Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm nguyên tắc tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 36)

tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự

Điều 26 BLTTHS năm 2015 quy định về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử một cách rõ ràng, có nhiều nội dung cụ thể hóa, bảo đảm nguyên tắc này được thực hiện trên thực tế, nhằm bảo đảm quyền con người, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm, nhanh chóng xác định sự thật khách quan của vụ án. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm bằng việc quy định và thực hiện quyền bình đẳng của các chủ thể tố tụng trong việc đưa

ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu trong quá trình tố tụng, đặc biệt là ở phiên tòa xét xử, trước người trọng tài công minh là Tòa án - HĐXX, có vai trò độc lập với hai bên. Nếu bên buộc tội và bên gỡ tội không thực sự bình đẳng và Tòa án không giữ vị trí độc lập trong quá trình xét xử thì sẽ không có tranh tụng hoặc tranh tụng chỉ mang tính hình thức, nửa vời. Một trong các điều kiện quan trọng để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng được thực hiện trong việc xét xử các vụ án hình sự là bên buộc tội và bên gỡ tội phải thực sự bình đẳng với nhau, Tòa án phải đóng vai trò là trọng tài, thực sự trung lập, độc lập và khách quan đảm bảo cho hai bên công bằng, có các điều kiện như nhau khi thực hiện chức năng của mình. Trước hết, nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi pháp luật tố tụng hình sự phải bảm đảm cho các bên tranh tụng có đầu đủ các phương tiện cần thiết để thực hiện được chức năng của mình, phương tiện của hai bên phải tương xứng nhau và phù hợp với mục đích thực hiện các chức năng tương ứng của mình. Từ đó mới tạo ra cơ hội ngang bằng trong việc chưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu giữa các bên tranh tụng trước HĐXX. Sẽ là bất bình đẳng khi pháp luật dành cho một bên nào đó quá nhiều cơ hội để tạo ra phương tiện giúp bảo vệ quan điểm của mình, còn bên kia lại được giành cho quá ít cơ hội. Để tranh tụng có hiệu quả, trong quá trình này các chủ thể tố tụng phải được bình đẳng với nhau trong việc tìm kiếm, thu thập các tài liệu, đồ vật (chứng cứ) liên quan đến vụ án cũng như cung cấp các tài liệu, đồ vật đó cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đưa vào hồ sơ vụ án để Tòa án khi xét xử có cơ sở thực hiện chức năng xét xử của mình.

Thứ hai, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm bằng việc quy định các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do VKS chuyển đến Tòa án phải đầy đủ và hợp pháp. Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do VKS chuyển đến Tòa án để xét xử là kết quả của cả quá trình điều tra và truy tố, sẽ

là cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn quan trọng để Tóa án khi thực hiện chức năng xét xử đặt được mục đích là xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Muốn đạt được mục đích đó, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sưo phải đầy đủ và hợp pháp. Quy định này xác định trách nhiệm của cả cơ quan có thẩm quyền điều tra, nghiên cứu hồ sơ điều tra để quyết định việc truy tố. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội. VKS phải xuất phát từ yêu cầu của nguyên tắc xác định sự thật vụ án để tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ của CQĐT. Bảo đảm hồ sơ vụ án phải chứa đựng cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, và các chứng cứ đó phải được rút ra từ các nguồn luật định, được thu thập theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015, thì đã mở rộng quyền thu thập chứng cứ cho cả người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bảo chữa cũng như quy định khi nghiên cứu hồ sơ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu xác định cần xém xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Tòa án không thể bổ sung tại phiên tòa hoặc trường hợp xác định có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho VKS yêu cầu điều tra bổ sung.

Thứ ba, tranh tụng trong xét xử được bảo đảm bằng việc quy định Tòa án có trách nhiệm bảo đảm và tạo điều kiện cho các chủ thể tranh tụng thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ. Nguyên tắc tranh tụng phân định rõ ràng chức năng của các bên tranh tụng và Tòa án trong tố tụng hình sự, trong đó, để bảo đảm tranh tụng được thực hiện theo đúng nghĩa của nó thì chức năng xét xử của Tòa án phải tách khỏi chức năng buộc tội và chức năng vào chữa. Tòa án phải thực sựu là người trọng tài công minh khi phân xử. Để thực hiện chức năng là người trọng tài, đứng giữa hai bên thì Tòa án phải có thái độ thật

sự khách quan, vô tư và công minh. Tại phiên tòa, HĐXX không thể bị ràng buộc bởi các yêu cầu, đề nghị của các bên, không được biểu lộ chính kiến của mình về những vấn đề thuộc nội dung vụ án cũng như kết luận về các chứng cứ đang được xác minh, xem xét tại phiên tòa.

Tiểu kết chương 1

Có thể nói, với việc Hiến định nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” và việc cụ thể hóa nội dung nguyên tắc này trong các thủ tục tố tụng của BLTTHS năm 2015 đã phản ánh bước tiến của nền tư pháp nước nhà, tạo sự chuyển biến về chất, có tính quyết định đối với hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự, mở rộng và tăng cường tính dân chủ, công khai, công bằng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, quyền công dân, tạo ra các khả năng và điều kiện tốt nhất để họ thực hiện quyền tự bào chữa, bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa của bị can, bị cáo, bảo đảm quá trình giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, triệt để, vô tư, giải quyết vụ án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tố tụng hình sự trong tình hình mới.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN

HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)