Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các các hình phạt chính không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình phạt chính không tước tự do từ thực tiễn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 28 - 51)

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các các hình phạt chính không tước tự do không tước tự do

2.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước năm 2015

2.1.1.1. Giai đoạn từ sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1954

Sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, mặc dù Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vừa ra đời còn non trẻ tuy vừa phải đối phó với rất nhiều khó khăn nhưng cũng đã kịp thời ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật hình sự, thể hiện qua các sắc lệnh, như: Sắc lệnh số 50-SL ngày 09/10/1945 về việc Cấm xuất cảng thóc, gạo, ngô…; Sắc lệnh số 26-SL ngày 25/02/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hòa trừng trị nghiêm khắc những kẻ trộm cắp, phá hoại giao thông, đê điều, hệ thống thông tin liên lạc.

Trong các sắc lệnh ban hành trong giai đoạn này thì có một số sắc lệnh có liên quan trực tiếp đến việc quy định về các hình phạt chính không tước tự do ở giai đoạn này, như: Sắc lệnh số 68 ngày 30/11/1945 về việc Ấn định thể lệ về việc trưng dụng, trưng thu và trưng tập, được quy định ở Điều 12 như sau: “Người nào nhận được lệnh thư thu, trưng dụng hoặc trưng tập mà không tuân thì có thể bị phạt tiền từ một trăm đồng (100 đ) đến hai nghìn đồng (2.000 đ) và phạt tù từ sáu ngày đến ba tháng hay bị một trong hai thứ trừng phạt ấy. Tòa án có thể cho phạm nhân hưởng án treo”; Sắc lệnh số 205/SL ngày 18/8/1948 ấn định thể lệ trục xuất ngoại kiều .v.v…

Đồng thời, do không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội, nên Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945, cho tạm giữ các luật lệ cũ, trên nguyên tắc “Điều thứ 1: Cho đến

khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh này.”

Như vậy, các hình phạt chính không tước tự do ở giai đoạn này đã được quy định, áp dụng, đó là: hình phạt tiền và hình phạt trục xuất.

2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975

Trong giai đoạn này, các hình phạt chính không tước tự do tiếp tục được quy định trong pháp luật hình sự gồm có hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền, thể hiện cụ thể như sau:

+ Quy định tại Luật về chế độ báo chí, số 100-SL/L.002 ngày 20/05/1957. Điều 13 quy định:

“Báo chí nào vi phạm điều 8, sẽ bị trừng phạt: tịch thu ấn phẩm, đình bản vĩnh viễn và truy tố trước tòa án, sẽ bị phạt tiền từ mười vạn đồng (100.000 đ) đến năm mươi vạn đồng (500.000 đ), hoặc người có trách nhiệm bị phạt tù từ một tháng đến một năm hoặc cả hai hình phạt đó.

Báo chí nào vi phạm điều 9 hoặc điều 12 sẽ bị trừng phạt: tùy theo lỗi nặng nhẹ mà bị cảnh cáo, tịch thu ấn phẩm, đình bản tạm thời, đình bản vĩnh viễn, hoặc bị truy tố trước tòa án…”.

+ Quy định tại Pháp lệnh quy định về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đã được Ủy ban Thường vụ quốc hội thông qua ngày 18/01/1961; sau đó được Thông tư số 09-NV ngày 20/02/1961 hướng dẫn. Thể hiện các Điều sau:

“Điều 61

Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại đến quyền tự do bầu cử và ứng cử của công dân, thì tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có thể bị cảnh cáo hoặc bị phạt tù, nặng nhất là hai năm.

Điều 62

Nhân viên nào trong các Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử, Hội đồng giám sát việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và xã, và nhân viên nào trong các tổ chức chính quyền phạm tội giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng

mọi thủ đoạn khác để làm sai lạc kết quả cuộc bầu cử, thì tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có thể bị cảnh cáo hoặc bị phạt tù, nặng nhất là ba năm.

Điều 63

Mọi người đều có quyền và có bổn phận tố cáo các việc làm trái phép trong lúc bầu cử. Ai cản trở hoặc trả thù người tố cáo, thì tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có thể bị cảnh cáo hoặc bị phạt tù, nặng nhất là ba năm.”.

+ Quy định tại Pháp lệnh về việc bảo vệ rừng được Ủy ban Thường vụ quốc hội ban hành ngày 06/09/1972, Điều 22 có quy định về hình phạt tiền.

+ Ngoài ra còn có Pháp lệnh ngày 20-5-1981 trừng trị tội hối lộ (Điều 7), cũng có quy định về hình phạt tiền.

2.1.1.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Sau khi đất nước được giải phóng và thống nhất, theo hướng dẫn của Hội đồng chính phủ thì những văn bản pháp luật hiện hành đều được áp dụng trong cả nước. Về pháp luật hình sự, ngày 15/3/1976 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam đã ban hành Sắc lệnh số 03-SL quy định tương đối đầy đủ về tội phạm và hình phạt, trong đó quy định hệ thống hình phạt chính gồm có: cảnh cáo, quản chế, phạt tiền, tù có thời hạn, tù trung thân, tử hình. Đối với hình phạt tiền thì chưa có quy định rõ ràng tách biệt là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung. Như vậy, ở thời điểm này, các hình phạt chính không tước tự do bao gồm: hình phạt cảnh cáo, hình phạt tiền và hình phạt quản chế.

Sau khi có Hiến pháp năm 1980, một số luật và Pháp lệnh mới được ban hành cũng có quy định hình phạt tiền, có thêm về hình phạt chính không tước tự do là hình phạt cải tạo không giam giữ quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội thông qua ngày 30-12-1981. Cụ thể Điều 69 luật này quy định: “Người nào đang ở lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự mà không chấp hành đúng những quy định ... thì tuỳ mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính, bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm...”. Hay tại Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ban hành ngày 30/6/1982

quy định ở Điều 6: “Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc… thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm…”.

Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ ngày 20/05/1981 gồm 13 điều, trong đó có quy định hình phạt tiền (Khoản 1 Điều 7) quy định: “…mức phạt tiền có thể từ 1 đến 3 lần giá trị của hối lộ”.

2.1.1.4. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về các quy định về các hình phạt chính không tước tự do

Ngày 27/06/1985 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VII, toàn văn Bộ luật hình sự đầu tiên đã được quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1986. Bộ luật hình sự này thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, quy định thống nhất, hệ thống và đầy đủ về tội phạm và hình phạt.

Tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định:

“Điều 21. Các hình phạt.

1- Đối với người phạm tội, chỉ áp dụng một trong các hình phạt chính sau đây: - Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

- Cải tạo không giam giữ; cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội; - Tù có thời hạn;

- Tù chung thân; - Tử hình;” [18, tr. 7]

Như vậy hệ thống hình phạt khi đó quy định các hình phạt chính không tước tự do bao gồm: Cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ.

+ Về hình phạt cảnh cáo:

Cảnh cáo là các hình phạt chính không tước tự do nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985, bởi hình phạt này chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của người phạm tội do bị công khai khiển trách, nhắc nhở, mà không ảnh hưởng đến các quyền lợi khác của người phạm tội. Về điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo, được quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 1985. Điều 22 quy định như sau: “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.”.

So với hình phạt cảnh cáo được quy định trước năm 1985 thì hình phạt cảnh cáo trong Bộ luật hình sự năm 1985 đã có sự tiến bộ hơn do đã quy định cụ thể về phạm vi và điều kiện áp dụng hình phạt này.

+ Về hình phạt tiền:

Tại Điều 23 của Bộ luật hình sự năm 1985 quy định như sau:

“Điều 23. Phạt tiền.

Phạt tiền được áp dụng đối với người phạm các tội có tính chất vụ lợi, các tội có dùng tiền làm phương tiện hoạt động trong những trường hợp khác do luật này quy định.

Chỉ trong trường hợp có Điều luật quy định thì phạt tiền mới được áp dụng là hình phạt chính.” [18, tr. 8]

Nhận thấy, điều luật này không quy định mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt tiền mà chỉ quy định: “mức phạt tiền được quyết định theo mức độ nghiêm trọng của tội đã phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội”. Đối với người chưa thành niên phạm tội thì không áp dụng hình phạt tiền (Điều 59).

Như vậy, theo Bộ luật hình sự năm 1985, hình phạt tiền là hình phạt tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định để sung công quỹ nhà nước; nó tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người phạm tội. Đây là hình phạt chính nhưng cũng là hình phạt bổ sung của một số tội.

+ Hình phạt cải tạo không giam giữ:

Là hình phạt chính, lần đầu tiên được xuất hiện trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự nước ta, thể hiện quan điểm kết hợp giữa mục đích trừng trị của hình phạt và mục đích giáo dục. Hình phạt này được chia làm hai phần khác nhau, gồm: Cải tạo không giam giữ theo Điều 24 và Cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội theo Điều 70 Bộ luật hình sự năm 1985. Hai loại hình phạt này khác nhau về đối tượng áp dụng và hình thức thi hành. Về đối tượng áp dụng: Người phạm tội không phải là quân nhân tại ngũ thì áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ theo Điều 24, còn người phạm tội là quân nhân tại ngũ thì áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị

kỷ luật của quân đội được quy định tại Điều 70. Về hình thức thi hành hình phạt: Điều 24 quy định đối với người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì “2- Toà án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục. 3- Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và có thể bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để xung quỹ Nhà nước.” [18, tr. 8]. Đối với người phạm tội là quân nhân tại ngũ bị áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội sẽ được đưa đến đơn vị kỷ luật của quân đội thi hành (Khoản 4 Điều 24, Điều 70).

Qua nghiên cứu Bộ luật hình sự năm 1985, nhận thấy so với trước đó thì hình phạt không tước tự do nay đã được quy định trong cùng một văn bản, cùng với các hình phạt khác được quy định trong Bộ luật hình sự, tạo nên một hệ thống hình phạt có phương thức liên kết theo một trật tự thứ bậc có hệ thống từ thấp đến cao, dễ tạo thuận lợi cho việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Có thể nhận thấy hầu hết các hình phạt chính không tước tự do trong Bộ luật hình sự năm 1985 đều đã được quy định trước đó trong một số văn bản pháp luật hình sự. Quy định về các hình phạt chính không tước tự do trong Bộ luật hình sự hiện hành chính là sự kế thừa có chọn lọc, tiếp thu những ưu việt phù hợp với sự phát triển để phục vụ chính sách hình sự của nhà nước trong từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, đã có sự quy định rõ ràng về các hình phạt chính không tước tự do; phân biệt các hình phạt chính và hình phạt bổ sung; giữa hình phạt và biện pháp hành chính. Có sự thu hẹp khoảng cách giữa các hình phạt chính không tước tự do và hình phạt tước tự do về tính cưỡng chế và hậu quả pháp lý; đồng thời cũng quy định rõ nội dung và điều kiện để áp dụng các hình phạt không tước tự do.

2.1.1.5. Bộ luật hình sự năm 1999 và các quy định về các hình phạt chính không tước tự do

Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành đã thể chế hóa chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới với đặc trưng nổi bật là điều chỉnh về mặt lập pháp những chế định quan trọng, cơ bản của luật hình sự; phân hóa một cách tối

đa, nhân đạo hơn; hình sự hóa và phi hình sự hóa, bãi bỏ hình phạt tử hình ở 8 điều luật, thể hiện chính sách nhân đạo và bảo đảm nhiều hơn về quyền con người, quyền công dân. Tất cả các điều này nói lên khuynh hướng phát triển của pháp luật hình sự nước ta. Riêng về các các hình phạt chính không tước tự do được thể hiện cụ thể sau đây:

* Hình phạt cảnh cáo:

Cảnh cáo là hình phạt chính được quy định tại Điều 28.

Về điều kiện áp dụng, Điều 29 quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.” [19, tr. 61]. Như vậy có 3 điều kiện sau:

+ Điều kiện thứ nhất, phải là tội phạm ít nghiêm trọng - “là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù” (Khoản 3 Điều 8); [19, tr. 52]

+ Điều kiện thứ hai, về tình tiết giảm nhẹ thì phải có ít nhất từ hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46.

+ Điều kiện thứ ba, chưa đến mức miễn hình phạt. Theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự 1999 thì “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự. [19, tr. 76]

Trên đây là ba điều kiện đối với hình phạt cảnh cáo. Tòa án không được áp dụng hình phạt cảnh cáo với người phạm tội nếu thiếu một trong ba điều kiện này.

Về hậu quả, hình phạt này khác với chế tài cảnh cáo trong hành chính, vì hậu quả pháp lý đối với người bị kết án là án tích, tức là người bị kết án sau này sẽ trở thành người có tiền án. Theo quy định tại Điều 64 thì người bị kết án sẽ bị mang án tích trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, trừ quy định tại Điều 66.

Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạt chính không tước tự do, nó chỉ gây tổn thất về mặt tinh thần đối với người bị kết án. Về bản chất, đây là hình phạt mang tính răn đe đối với người phạm tội.

* Hình phạt tiền:

Hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự năm 1999 vừa là hình phạt chính và vừa là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính.

Điều 30 quy định:

“1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình phạt chính không tước tự do từ thực tiễn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 28 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)