Đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 40 - 58)

đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Những thành quả đạt được

Một là, chất lượng xét xử các vụ án ngày càng được nâng cao:

Trước những tình hình của địa phương nêu trên, các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk, nhất là các cơ quan tư pháp đã phối hợp chặt chẽ, chủ động dự báo tình hình và kịp thời xây dựng chiến lược, đưa ra các biện pháp đấu tranh, phòng chống có hiệu quả cao đối với tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác phòng ngừa. Theo báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác hằng năm, TAND và VKSND hai cấp tỉnh Đắk Lắk luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và các chỉ tiêu, yêu cầu mà các Nghị quyết của Quốc hội, văn bản của TAND tối cao và VKSND tối cao đã đề ra. Cụ thể:

Tỷ lệ giải quyết các vụ án hình sự của TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk trong 05 năm liền luôn đạt tỷ lệ cao, vượt chỉ tiêu TAND tối cao đề ra. Trong đó, năm 2019 tỷ lệ giải quyết án cao nhất 95%, năm 2017 là năm có tỷ lệ giải quyết án thấp nhất 91%. Việc xét xử được đảm bảo đúng thời hạn pháp luật quy định, chất lượng giải quyết các vụ án đạt kết quả cao, án bị hủy và cải sửa chiếm tỷ lệ thấp, kết quả xét xử luôn vượt chỉ tiêu đề ra, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm, hạn chế tối đa việc oan sai, bỏ lọt người phạm tội, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk.

Trong công tác xét xử các vụ án hình sự trong 05 năm liên tiếp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk luôn đảm bảo đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Khắc phục được tình trạng chậm chuyển giao bản án, quyết định, chậm tống đạt các văn bản tố tụng cho bị cáo, bị hại, những người tham gia tố tụng và những người có liên quan. Công tác xét xử của Tòa án được nâng cao cả về hiệu quả và chất lượng, đảm bảo các phán quyết của Tòa án phải đúng pháp luật, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, chú trọng, đẩy mạnh chất lượng tranh tụng tại phiên tòa.

Thực tế cho thấy chất lượng tranh tụng tại phiên tòa của Kiểm sát viên VKSND tỉnh Đắk Lắk và của cả đội ngũ Luật sư bào chữa trong 05 năm qua đạt hiệu quả cao, không để xảy ra trường hợp nào oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Đây là kết quả của việc thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát tin báo tố giác tội phạm, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử nhưng quan trọng là do chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự của Kiểm sát viên được chú trọng, ngày càng được nâng cao; đảm bảo việc bảo vệ được quan điểm mà Viện kiểm sát truy tố. Hầu hết tại phiên tòa xét xử, mức hình phạt HĐXX tuyên đều nằm trong phạm vi đề nghị của Viện Kiểm sát, có một số ít trường hợp tuyên mức hình phạt cao hoặc thấp hơn mức đề nghị nhưng vẫn đảm bảo quy định, tính nghiêm minh của pháp luật, mục đích giáo dục, cải tạo đối với bị cáo cũng như răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội.

Hai là, sự bình đẳng của các bên tham gia tranh tụng được bảo đảm:

Kể từ sau khi các nghị quyết về chiến lược cải cách tư pháp của Bộ Chính trị được ban hành, các cơ quan tố tụng như VKS, TA và những người tham gia tố tụng đã nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong quá trình tham gia tố tụng. Do đó, trong phiên tòa xét xử, bên buộc tội và bên gỡ tội (bên bào chữa), có sự bình đẳng với nhau hơn về các quyền cũng như

nghĩa vụ, vì vậy vai trò của TA ngày càng được phát huy, quá trình giải quyết vụ án ngày càng nhanh chóng hơn. Trong những năm qua, số lượng các vụ án có Luật sư tham gia bào chữa ngày càng tăng, góp phần tạo nên sự bình đẳng của các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa.

Để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, VKSND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo tăng cường cán bộ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự; thực hiện thông khâu kiểm sát điều tra – kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, theo đó Kiểm sát viên làm nhiệm vụ kiểm sát điều tra, đồng thời tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm phải nắm chắc hồ sơ, chủ động hơn trong việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Do đó, công tác thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đều tích cực và chủ động hơn, nắm chắc chứng cứ của vụ án, chuẩn bị đề cương xét hỏi, phát biểu luận tội, quan điểm đối đáp tại phiên tòa chặt chẽ, sắc bén, công khai dân chủ hơn, để cùng với HĐXX tìm ra sự thật khách quan của vụ án, thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hầu hết, những nội dung Kiểm sát viên phát biểu tranh luận tại phiên tòa đều được HĐXX chấp nhận và những người tham gia phiên tòa đồng tình. Thông qua công tác kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, VKS các cấp đã tập hợp các dạng vi phạm để kiến nghị yêu cầu Tòa án cùng cấp rút kinh nghiệm trong công tác xét xử và thông báo rút kinh nghiệm về công tác kiểm sát xét xử; lựa chọn những bản luận tội, đề cương tranh luận có chất lượng tại phiên tòa rút kinh nghiệm chung làm mẫu, phổ biến rộng trong toàn ngành để nghiên cứu, thực hiện. VKS cũng dần nhận thức được vị trí và vai trò của mình trong việc xét xử các vụ án, từ đó, hoạt động tranh tụng tại các phiên tòa hình sự được chú trọng và đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, KSV đóng vai trò là bên buộc tội tích cực tham gia tranh

tụng một cách bình đẳng với bên bào chữa, không còn xảy ra tình trạng lấy lí do nhân danh nhà nước mà áp đặt, không tranh luận hoặc giữ nguyên qua điểm truy tố khi tranh luận với Luật sư và người tham gia tố tụng khác. Từ đó góp phần tạo ra sự bình đảng giữa các bên trong quá trình tranh tụng. TA giữ vai trò điều hành, đề nghị VKS tranh luận lại với Luật sư để làm rõ vấn đề khách quan của vụ án khi KSV từ chối tranh luận hoặc né tránh những câu hỏi khó của Luật sư và những người tham gia tố tụng khác.

Vụ án thứ nhất: Điểm tiến bộ này phần nào được minh chứng qua

phiên tòa xét xử vụ án “Vận chuyển hàng cấm” xảy ra trên địa bàn huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk. Nội dung vụ án tóm tắt như sau:

Khoảng 12 giờ ngày 07/01/2018, Lê Thị Ánh Thủy thuê Đào Duy Vũ điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 47C-125.48 vận chuyển hành khách từ thành phố Buôn Ma Thuột lên huyện Krông Bông và ngược lại. Khoảng 13 giờ 30 phút cùng ngày, xe lên đến bến xe huyện Krông Bông, Vũ dừng xe ở đó rồi đi ăn uống và đi chơi. Tại đây, Thủy mua một số hàng hóa đưa về thành phố Buôn Ma Thuột bán lại kiếm lời. Sau khi cất giấu toàn bộ số hàng hóa trên vào trong thùng xe, Thủy gặp một người phụ nữ lạ mặt (không rõ nhân thân địa chỉ) thuê chở 5.000 bao thuốc lá điếu hiệu Jet từ Km50 Quốc lộ A về thành phố Buôn Ma Thuột với giá cước 150.000 đồng, Thủy đồng ý và cho người phụ nữ số điện thoại để liên lạc. Khoảng 19 giờ cùng ngày, Đào Duy Vũ lái xe về thành phố, trên đường đi Thủy nói với Vũ đến Km50 Quốc lộ A Vũ dừng xe để bốc 5.000 bao thuốc lá điếu hiệu Jet, được đựng trong 10 bao gai màu xanh lên sau cốp xe. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, Vũ điều khiển xe ô tô đến Km 25+300 Quốc lộ A thuộc địa phận xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk thì bị lực lượng Công an huyện Cư M’Gar phát hiện bắt quả tang, thu giữ 5.000 bao thuốc lá điếu hiệu Jet cùng toàn bộ số hàng hóa trên xe.

Trong phần tranh luận, KSV và Luật sư đều thống nhất ý kiến về định tội danh, là các bị cáo Lê Thị Ánh Thủy và Đào Duy Vũ cùng phạm tội “Vận chuyển hàng cấm”, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 191 BLHS năm 2015. Luật sư bào chữa cho bị cáo Thủy đề nghị HĐXX áp dụng Điều 54 BLHS năm 2015 để xử phạt bị cáo dưới khung hình phạt và đề nghị tuyên phạt bị cáo Thủy bằng hình thức phạt tiền với các lý do bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội và bị cáo còn đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, Kiểm sát viên đại diện VKS tranh luận rằng bị cáo Lê Thị Ánh Thủy có tiền sự, nhiều lần bị xử lý hành chính về hành vi vi phạm trật tự quản lý kinh doanh và gian lận thương mại Nhà nước, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, là hành vi nguy hiểm hơn so với các hành vi đã bị xử phạt hành chính trước đó nên không thể xem là ăn năn, hối cải. Bị cáo chỉ có một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là “Nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi”, nên không đủ điều kiện áp dụng Điều 54 BLHS năm 2015 để tuyên mức hình phạt dưới khung hình phạt và áp dụng hình phạt tiền đối với bị cáo là không đúng quy định, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. HĐXX chấp nhận tranh luận của KSV, tuyên bị cáo Lê Thị Ánh Thủy phạm tội “Vận chuyển hàng cấm”, xử phạt bị cáo 02 năm tù, thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Sự bình đẳng giữa các bên theo đúng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử còn được thể hiện ở việc hiện nay tại Tòa cũng đã thay đổi vị trí các chỗ ngồi trong HĐXX cho phù hợp với các chủ thể tranh tụng. Theo đó, KSV đại diện VKSND giữ quyền công tố tại phiên tòa và người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia tố tụng được bố trí đối diện và ngang hàng với nhau. Việc quy định vị trí trong phòng xét xử như trên nhằm đảm bảo quyền bình đẳng trước Tòa án, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của đương sự, bên cạnh đó thể hiện vị trí, vai trò trung tâm của HĐXX. Những thay đổi của phòng xử án mới sẽ tác động tích cực tới chất lượng xét xử, bởi việc tranh tụng tại tòa đảm bảo bình đẳng, dân chủ và khách quan hơn.

Ba là, bảo đảm tính khách quan, thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ nâng cao chất lượngtranh luận tại phiên tòa và vai trò của Tòa án:

Kể từ sau khi Nghị quyết 49 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp ra đời, với mục đích nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa, việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ và tranh luận giữa các bên tại phiên tòa đã đạt những hiệu quả tích cực. KSV tham gia phiên tòa nghiên cứu kỹ hồ sơ, các căn cứ pháp luật, đã làm tốt đề cương xét hỏi, đề cương tranh luận, chuẩn bị, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ buộc tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (đối với phiên tòa sơ thẩm), các chứng cứ xoay quanh kháng cáo của bị cáo, bị hại, kháng nghị của VKS (đối với phiên tòa phúc thẩm), thực hiện tốt việc ghi chép diễn biến và những tình huống mới phát sinh tại phiên tòa. KSV đã chuẩn bị các phương pháp xét hỏi để làm sáng tỏ các chứng cứ, tài liệu thu thập được để có cơ sở tranh luận với những người tham gia tố tụng khi họ khai thác tài liệu điều tra và tham gia đối đáp làm rõ từng vấn đề mà Luật sư, người bào chữa đưa ra đều có căn cứ pháp luật. Việc CQĐT, VKS tiến hành kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách kỹ càng, tuân thủ pháp luật đã góp phần làm số lượng vụ án được đưa ra xét xử đạt được hiệu quả cao, kết quả quan điểm xét xử vụ án mà VKS đề nghị, được TA chấp nhận ngày càng được nâng cao. Qua đó cho thấy việc kiểm tra đánh giá chứng cứ để buộc tội là một trong những khâu quan trọng, góp phần đảm bảo các yêu cầu tranh tụng đặt ra.

Một số luật sư bào chữa cho bị cáo có trách nhiệm rất cao với mục đích bảo vệ cho thân chủ của mình, nghiên cứu chi tiết hồ sơ vụ án, tham gia đặt nhiều câu hỏi cho bị cáo, bị hại, người liên quan và những người tham gia tố tụng khác để tìm ra các chứng cứ gỡ tội, các tình tiết có lợi, để đề nghị HĐXX xem xét về nhân thân, hành vi phạm tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như mức hình phạt cho bị cáo. Luật sư bào chữa tích cực nghiên cứu hồ sơ vụ án, tìm ra những vi phạm về thủ tục tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như hướng dẫn bị cáo, người nhà bị cáo thực hiện các thủ tục khi tham gia tố tụng. Hoặc đối với Luật sư bào chữa cho người chưa thành niên, người bị hạn chế về năng lực, người được chỉ định Luật sư bào chữa có thể làm đơn kháng cáo bản án khi quyết định bản án sơ thẩm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp đối với thân chủ, bị cáo và trong nhiều trường hợp luật sư đã thực hiện tốt trách nhiệm bào chữa và quyền kháng cáo của mình.

Vụ án thứ hai: Vụ án “Vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ” xảy ra trên địa bàn huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk, nội dung vụ án:

Nội dung vụ án như sau: Khoảng 16h ngày 09/01/2016, Dương Xuân Thi (chưa có giấy phép lái xe hạng B1) điều khiển xe máy kéo bánh lốp nhãn hiệu Massey Ferguson 690 đi trong đường rẫy của gia đình, khi thấy Trần Tuấn Anh ngồi bên đường để chân ra phần lề đường rẫy, do chủ quan nghĩ rằng cho xe đi qua sẽ tránh được chân của Tuấn Anh nên đã không dừng xe, vì vậy đã để bánh sau xe máy kéo tông qua chân Tuấn Anh gây ra tai nạn. Hậu quả anh Tuấn Anh bị thương tổn hại 38% sức khỏe.

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm của TAND huyện M’Đrắk, bị cáo Dương Xuân Thi kêu oan, cho rằng bản thân không phạm tội. Có 06 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo. Luật sư tranh luận xác định có vi phạm nghiêm trọng, đề nghị cấp phúc thẩm làm rõ máy cày mà bị cáo Thi lái có được xem là phương tiện giao thông hay không; xem xét, làm rõ đoạn đường mà bị cáo lái máy cày

xảy ra tai nạn có phải là đường giao thông hay không. Ngoài ra, tòa cũng cần làm rõ cơ chế va chạm gây ra tai nạn, từ đây mới xác định được các bị cáo có tội hay không có tội, đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại từ đầu do cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng, bỏ lọt nhiều chứng cứ, làm sai lệch hồ sơ...

Qua quá trình xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, HĐXX kết luận bị cáo Dương Xuân Thi có tội và chỉ chấp nhận một phần quan điểm bào chữa của các luật sư, đưa tình tiết gia đình các bị cáo có công với cách mạng, đã khắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 40 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)