm quyền sở hữu vì có những trường hợp hành vi bỏ trốn không nhằm trốn tránh chủ sở hữu tài sản bị chiếm đoạt. Vụ án dưới đây thể hiện nội dung trên:

Nguyễn Ngọc An, Giám đốc Công ty TNHH MTV Ngọc An kinh doanh kinh doanh xuất khẩu gạo. Năm 2017 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới nên Công ty không trả được nợ khi đến hạn. Rất nhiều chủ nợ đến Công ty đe dọa hành hung giám đốc. Do sợ bị đánh, giám đốc bỏ trốn sang Thái làm việc kiếm tiền trả các khoản nợ. Như vậy, giám đốc bỏ trốn không phải mục đích chiếm đoạt tài sản của chủ nợ mà để làm việc trả nợ. Nguyên nhân khách quan không trả nợ được là không thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh gạo.

Nếu chiếu theo điểm b khoản 1 Điều 175 BLHS thì hành vi sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản được hiểu như thế nào là đúng? Liên hệ thực tiễn trên địa phương tỉnh Bình Dương đã xảy ra hàng trăm chủ hụi vỡ nợ vì không có khả năng chi trả cho thành viên góp hụi. Thành viên góp tiền cho chủ hụi không thể chứng minh quá trình giao tiền cho chủ hụi. Chủ hụi thì cho rằng không vi phạm Bộ luật hình sự vì không có văn bản nào thể hiện việc giao nhận tiền giữa chủ hụi và thành viên góp tiền nên đã bỏ đi nơi khác sinh sống không cho các thành viên góp tiền biết nơi cư trú mới. Vậy câu hỏi đặt ra chủ hụi có được xem là bỏ trốn không khi vắng mặt của chủ hụi Luật cư trú không quy định phải khai báo nơi chuyển đến. Trường hợp này chủ thể có thẩm quyền định tội danh phải chứng minh song song hành vi lẫn trốn các thành viên góp tiền hụi của chủ hụi là nhằm mục đích chiếm đoạt tiền góp hụi của các thành viên góp tiền hụi thì mới đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS.

Thứ ba, khi nào xác định người phạm tội không có khả năng trả lại tài sản cho bị hại vì đã sử dụng tài sản chiếm đoạt vào mục đích bất hợp pháp

Chủ thể có thẩm quyền định tội danh bằng tư duy lý luận về định tội danh cần kết hợp hài hòa các yếu tố và mặt khách quan và chủ quan để đưa ra kết luận định tội danh chuẩn xác trên cơ sở thực hiện đúng Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự đối với tội LDTNCĐTS. Vấn đề đặt ra là hiểu sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp? Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hành vi sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp của tội LDTNCĐTS. Những hành vi sử dụng tài sản do mình đang quản lý tương ứng hành vi được quy định là tội phạm theo Bộ luật hình sự thì gọi là mục đích bất hợp pháp. Cụ thể: hành vi tổ chức đánh bạc, cho vay với lãi suất vượt mức quy định theo mức lãi suất quy định của Ngân hàng nhà nước…Đây là quan điểm được các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Dương áp dụng trong quá trình thực hiện hoạt động định tội danh tội LDTNCĐTS. Quan điểm này đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập trong hoạt động thực tiễn giải quyết loại tội phạm này trong việc không thu thập được chứng cứ để chứng minh việc đánh bạc có thực tế xảy ra hay không khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội khai đã sử dụng số tiền vay để đi đánh bạc và đã bị thua hết. Để kết luận hành vi của người chiếm đoạt tài sản của bị hại là bất hợp pháp là vấn đề nang giải trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải có chứng cứ trực tiếp xác định việc đối tượng đã tham gia đánh bạc thì mới có đủ cơ sở kết luận đã tham gia đánh bạc, đã sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp. Hoặc có quan điểm cho rằng khi chỉ có lời khai của người thực hiện tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải có chứng cứ gián tiếp xác định việc đối tượng đánh bạc (nghe đối tượng hoặc người khác nói lại) là đã có cơ sở kết luận vì theo điều luật quy định thì vấn đề cần chứng minh là việc sử dụng tài sản một cách bất hợp pháp chứ

không phải chứng minh hành vi sử dụng tài sản bất hợp pháp. Với quan điềm này không mang ý thức chủ quan của chủ thể có thẩm quyền định tội danh, rất dễ dẫn đến oan, sai định tội danh sai, ảnh hưởng đến quyền con người được quy định trong Hiến pháp.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 78/2019/HSST ngày 12/11/2019 của Tòa án nhân thành phố Thủ Dầu Một, bị cáo T đã ký hợp đồng vay tài sản từ Ngân hàng Cổ phần Công thương Việt Nam với số tiền 3.000.000.000 đồng và thế chấp cho Ngân hàng 02 chiếc ô tô hiệu Ranger Rover Vogue LWB (giá trị tại thời điểm mua là 8,715 tỷ đồng). Ngân hàng đã giao cho T 01 chiếc ô tô hiệu Ranger Rover Sport 2.0P 300PS SE để quản lý, sử dụng và trong hợp đồng thế chấp ghi rõ nội dung nghiêm cấm mọi hành vi chuyển nhượng, cầm cố, cho thuê khi không được sự đồng ý của Ngân hàng. Quá trình vay, T đã mang 01 chiếc ô tô hiệu Ranger Rover Sport 2.0P 300PS SE bán cho người khác, tổng trị giá 5,1 tỷ đồng. T sử dùng số tiền bán xe có đước để trả một phần tiền nợ gốc và lãi cho Ngân hàng, một phần tiền trả nợ vay của người khác, số tiền còn lại sinh hoạt gia đình. T soạn hợp đồng giả về việc cho thuê chiếc ô tô hiệu Ranger Rover Sport 2.0P 300PS SE giá 5.000.000 đồng/tháng. Sau khi phát hiện T có hành vi làm hợp đồng giả và đã bỏ trốn khỏi địa phương đến hạn thanh toán Hợp đồng tín dụng cho Ngân hàng. Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát xử phạt T 7 năm tù về tội LDTNCĐTS. Vẫn có quan điểm cá nhân xác định hành vi lừa ngân hàng để chiếm đoạt tài sản T đã thế chấp của T đủ yếu tố cấu thành tội LĐCĐTS. Hoặc có một số ý kiến khác cho rằng T không phạm tội, do thiếu nợ quá nhiều của các con nợ khác và bị đe dọa tính mạng nên phải bán xe đang thế chấp rồi lánh mặt chứ không có ý định bỏ trốn và xe đó cũng là tài sản của T, T cũng dùng tiền bán xe để trả nợ cho Ngân hàng khắc phục một phần hậu quả. Theo quan điểm của tác giả,

hành vi của T đã đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS mặc dù hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về hành vi sử dụng tài sản đã vay, mượn nhằm mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương xuất hiện nhiều hành vi LDTNCĐTS như hành vi của các công ty Đầu tư Bất động sản ký kết rất nhiều hợp đồng sang nhượng đất trả góp các dự án khu dân cư tại Bến Cát, Thủ Dầu Một. Các bị hại trước khi ký hợp đồng không hề biết các công ty trên không thực hiện đăng ký kinh doanh bất động sản theo Luật kinh doanh Bất động sản và các Luật liên quan nên khi ký kết hợp đồng hoàn thành mới được thông tin không thể sang tên trước bạ do không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất của dự án. Lúc này các bị hại tiến hành khởi kiện tranh chấp dân sự đối với các công ty trên để đòi tiền vì không được các công ty chi trả lại tiền. Đối với những trường hợp này, bị đơn không hợp chấp hành theo giấy triệu tập của Tòa án sau khi nhận các văn bản tố tụng dẫn đến vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại. Đối với những trường hợp này cơ quan điều tra nhận định nếu thụ lý các vụ việc này sẽ là “hình sự hóa”

quan hệ dân sự và đã khuyến khích các bị hại khởi kiện tranh chấp dân sự làm mất niềm tin trong người dân, vô hình chung cơ quan điều tra đã bỏ qua tư duy lý luận về định tội danh đúng theo Bộ luật hình sự đối với những trường hợp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 46 - 52)