Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư, nhà ở thương mại theo luật nhà ở năm 2014 từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 94)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3.3. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng

sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư.

Để hạn chế xảy ra tranh chấp từ việc chủ đầu tư cố tình chiếm dụng quỹ bảo trì, không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ thường xuyên diễn ra trong thời gian qua thì cơ quan có thẩm quyền đặc biệt chính quyền cấp cơ sở tại xã phường, quận huyện cần phối kết với các đơn vị chuyên môn lên kế hoạch cụ thể, thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát chủ đầu từ khâu đăng ký mẫu hợp đồng mua bán nhà ở, quá trình thực thu, lập tài khoản, chuyển tiền quỹ bảo trì vào tài khoản, lập hồ sơ, bàn giao quỹ sang Ban quản trị nhà chung cư, đảm bảo trong bất kỳ giai đoạn nào nếu phát hiện chủ đầu tư vi phạm cần có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm khắc tránh để mâu thuẫn giữa các bên kéo dài. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện cho phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính theo hướng tăng thẩm quyền, nâng cao tính tự chủ và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, ban hành các quy trình xử lý cụ thể, thiết thực phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, có cơ chế, chế tài cụ thể làm công cụ giải quyết khi phát sinh tranh chấp, vi phạm của các cá nhân, tổ chức liên quan các dự án nhà ở chung cư. Tăng cường giám sát đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ trong quản lý đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin, số hoá và công khai chủ đầu tư dự án nhà chung cư, quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình các dự án nhà ở chung cư đi vào hoạt động.

3.3.3. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng quỹ bảo trì quỹ bảo trì

Thực tế hiện nay việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư vẫn còn gặp phải không ít bất cập và khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó

một trong những nguyên nhân đến từ sự yếu kém của các chủ thể trong việc tìm ra một giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý quỹ bảo trì chung cư hiệu quả. để đảm bảo hạn chế khúc mắc và tranh chấp phát sinh thì cần có giải pháp quản lý phí bảo trì chung cư khoa học và minh bạch, rõ ràng. Chính vì vậy để góp phần giải quyết triệt để những tranh chấp có liên quan tới quỹ bảo trì nhà chung cư, giải pháp hữu hiệu cho các tòa nhà là nâng cao ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý nhằm đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong công tác thu, chi giúp cho việc quản lý, sử dụng nguồn quỹ tại các tòa nhà minh bạch rõ ràng và bảo vệ quyền lợi cho cư dân cũng như phòng tránh những mập mờ trong quản lý, tránh tình trạng tranh chấp chung cư có thể xảy ra. Tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong đó việc ứng dụng phần mềm quản lý tòa nhà quản lý toàn diện những vấn đề thu – chi nguồn quỹ bảo trì, quản lý chung cư, đảm bảo tính minh bạch, công khai và hiệu quả, tối ưu công tác quản lý vận hành tòa nhà một cách chuyên nghiệp hơn, góp phần mang lại sự hài lòng cho cư dân, hạn chế việc phát sinh tranh chấp từ nhà chung cư nói chung, tranh chấp về quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nói riêng.

Tiểu kết chương 3

Xây dựng, phát triển các dự án chung cư, nhà ở thương mại tại các đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là chủ trương đúng đắn của Nhà nước ta, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu thế chung của thế giới. Góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân được tốt hơn, đồng thời làm phong phú các loại hình sản phẩm bất động sản, tạo đà nâng cao và phát triển nền kiến trúc nước nhà trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Tại chương này, tác giả tập trung nghiên cứu và đề xuất những kiến nghị đưa ra giải pháp nhằm tăng hiệu quả giải quyết các tranh chấp trong việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư. Những kiến nghị này được tác giả nghiên cứu dựa trên việc phân tích, đánh giá trên cơ sở quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, một số kiến nghị, giải pháp tác giả nêu ra dựa trên thực trạng các tranh chấp liên việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua được tác giả đề cập tại chương 2 của luận văn. Tác giả mong muốn các kiến nghị, giải pháp được đề xuất trên sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho cá nhân, tổ chức liên quan, góp phần hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật đối với chung cư, nhà ở thương mại nói riêng và pháp luật về nhà ở nói chung.

KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết, công tác quản lý sử dụng nhà chung cư chủ yếu liên quan đến các chủ thể là chủ đầu tư dự án chung cư, nhà ở thương mại, người mua nhà, trong đó đại diện là Ban quản trị và cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, để hạn chế việc phát sinh các tranh chấp giữa các bên tại dự án nhà chung cư nói chung và tranh chấp về quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nói riêng cần có sự vào cuộc và nỗ lực đóng góp của tất cả các chủ thể có liên quan. Theo đó, các quy định pháp luật, cũng như việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì được quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 cũng như các văn bản hướng dẫn là chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ ra một số tranh chấp tiêu biểu xảy ra trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua, trong các tranh chấp này có nhưng tranh chấp đã được giải quyết, có những tranh chấp chưa được giải quyết. Do đó, với đề tài nghiên cứu của mình, tác giả nêu thực trạng cũng như đưa ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc tranh chấp từ đó đề ra một số giải pháp nhằm cung cấp các thông tin cơ bản hỗ trợ quá trình đánh giá vấn đề và giải quyết tranh chấp, đồng thời hạn chế tranh chấp về quỹ bảo trì trong tương lại. Trên cơ sở đó, cần vào cuộc và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà nhà chung cư. Trước hết phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc nộp kinh phí bảo trì nhằm đóng góp tạo nguồn quỹ chung phục vụ việc duy tu, bảo trì phần diện tích chung của nhà chung cư là nơi chính các chủ thể sinh sống, an cư. Đối với thành viên tham gia Ban quản trị phải có tinh thần trách nhiệm và vì lợi ích chung, đồng thời phải có kiến thức chuyên môn và am hiểu pháp luật liên quan nhà chung cư nói chung và đặc biệt các quy định liên quan lĩnh vục quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nói riêng. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư dự án nhà chưng cư, với vai trò, trách nhiệm của mình cần thực hiện nghiêm quy định trong thời gian quản lý quỹ bảo trì, đồng thời đảm bảo bàn giao đúng, đủ toàn bộ số tiền quỹ sang Ban quản trị theo đúng quy định. Để hạn chế việc phát sinh tranh chấp về quỹ bảo

trì tại các dự án nhà chung cư thì vai trò quản lý của chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng, đặc biệt là chính quyền cơ sở cấp xã, phường và quận huyện với thẩm quyền, trách nhiệm của mình cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát các chủ thể có liên quan tại các dự án nhà chung cư trên địa bàn mình phụ trách nhằm kịp thời phát hiện áp dụng các chế tài, biện pháp xử lý nghiêm khắc phù hợp với pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi cố tình chiếm dụng hoặc vi phạm trong việc quản lý, sử dụng nguồn quỹ bảo trì nhà chung cư.

Mô hình nhà nhà chung cư là xu thế tất yếu phát triển nhà ở đô thị của nước ta hiện nay, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Vì vậy, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tránh việc tranh chấp phát sinh tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, Nhà nước cần nâng cao vai trò quản lý của mình nhằm giải quyết triệt để các tranh chấp liên quan quỹ bảo trì nhà chung cư, tạo đà phát triển tích cực đối với mô hình nhà ở chung cư thương mại nói riêng và thị trường bất động sản nước ta nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

1. Nghị quyết XI, XII;

II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

2. Hiến pháp 2013;

3. Bộ luật Dân sự 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành; 4. Luật Thương mại 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành; 5. Luật Đầu tư 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành; 6. Luật Nhà ở 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành;

7. Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành; 8. Luật Thanh tra 2010 và văn bản hướng dẫn thi hành;

9. Luật Đất đai 2013 và văn bản hướng dẫn thi hành;

10. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và văn bản hướng dẫn thi hành;

III. SÁCH CHUYÊN KHẢO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC, BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC

11. Lương Hải Bình, “Những khía cạnh pháp lý về quyền sở hữu nhà chung cư”, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, 2011;

12. Đào Thị Hằng, “Tiếp cận nhà chung cư, công trình công cộng và giao thông đối với người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 10/2013;

13. Lê Văn Hiển, “Vấn đề quyền sở hữu đối với nhà chung cư”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03 /2013;

14. Bùi Quang Hưng, “Gỡ rối tranh chấp chung cư, góc nhìn pháp lý”, Tạp chí Tài chính, số 11, Hà Nội 2014;

15. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, “Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, 2015;

IV. CÁC TRANG WEB 16. Https://bnews.vn/ly-do-nao-khien-tranh-chap-tai-chung-cu-co- huong-gia-tang-/121126.html 17. https://plo.vn/bat-dong-san/thao-ngoi-no-tranh-chap-phi-bao-tri- chung-cu-918311.html 18. https://laodong.vn/bat-dong-san/de-xuat-sua-doi-quy-dinh-ve-2- bao-tri-chung-cu-can-tranh-truc-loi-tranh-chap-826491.ldo 19. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/chu-dau-tu-khong-thu- 2-quy-bao-tri-co-ngan-duoc-tinh-trang-truc-loi-324019.html 20. https://www.sggp.org.vn/giai-bai-toan-tranh-chap-phi-chung-cu- 679939.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư, nhà ở thương mại theo luật nhà ở năm 2014 từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)