năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học
1.3.1. Chính sách, chủ trương về đổi mới quản lí hoạt động giáo dục
Luật Giáo dục 2009 đã nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” [29, tr. 33]
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ đạo: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nôi dung, phương pháp dạy và học nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.” [15].
Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực của người học ở các cấp nói chung và ở bậc tiểu học nói riêng.
Những văn bản chỉ đạo của các cấp ngành Giáo dục được cụ thể hóa thành kế hoạch thực hiện, đó chính là cơ sở pháp lí cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
1.3.2. Năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng
Cán bộ quản lí đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả trong việc quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Thực tế cho thấy nếu cán bộ quản lí có đầy đủ nhận thức, có trình độ và kĩ năng nghiệp vụ sẽ biết cách hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho
cán bộ giáo viên dạy học theo định hướng phát triển năng lực; biết tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực; tạo động lực và kích thích tinh thần lao động sáng tạo của họ trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Hiện nay, bên cạnh những cán bộ quản lí có năng lực, có trình độ, nhiệt tình trách nhiệm, còn một số cán bộ quản lí ngại học hỏi, chưa thực sự quan tâm đến đổi mới hình thức quản lí theo định hướng phát triển năng lực dẫn đến hiệu quả quản lí hoạt động dạy học học theo định hướng phát triển năng lực học sinh chưa cao.
Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng và giáo dục toàn diện của trường mình. Nhiệm vụ của nhà trường có đạt được mục tiêu đề ra hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực của người Hiệu trưởng. Người Hiệu trưởng có phẩm chất chính trị, lập trường vững vàng, có hiểu biết về lí luận dạy học, có năng lực xử lí thông tin, có khả năng điều hành công việc sẽ góp phần thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học thành công. Mặt khác, năng lực chuyên môn của Hiệu trưởng cũng là yếu tố cần thiết trong công tác quản lí. Một Hiệu trưởng giỏi về chuyên môn sẽ nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, có khả năng phân tích kĩ năng sư phạm của giáo viên và khả năng học tập của học sinh. Khả năng về chuyên môn, sự hiểu biết về lí luận dạy học, năng lực tổ chức, điều hành, năng lực quản lí các nguồn lực, xử lí thông tin và năng lực tập hợp quần chúng sẽ góp phần tạo nên thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học.
1.3.3. Chất lượng giáo viên
Năng lực đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định trực tiếp chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Vì vậy, cần có biện pháp quản lí để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Từ thực tế quản lí
hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực rất cần ở đội ngũ này năng lực tự học, tự nghiên cứu để hoàn thiện chuyên môn. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực hiện nay.
Trong các trường tiểu học hiện nay ở quận Thanh Xuân, phần lớn đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn, có trình độ tin học từ cơ bản trở lên; hầu hết giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Đó là yếu tố thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực; Tuy nhiên, do đặc điểm của giáo viên Tiểu học phải dạy gần như tất cả các môn học (trừ các môn: nhạc, họa, thể dục, tin học, ngoại ngữ) nên có ít thời gian cho việc chuẩn bị bài; chấm bài, nhận xét đánh giá học sinh. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuẩn bị và chất lượng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.3.4. Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy học
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là thành phần không thể thiếu được trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực; là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực và góp phần quyết định vào chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của nhà trường. Cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học bao gồm ba bộ phận: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện; tương lai do xu thế phát triển có thể hình thành thêm một bộ phận thứ tư đó là các thiết bị của học sinh từ nhà mang đến trường. Hiện nay hầu hết các nhà trường tiểu học đều được xây dựng, sửa chữa khang trang và được trang bị một số đồ dùng hiện đại đó là điều kiện tốt giúp giáo viên dễ dàng tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt dạy học nhóm, hoạt động trải nghiệm của học sinh theo định hướng phát triển năng lực chưa triển khai đều do còn một số trường khuôn viên còn hẹp.
1.3.5. Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
Các đoàn thể trong nhà trường đều có trách nhiệm phối kết hợp với nhau để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Ban chấp hành công đoàn nhà trường tích cực chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phát huy dân chủ, phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để thống nhất quan điểm, phương pháp giáo dục giữa gia đình, nhà trường. Huy động các nguồn lực cùng nhau chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, cùng tổ chức phong phú các hoạt động nhằm hướng đến phát huy năng lực của học sinh.
Kết luận chương 1
Để làm rõ cơ sở lí luận quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học, chúng tôi đã phân tích một số vấn đề liên quan đến đề tài: Hệ thống, phân tích các khái niệm cơ bản về đề tài, đó là quản lí, chức năng quản lí, dạy học, dạy học theo định hướng phát triển năng lực và quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực; Phân tích nội dung cơ bản của quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học bao gồm: Quản lí hoạt động dạy của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực, quản lí hoạt động học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực và quản lí cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học theo định hướng phát triển năng lực…; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ DẠY HỌCTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN
THANH XUÂN 2.1. Địa bàn và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Khái quát về giáo dục và đào tạo tiểu học quận Thanh Xuân
Công tác giáo dục và đào tạo của quân Thanh Xuân có bước phát triển mạnh, chất lượng dạy học được nâng cao. Hiện nay, quận Thanh Xuân có: 12 trường tiểu học công lập và 2 trường tiểu học dân lập, tổng số 24.777 học sinh và 460 lớp (Trong đó, khối công lập gồm 23.009 học sinh và 404 lớp); Từ nay đến năm 2020, quận Thanh Xuân tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát triển đa dạng các loại hình trường lớp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng. Đó là điều kiện tốt để nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Tình hình giáo dục của các trường tiểu học
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Toàn quận có 35 cán bộ quản lí (gồm 14 hiệu trưởng và 28 phó hiệu trưởng) và 98 tổ trưởng chuyên môn và 613 Cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu. Tất cả các trường đều có nhân viên phụ trách công tác y tế học đường, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Đội ngũ cán bộ giáo viên của các
trường tiểu học đủ để đáp ứng cho yêu cầu tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Về giáo dục đạo đức: Tổ chức tốt hoạt động giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh với nhiều phương pháp và hình thức khác nhau. Coi trọng kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh giữa nhà trường tiểu học với các lực lượng
giáo dục khác. Đây cũng là điều kiện tốt cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Về chất lượng dạy và học: Thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học theo quy định, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Phòng GD&ĐT quận đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học. Toàn cấp Tiểu học của Quận đã thực hiện phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đặc biệt trên địa bàn quận có 07 trường tiểu học hiện đang thí điểm thực hiện mô hình trường học mới. Điều này đã góp phần không nhỏ vào chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của quận Thanh Xuân.
Về mạng lưới, quy mô trường, lớp tiểu học quận Thanh Xuân
Bảng 2.1. Danh sách các trường tiểu học hệ công lập quận Thanh Xuân năm học 2018 - 2019
STT Tên trường Tổng số Tổng Số học
học sinh số lớp sinh/ lớp
1 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn 1.866 30 62
2 Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam 1.826 32 57
3 Trường Tiểu học Kim Giang 2.209 38 58
4 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 2.763 51 54
5 Trường Tiểu học Hạ Đình 1.268 28 45
6 Trường Tiểu học Phan Đình Giót 2.226 37 60
7 Trường Tiểu học Nhân Chính 1.594 28 57
8 Trường Tiểu học Khương Mai 2.097 35 60
10 Trường Tiểu học Khương Đình 1.988 33 60
11 Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung 2.233 37 60
12 Trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc 1.299 25 52
Tổng 23.009 404 57
(Nguồn: Phòng Giáo dục quận Thanh Xuân, 2019) Qua bảng 2.1 cho thấy, trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện có 12 trường tiểu học công lập và theo Kế hoạch số 18/KH-PGD&ĐT quận Thanh Xuân thì trong năm 2019, quận sẽ mở thêm Trường Tiểu học Nguyễn Tuân (thuộc phường Thanh Xuân Trung), qua đó nâng số trường công lập lên 13 trường. Bên cạnh đó, trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện nay có 02 trường tư thục: Trường Tiểu học Brendon, Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội. Các trường tiểu học quận Thanh Xuân có nhiều điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cụ thể: Có 8/12 trường đạt chuẩn quốc gia đó là điều kiện thuận lợi về mọi mặt để phát triển hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Tuy nhiên, một số trường chưa đạt chuẩn quốc gia còn thiếu phòng học chức năng, nhà thể chất, sân bãi... khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm phát triển năng lực học sinh. Điều đó đặt ra cho các nhà quản lí cần có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất chất đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.1.2. Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1.1. Mục đích khảo sát
Thu thập số liệu thông tin chính xác, cụ thể về đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của các hiệu trưởng ở trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội, cùng với cơ sở lí luận để đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.2.1.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trường Tiểu học Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
- Thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của các hiệu trưởng ở trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Các nội dung nghiên cứu thực trạng nêu trên sẽ được phân tích, bình luận, so sánh và đánh giá thông qua thang đo với các mức độ khác nhau giúp tác giả rút ra các kết luận khoa học cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
2.2.1.3. Phương pháp khảo sát
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê và xử lí bằng phần mềm tin học.
2.2.1.4. Mẫu khách thể khảo sát
Để khảo sát thực trạng và biện pháp quản lí dạy học của hiệu trưởng chúng tôi tiến hành khảo sát tất cả các trường tiểu học hệ công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để đạt được mục đích khảo sát, tác giả đề tài xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến với 360 phiếu điều tra (35 cán bộ quản lý, 225 giáo viên và 100 phụ huynh), có 344 phiếu hợp lệ được thu về với mẫu phiếu khảo sát (Phụlục 1)
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 05 cán bộ quản lý; 08 giáo viên và 7 phụ huynh sau khi họ tham gia trả lời bảng hỏi xong nhằm nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về các nội dung của quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học trên địa bàn quận.
Thang đánh giá: 5-Rất tốt (Rất cần thiết, rất quan trọng) đến 1-Yếu (Không cần thiết, không quan trọng).
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân
2.2.1. Thực trạng xác định mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học
Để đánh thực trạng xác định mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học, đề tài tổ chức khảo sát các đối tượng liên quan và kết quả được tổng hợp trong bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2.2. Kết quảkhảo sát mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học
T
Thang đánh giá
Nội dung Rất Trung ĐTB
T Tốt Khá Yếu tốt bình 1 Mục tiêu phù hợp SL 32 68 168 68 8 3,14 % 9,30 19,77 48,84 19,77 2,32
2 Mục tiêu hiệu quả
SL 44 84 152 64 0 3,31 % 12,79 24,42 44,19 18,60 0 Hình thành được thái SL 30 44 184 72 14 3 độ dạy và học trong 3,00 % 8,72 12,79 53,49 20,93 4.07 trường tiểu học
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của đề tài) Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra cán bộ, giáo viên và phụ huynh về mục tiêu dạy học theo định hướng