Căn cứ pháp luật quản lý nhà nước nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 29)

xuyên với nhiều hình thức bởi rất nhiều chủ thể như cấp trên đối với cấp dưới, thủ trưởng cơ quan đối với cán bộ, công chức, trung ương đối với địa phương… nhằm xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật hay thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định để từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét trong khi đó thanh tra lại là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của các chủ thể quản lý nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, chủ thể tiến hành của hoạt động thanh tra chỉ có cơ quan thanh tra được quy định tại Luật Thanh tra, hoạt động chủ yếu theo kế hoạch, thường được chọn lọc trước để đảm bảo tính trọng tâm, trọng điểm, hiệu lực hiệu quả của thanh tra cũng như đảm bảo mục đích của thanh tra, hoạt động thanh tra thường có quy định các biện pháp xử lý trong khi kiểm tra khơng có quy định chi tiết các biện pháp xử lý.

1.3. Căn cứ pháp luật và chủ thể quản lý nhà nước về hơn nhân cóyếu tố nước ngồi yếu tố nước ngồi

1.3.1. Căn cứ pháp luật quản lý nhà nước nhà nước về hơn nhân cóyếu tố nước ngồi yếu tố nước ngồi

Văn bản của Việt Nam ghi nhận các quy định điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi và vấn đề quản lý hơn nhân nước ngồi là Luật

Hơn nhân và Gia đình năm 2014, Luật Hộ tịch năm 2014. Trên cơ sở của quy định này, nhiều văn bản pháp luật quan trọng về hơn nhân có yếu tố nước ngoài lần lượt ra đời như: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hơn nhân và gia đình (gọi tắt Nghị định 126/2014/NĐ-CP) thì quan hệ hơn nhân gia đình có yếu tố nước ngồi được thực hiện theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP; Thông tư số 02a/2015/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (gọi tắt Nghị định số 123/2015/NĐ-CP); Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (gọi tắt Thông tư số 15/2015/TT-BTP) cụ thể như sau:

Tại Chương VIII, Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 ghi nhận các quy định quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi là quan hệ giữa các bên, thể hiện ở việc kết hơn có yếu tố nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Điều 8 của Luật Hơn nhân và Gia đình về điều kiện kết hơn. Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 không quy định về quản lý nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngồi (Nội dung quản lý, trách nhiệm của cơ quan quản

lý và thẩm quyền đăng ký kết hôn, ghi chú kết hôn, ly hôn). Tuy nhiên, Luật là

cơ sở pháp lý để xác định kết hơn có yếu tố nước ngồi tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn hay chưa khi các cơ quan quản lý nhà nước về hơn nhân có yếu tố nước ngồi thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm tra.

Tại Mục 1 Chương VI Luật Hộ tịch năm 2014 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung và hơn nhân có yếu tố nước ngồi nói riêng, trong đó Điều 66 quy định nội dung quản lý bao gồm: Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý về hơn nhân có yếu tố nước ngồi; Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về hộ tịch; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký hôn nhân có yếu tố nước ngồi. Từ Điều 66 đến Điều 71 quy định trách nhiệm thực hiện hiện quản lý của các Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 37 Mục 2 Chương III của Luật Hộ tịch quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn: (i) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi; giữa cơng dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngồi với nhau; giữa cơng dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngồi với cơng dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. (ii) Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hơn tại Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. Điều 48 Mục 6 Chương III của Luật hộ tịch quy định thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn của UBND cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện ở nước ngồi.

Tại Điều 43 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định có trách nhiệm Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cơng chức làm cơng tác hộ tịch (hơn nhân có yếu tố nước ngồi) tại cấp huyện, cấp xã; Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử

lý vi phạm pháp luật về hộ tịch (hơn nhân có yếu tố nước ngồi). Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm; Chỉ đạo cơng chức làm cơng tác hộ tịch đăng ký đầy đủ, kịp thời, đúng quy định pháp luật kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Chương III Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định hướng dẫn quản lý, sử dụng giấy tờ, sổ hộ tịch gồm các ghi chép biểu mẫu, cách ghi chép, khóa sổ và lữu trữ sổ, hồ sơ việc đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)