Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015-2019
2.2.1. Thực trạng áp dụng hình phạt cảnh cáo
Theo số liệu thống kê trong thời gian 05 năm cho thấy: Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa đã không áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với bị cáo nào trong việc xét xử các vụ án hình sự, cụ thể số liệu như ở bảng sau:
Bảng 2.1. Số liệu thống kê hình phạt cảnh cáo từ năm 2015 đến năm 2019
Năm Tổng số bị cáo Số bị cáo bị phạt cảnh cáo
Số lượng Tỷ lệ (%) 2015 1.207 0 0 2016 1.160 0 0 2017 865 0 0 2018 853 0 0 2019 910 0 0 Tổng cộng 4.995 0 0
(Nguồn: Báo cáo của TAND Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
Các số liệu trên thể hiện, ngành tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa đã không sử dụng các quy định pháp luật của hình phạt cảnh cáo mặc dù đây cũng là
sự Việt Nam quy định. Trong khi, tổng số bị cáo được tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa đưa ra xét xử trong 05 năm là một con số thực sự khổng lồ: 4.995 bị cáo, nhưng tỷ lệ tuyên án phạt cảnh cáo đối với các bị cáo chỉ là con số 0%.
Tỉ lệ này thể hiện tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa chưa thấy hết được vị trí quan trọng của loại hình phạt này trong việc giáo dục cải tạo người bị kết án, thậm chí còn cho rằng hình phạt cảnh cáo không mang tính răn đe nhiều vì loại hình phạt này không phải chịu sự cưỡng chế nào, bởi ngay khi tòa tuyên án xong thì người bị kết án cũng đã thi hành án xong; Có trường hợp chỉ cần áp dụng hình phạt cảnh cáo là đủ giáo dục người phạm tội nhưng tòa án lại áp dụng hình phạt tù có thời hạn và cho hưởng án treo. Về lý do tòa án không áp dụng hình phạt này, theo tìm hiểu của tác giả thì có thẩm phán lý giải nguyên nhân là bởi “ngại” do việc điều tra, truy tố đã mất rất nhiều thời gian của những người tiến hành tố tụng, trong khi hình phạt này lại quá nhẹ so với tính chất nguy hiểm của tội phạm, không bảo đảm tính răn đe và phòng ngừa chung. Do Điều 34 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định điều kiện áp dụng hình phạt này là “…nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”
là một quy định định tính, tùy thuộc vào đánh giá chủ quan của người tiến hành tố tụng chứ chưa có hướng dẫn thống nhất. Có thẩm phán thì cho rằng để đảm bảo an toàn cho bản án thì không áp dụng hình phạt này, vì cho dù có “xét xử vô tư” thì vẫn có thể bị hiểu lầm là tiêu cực nên không áp dụng.
Do hình phạt cảnh cáo hầu như ít được áp dụng hoặc tỉ lệ áp dụng không cao nên đã có thẩm phán trao đổi rằng nên bỏ hình phạt này trong hệ thống hình phạt chính. Theo quan điểm tác giả, việc giữ lại hình phạt này là cần thiết vì cần để khi áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng để được miễn hình phạt hoặc xử lý bằng một hình thức khác thì quá nhẹ, không đáp ứng được mục đích của hình phạt về phòng ngừa chung và riêng; trường hợp này chỉ cần áp dụng hình phạt cảnh cáo là đủ để cảnh tỉnh họ mà tự giác cải tạo để trở thành người tốt, đồng thời cũng bởi người bị kết án với hình phạt này phải bị án tích một năm, đủ để nhắc nhở họ cần phải tuân thủ pháp luật.
2.2.2. Thực trạng áp dụng hình phạt tiền
Trong 05 năm qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa thể hiện tổng số bị cáo bị tuyên hình phạt tiền là 460 bị cáo, chiếm tỉ lệ khoảng 9.2% trên tổng số 4.995 bị cáo. Thể hiện cụ thể số liệu như ở bảng sau:
Bảng 2.2. Số liệu thống kê hình phạt tiền từ năm 2015 đến năm 2019
Năm Tổng số bị cáo Số bị cáo bị phạt tiền
Số lượng Tỷ lệ (%) 2015 1.207 117 9.693 2016 1.160 106 8.782 2017 865 85 7.042 2018 853 66 5.468 2019 910 86 7.125 Tổng cộng 4.995 460 9.209
(Nguồn: Báo cáo của TAND Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
Nhìn số liệu trên cho thấy: Năm 2015 tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử là 1.207 bị cáo, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính là 117 bị cáo, chiếm 9.963%. Năm 2016 có 1.160 bị cáo, số bị cáo bị phạt tiền là hình phạt chính là 106 bị cáo, chiếm 8.782%. Năm 2017 có 865 bị cáo, số bị cáo bị phạt tiền là hình phạt chính là 85 bị cáo, chiếm 7.042%. Năm 2018 có 853 bị cáo, số bị cáo bị phạt tiền là hình phạt chính là 66 bị cáo, chiếm 5.468%. Năm 2019 có 910 bị cáo, số bị cáo bị phạt tiền là hình phạt chính là 86 bị cáo, chiếm 7.125%.
Các tỉ lệ trên cho thấy được dao động trong khoảng từ 5% đến dưới 10%. Xét về tỷ lệ, tòa án Biên Hòa đã tuyên hình phạt tiền là hình phạt chính là tương đối cao và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các hình phạt chính không tước tự do khác. Một trong những lý do dẫn đến tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa có tỉ lệ áp dụng hình phạt tiền cao là do dân số TP.Biên Hòa đã đạt gần 1,1 triệu người tính đến giữa năm 2019. Hiện nay, Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước. TP.Biên Hòa cũng là địa phương có tốc độ gia tăng dân số hằng năm thuộc tốp đầu trên địa bàn tỉnh. Theo tính toán, trong khoảng gần 10 năm qua, dân
số của TP.Biên Hòa tăng bình quân hơn 30 ngàn người/năm. Dân số tăng nhanh khiến mật độ dân số trên địa bàn TP.Biên Hòa cũng thuộc nhóm cao trong số các đô thị lớn trên cả nước. Hiện nay, mật độ dân số bình quân của TP.Biên Hòa đạt hơn 4 ngàn người/km2, cao nhất cả tỉnh. Về nguyên nhân, do Thành phố Biên Hòa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai, nên các ngành kinh tế của Tp.Biên Hòa mà đặc biệt là ngành công nghiệp phát triển mạnh với nhiều khu công nghiệp tập trung lớn nhất cả nước đã thu hút một lượng lớn người lao động nhập cư từ khắp các địa phương trên cả nước đổ về mưu sinh, làm ăn sinh sống. Sự gia tăng dân số cũng kéo theo tình trạng các đối tượng tội phạm trà trộn, lợi dụng để hoạt động phạm tội. Do đó hằng năm Thành phố Biên Hòa luôn chiếm gần nửa số vụ phạm pháp hình sự của cả tỉnh. Chính vì vậy, Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa là tòa án đứng đầu cả nước về số vụ án hình sự thụ lý, giải quyết, dẫn đến hình phạt tiền cũng được áp dụng nhiều là lẽ đương nhiên.
2.2.3. Thực trạng áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ
Đối với hình phạt này thì trong 05 năm thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa thể hiện: tổng số bị cáo bị tuyên hình phạt cải tạo không giam giữ là 52 bị cáo trên tổng số 4.995 bị cáo bị tuyên án, chiếm tỉ lệ khoảng hơn 1%. Thể hiện cụ thể số liệu như ở bảng sau:
Bảng 2.3. Số liệu thống kê hình phạt cải tạo không giam giữ từ năm 2015 đến năm 2019
Năm Tổng số bị cáo Số bị cáo bị phạt cải tạo không giam giữ
Số lượng Tỷ lệ (%) 2015 1.207 3 0.249 2016 1.160 11 0.911 2017 865 8 0.663 2018 853 18 1.491 2019 910 12 0.994 Tổng cộng 4.995 52 1.041
Số liệu bảng trên thể hiện tỷ lệ áp dụng hình phạt này là thấp. Xét trên toàn địa bàn Thành phố Biên Hòa trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 có tổng cộng 52 bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, chiếm tỉ lệ hơn 1% trên tổng các hình phạt chính được tòa án áp dụng đối với các bị cáo. Trong đó, năm 2018 là năm có số bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ nhiều nhất với 18 bị cáo và năm 2015 là năm có số bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thấp nhất là 3 bị cáo.
Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015 đã thể hiện tiến trình cải cách tư pháp là giảm hình phạt tù, mở rộng việc áp dụng các hình phạt cải tạo không giam giữ và coi trọng các biện pháp cải tạo, giáo dục người phạm tội. Nhưng thực tiễn cho thấy, sau hai năm kể từ khi Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 thì tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa vẫn ít áp dụng phạt này trong quá trình xét xử vụ án, như đã thể hiện qua số liệu thống kê bảng trên.
Theo số liệu trên, trong giai đoạn 2015 đến 2019, tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa đã áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ rất thấp. Năm 2015 trong tổng số 1.207 bị cáo bị xét xử thì chỉ có 3 bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, chiếm 0.249%, thấp nhất trong 5 năm. Năm 2018 có 853 bị cáo bị xét xử nhưng tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa đã tuyên tổng cộng là 18 bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, chiếm đến 1.491% cao nhất trong 5 năm. Tuy nhiên năm 2019 có 910 bị cáo bị xét xử, cao hơn năm 2018, nhưng chỉ có 12 bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, thấp hơn số bị cáo bị tuyên cùng kỳ năm 2018, chiếm chưa đến 1%. Từ kết quả trong 5 năm cho thấy, tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp về mở rộng việc áp dụng các hình phạt cải tạo không giam giữ và giảm hình phạt tù. Mặc dù theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì đã mở rộng hơn về điều kiện và phạm vi áp dụng, nhưng thực tiễn thì tòa án vẫn không lựa chọn hình phạt này mà thường áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Vậy, rõ ràng là vẫn còn hạn chế, tồn tại bất cấp trong việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ cần được tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi.
2.2.4. Thực trạng áp dụng hình phạt trục xuất
Trên thực tế, trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 thể hiện số liệu bị cáo bị áp dụng hình phạt trục xuất ở địa bàn Thành phố Biên Hòa là không có, tỉ lệ là 0%.
Theo quy định và như đã phân tích trên đây, hình phạt trục xuất chỉ được áp dụng khi có đối tượng là người nước ngoài phạm tội. Tại Khoản 2 Điều 268 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau: “Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án Quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án: b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài.”.
Như vậy hiểu như thế nào về nội dung quy định: “bị cáo ở nước ngoài”? Nên chăng hiểu rằng tại thời điểm xét xử bị cáo đang ở nước ngoài, bất kể đó là người Việt Nam hay người nước ngoài thì đều thỏa quy định này và thẩm quyền là của cấp tỉnh? Hay là hiểu “phải là người nước ngoài, hay người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài”? Theo tác giả hiện nay do còn chưa có văn bản pháp luật về tố tụng hình sự hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nên tòa án cấp huyện như tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa chưa có vụ án nào liên quan đến hình phạt trục xuất. Đồng thời cũng do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 nên thực tiễn công tác xét xử của tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa trong khoảng thời gian trước đó là thực hiện theo thẩm quyền được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và không có quy định cụ thể về thẩm quyền xét xử đối với các vụ án có người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khi trước đó, tại Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 của TAND tối cao về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ có hướng dẫn: “23. …đối với tất cả các loại vụ án nói chung, nếu theo quy định tại Khoản 1 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự là thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, nhưng trong vụ án có bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự là người nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài, thì căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành là thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh”.
Tóm lại, qua phân tích các hình phạt chính không tước tự do từ thực tiễn xét xử trên địa bàn Thành phố Biên Hòa được thể hiện chi tiết tỉ lệ áp dụng trong giai
đoạn từ 2015 đến 2019 trong Bảng 2.4 dưới đây, thể hiện tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa còn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong việc giảm án hình phạt tù. Từ đó theo quan điểm tác giả, cần thiết phải có các giải pháp cấp bách để nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không tước tự do nói chung và tại Thành phố Biên Hòa nói riêng, vì như trình bày trên, Thành phố Biên Hòa là 1 thành phố có số vụ án hình sự hàng năm cao nhất cả nước
Bảng 2.4. Tỉ lệ áp dụng các hình phạt chính không tước tự do tại Thành phố Biên Hòa trong giai đoan từ 2015 đến 2019
Năm Số vụ án đã xét xử Số bị cáo
Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không
giam giữ Trục xuất
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2015 746 1207 0 0 117 9.693 3 0,249 0 0 2016 725 1160 0 0 106 8.782 11 0.911 0 0 2017 571 865 0 0 85 7.042 8 0.663 0 0 2018 541 853 0 0 66 5.468 18 1.491 0 0 2019 638 910 0 0 86 7.125 86 0.994 0 0 Tỉ lệ % trung bình 3221 4995 0 0 460 9.209 52 1.041 0 0
(Nguồn: Báo cáo của TAND Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)