sinh tiểu học
1.2.1. Khái niệm quản lí
Hoạt động quản lí đã có từ khi con người biết lao động theo từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Quản lí là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nghiên cứu quản lí từ những góc độ riêng của mình và đưa ra những định nghĩa khác nhau về quản lí. Trong lĩnh vực giáo dục, quản lí có thể hiểu ở những cách tiếp cận riêng như sau:
Theo Thomas.j.Robins, Wayrned Morryn: “Quản lí là một nghề nhưng cũng là một nghệ thuật, một khoa học” [48, tr.19]. Ngày nay, thuật ngữ quản lí đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng có những quan niệm khác nhau vềquản lí:
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lí là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể Quản lí đến khách thể quản lí nhằm đạt được mục tiêu chung” [3, tr.16].
Theo Trần Kiểm “Quản lí nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [28].
Theo Trần Hồng Quân: “Quản lí là hoạt động định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [41].
Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cùng thống nhất quan điểm: “Quản lí là một quá trình có định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lí là một hệ thống là một quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định.” [38]. Theo tác giả Vũ Dũng, Nguyễn Thị Mai Lan: “Quản lí là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [13, tr.52]
Các khái niệm trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng chúng đều có chung những dấu hiệu chủ yếu sau: Hoạt động quản lí được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. Hoạt động quản lí là những tác động có tính hướng đích; Hoạt động quản lí là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân, là sự lựa chọn các khả năng tối ưu nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức đã đềra.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lí như sau: “Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng và khách thể quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong môi trường luôn biến động”.
1.2.2. Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học
1.2.2.1. Khái niệm quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Từ quan niệm về quản lí hoạt động dạy học và dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho thấy: “Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình dạy học được tiến hành bởi giáo viên, học sinh và sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác nhằm tổ chức các hoạt động dạy học theo yêu cầu của sản phẩm đầu ra. Nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ yếu là khả năng học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ đã có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn được yêu cầu nào đó, gắn học lí thuyết với thực hành và có khả năng giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.”
1.2.2.2. Nội dung quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học
(1) Quản lí hoạt động dạy của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
* Quản lí thực hiện chương trình dạy học của giáo viên
Quản lí việc thực hiện chương trình của giáo viên là hoạt động được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua một hệ thống công cụ để thu thập, cập nhật, so sánh và phân tích các thông tin dữ liệu trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Quản lí việc thực hiện chương trình giúp các nhà quản lí xem xét tiến độ triển khai và kết quả đạt được giúp hiệu trưởng biết được tình trạng tương đối của việc thực hiện kế hoạch của giáo viên tại một thời điểm nào đó (hoặc một thời gian nào đó) so với mục tiêu. Xác định các mức độ đạt được khi đối chiếu việc thực hiện chương trình của giáo viên và phát hiện những khó khăn, vướng mắc nảy sinh nhằm tìm biện pháp khắc pháp phòng ngừa. Vì vậy, giáo viên phải lập kế hoạch giảng dạy bộ môn chi tiết, thường
xuyên cho cả năm học. cán bộ quản lí nhà trường theo dõi đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình của giáo viên hàng tuần, hàng tháng thông qua hệ thống quản lí chuyên môn như: Thực hiện thời khóa biểu, lịch báo giảng dạy hàng tuần, dự giờ thăm lớp…
Để quản lí việc thực hiện chương trình dạy học, người hiệu trưởng cần: Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách tự học, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí để hiểu nguyên tắc, phạm vi kiến thức, những phương pháp, hình thức dạy học, đặc trưng dạy học theo định hướng phát triển năng lực để từ đó có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình dạy học của giáo viên chính xác hơn. Giao cho phó hiệu trưởng tiếp thu sự chỉ đạo về chuyên môn của Phòng Giáo dục vào đầu năm học, nghiên cứu chương trình toàn cấp học, dự kiến những vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện chương trình và những giải pháp có thể thực thi, những điều kiện vật chất kĩ thuật cần cung cấp để việc thực hiện chương trình của giáo viên không gặp vướng mắc; Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy để thống nhất thực hiện trong năm học. Theo dõi tình hình thực hiện chương trình dạy học thông qua: Lịch báo giảng, sổ sinh hoạt chuyên môn, qua tổ trưởng và vở ghi của học sinh.
* Quản lí việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên.
Việc chuẩn bị cho giờ lên lớp của giáo viên quyết định chất lượng giờ lên lớp và chất lượng quá trình dạy học. Quá trình chuẩn bị thể hiện ở một số công việc cụ thể là: soạn giáo án, chuẩn bị phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học cần thiết. Giáo án của giáo viên thực sự là một bản thiết kế một giờ lên lớp theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đúng yêu cầu bộ môn, sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng, thể hiện rõ mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Thông qua việc kí duyệt kế hoạch bài dạy (giáo án), đánh giá thực hiện công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên. cán bộ quản lí nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, theo dõi và điều chỉnh sai lệch, thiếu sót, tạo điều kiện giúp cho giáo viên chuẩn bị tốt tiết dạy theo định hướng phát triển năng lực trước khi lên lớp. giáo viên phải xác định việc chuẩn bị lên lớp chu đáo là nề nếp chuyên môn, là cơ sở quyết định cho việc thành công của giờ lên lớp.
Để quản lí việc chuẩn bị của giáo viên, người hiệu trưởng cần: Phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài dạy theo định hướng phát triển năng lực; Xác định tiêu chí đánh giá kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực; Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực; Có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện kĩ thuật phục vụ giảng dạy của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực; Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài dạy của giáo viên.
*Quản lí thực hiện đổi mới phương pháp
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp,
đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên- học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là nội dung quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục hiện nay. Để quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người hiệu trưởng cần:
Giao quyền tự chủ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy: Tự chủ trong việc xác định nội dung dạy học: Theo quan điểm mới thì sách giáo khoa là phương tiện, là tài liệu giúp giáo viên và học sinh thực hiện chuẩn của chương trình. Để xác định nội dung bài dạy, giáo viên được quyền chủ động, linh hoạt, phải thực sự sáng tạo để lựa chọn nội dung cho thật phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Giáo viên cần xác định những nội dung dạy học chung cho cả lớp nhằm đạt yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng, đồng thời xác định nội dung dạy học riêng cho từng nhóm đối tượng. Với những nội dung không gần gũi với học sinh có thể được thay thế bằng bài tập khác có độ khó tương tự nhưng gần gũi dễ hiểu hơn với các em.
* Quản lí việc đánh giá, giám sát giáo viên.
Một nét đặc thù cơ bản trong quản lí nhà trường là có hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm sư phạm và đánh giá chuyên môn. Đối với công tác đánh giá chuyên môn, cần xây dựng kế hoạch đồng bộ cho cả năm học, triển khai cụ thể từng tuần, từng tháng. Đối với hoạt động rút kinh nghiệm sư phạm cần tổ chức thực hiện tốt theo quy định chuyên môn, có nề nếp theo tổ chuyên môn. Để quản lí giám sát, đánh giá giáo viên, người hiệu trưởng cần: Giao cho phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra; Sử dụng các hình thức để theo dõi việc thực hiện: giám sát giáo viên trực tiếp qua dự giờ, giám sát gián tiếp qua kiểm tra hồ sơ cá nhân, hồ sơ của tổ chuyên môn, vở ghi của học sinh, các sản phẩm hoạt động của học sinh... Phối hợp với Chi đoàn giáo viên, Công đoàn nhà trường: thống nhất mục tiêu hành động; xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua; tổ chức phong trào thi đua dạy tốt; kịp thời giúp đỡ và động viên giáo viên hoàn thành nhiệm vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực .
Kiểm tra, đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra đánh giá cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, định kì vì sự tiến bộ của người học. Kiểm tra, đánh giá là quá trình thu thập thông tin và minh chứng vì sự tiến bộ của người học, giúp người học định hướng rõ ràng nhất về cách đạt được những mục tiêu dạy học. Mặt khác, kiểm tra đánh giá giúp giáo viên phát hiện, điều chỉnh hoạt đông dạy của mình, qua đó để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. Để quản lí việc kiểm tra, đánh giá, Hiệu trưởng cần thực hiên tốt các việc sau: Nâng cao nhận thức của giáo viên về hình thức, chức năng, ý nghĩa việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Phổ biến, hướng dẫn giáo viên thực hiện đúng việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo thông tư 22/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(2) Quản lí hoạt động học của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh không chỉ phụ thuộc vào kết quả giảng dạy của thầy mà còn phụ thuộc vào kết quả học tập của học sinh. Chính vì vậy quản lí hoạt động học tập của học sinh có vai trò hết sức quan trọng. Để quản lí hoạt động học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực người hiệu trưởng cần: Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập; Phát động phong trào thi đua học tập; Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh học tập: cách tự học, tự tìm hiểu bài, thảo luận nhóm; sưu tầm tài liệu, tự đánh giá và đánh giá...; Kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc quản lí hoạt động học tập của học sinh; Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác kiểm tra, động viên khuyến khích học sinh học tập; Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh: đánh giá qua vở ghi, đánh giá qua các sản phẩm hoạt động học sinh, đánh giá qua quan sát học sinh trong lớp để có biện pháp giúp đỡ hàng tháng, đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra định kì...
* Quản lí hoạt động học trên lớp của học sinh
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng yêu cầu tổ giáo vụ triển khai đến giáo viên: Hướng dẫn học sinh phương pháp học từng môn, chuẩn bị bài, sách vở trước khi đến lớp, cách ghi bài từng môn, cách trao đổi thảo luận, vận dụng kiến thức trong giờ học… Vậy việc Hiệu trưởng quản lí hoạt động học trên lớp của học sinh chủ yếu thông qua giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
* Quản lí hoạt động tự học ở nhà của học sinh
Hiệu trưởng thống nhất với giáo viên hình thức quản lí việc tự học ở nhà của học sinh qua các định hướng chuẩn bị bài học kế tiếp của từng môn học. Chuẩn bị bài học sau tốt đồng nghĩa với việc học sinh đã có sự chuẩn bị bài hay đó chính là việc tự học để củng cố kiến thức đã học và chuẩn bị tư liệu để xây dựng kiến thức mới.
* Phối hợp các lực lượng giáo dục để quản lí hoạt động học của học sinh
Để đạt được mục tiêu quản lí giáo dục cần phối hợp tốt ba lực lượng
gia đình - nhà trường - xã hội. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa gia đình với nhà trường và xã hội. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên bộ môn, với Tổng phụ trách đội để đưa hoạt động học của học sinh vào nề nếp. Hiệu trưởng cần thống nhất và cụ thể hóa các yêu cầu về nề nếp, tinh thần thái độ học tập của học sinh trong nội quy học sinh để học sinh thực hiện và rèn luyện thường xuyên, tạo thành thói quen.
(3) Quản lí việc sử dụng thiết bị dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng thể thiếu của quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Do vậy, việc đầu tư mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là việc làm cần thiết và cấp bách. Cần nhận thức rằng không nhất thiết sử dụng các thiết bị hiện đại, mới đem lại hiệu quả cao, mà ngược lại có không ít trường hợp sử
dụng các thiết bị thô sơ lại đạt được hiệu quả sư phạm đáng kể. Vấn đề là cần có sự kết hợp một các hợp lý giữa thiết bị dạy học hiện đại, phức tạp với các thiết bị dạy học thô sơ, đơn giản. giáo viên là người lựa chọn, điều khiển, sử dụng thiết bị giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo mới chính là người quyết định hiệu quả của thiết bị dạy học và theo đó là chất lượng dạy học.
Để quản lí việc đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, thết bị dạy học theo định hướng phát triển năng lực người hiệu trưởng cần: Xây dựng kế hoạch đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy