Đổi mới, hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự nói chung và các quy định về hình phạt chính không tước tự do trong Bộ luật hình sự nói riêng phải cần có sự nghiên cứu đủ sâu, đủ rộng và phải có nhiều giải pháp khác nhau cùng lúc. Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật hình sự thực định, các quy định về hình phạt chính không tước tự do cùng thực tiễn áp dụng pháp luật trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không tước tự do trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai như sau:
3.1. Nâng cao ý thức của các chủ thể tiến hành tố tụng ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai về vai trò và ý nghĩa tác động tích cực của các hình phạt chính tỉnh Đồng Nai về vai trò và ý nghĩa tác động tích cực của các hình phạt chính không tước tự do, tránh “định kiến” chỉ ưu tiên áp dụng hình phạt tù.
Để giải pháp này được có kết quả tốt thì cần làm nghiêm túc các nội dung theo trình tự sau:
- Cần đào tạo các thẩm phán ngoài chuyên môn cao thì còn phải có cảm xúc, trách nhiệm, bản lĩnh và chỉ tuân theo pháp luật; và nếu không có tiêu chí này thì không bổ nhiệm/tái bổ nhiệm.
- Có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể các điều kiện áp dụng đối với các hình phạt chính không tước tự do như quy định chặt chẽ đối với án treo. Từ đó mới có căn cứ cũng như sẽ tránh được “định kiến” chỉ ưu tiên áp dụng hình phạt tù như tình trạng đang diễn ra hiện nay.
- Cần tách bạch trách nhiệm của thẩm phán và kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, khi đó giữa tòa và viện sẽ có “sự độc lập mong muốn” và sự tuân thủ pháp luật cũng sẽ được trọng hơn (cũng bởi có những vụ án vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhưng kiểm sát đã không kịp
thời phát hiện dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng, ví dụ như vụ án đang được quan tâm nhất gần đây là vụ án Hồ Duy Hải. Hoặc nếu được, tác giả đề xuất tòa án chỉ làm tốt một công việc là xét xử, là làm đúng theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu bên công tố truy tố không đúng luật thì cứ căn cứ theo luật mà bác; được vậy, nền tư pháp nước ta chắc không cần cải cách gì nhiều).
- Cần có quy định thiết thực, khả thi hơn Quyết định số 120 của Tòa án nhân dân Tối Cao như đã phân tích trên để tránh các quy định mang tính hình thức từ đó dẫn đến các thẩm phán chỉ tìm cách đối phó để mong “tồn tại” (nếu Quyết định số 120 mà được thực thi một cách triệt để thì hiện nay Việt Nam sẽ thiếu thẩm phán trầm trọng).