nước ngoài tại tỉnh Lạng Sơn
Cơ chế quản lý Nhà nước về hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại tỉnh Lạng Sơn. Khi Luật Hộ tịch năm 2014 có hiệu lực thi hành việc đăng ký các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài hoàn toàn được chuyển giao cho cấp huyện thực hiện. UBND cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với cơng dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú. Lãnh đạo Sở Tư pháp chỉ đạo vấn đề giải quyết hơn nhân có yếu tố nước ngồi quán triệt thực hiện nghiêm túc, vừa đảm bảo sự chặt chẽ theo pháp luật, vừa đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt quan tâm đến quyền lợi phụ nữ và trẻ em trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi. Trong việc giải quyết hồ sơ, khi cần thiết Sở Tư pháp đều cử cán bộ về tận địa phương, nơi công dân Việt Nam cư trú để xác minh, làm rõ các nội dung liên quan, đảm bảo việc giải quyết hồ sơ đúng người, đúng việc và đúng pháp luật. Trường hợp vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan cơng an, Sở Tư pháp, phịng Tư pháp có cơng văn gửi Cơng an tỉnh, huyện đề nghị xác minh. Mỗi khi thụ lý giải quyết hồ sơ, cán bộ tại Sở Tư pháp, phịng Tư pháp đều hướng dẫn, giải thích đầy đủ quy định nhà nước về quyền, nghĩa vụ, đặc biệt là vấn đề quốc tịch của công dân Việt Nam sau khi kết hôn, tránh việc tùy tiện bỏ quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngồi.
Về bố trí cơng chức và tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về hơn nhân có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua ln được quan tâm, củng cố, kiện tồn và nâng cao về chất lượng, phân định rõ thẩm quyền, nhiệm vụ của từng cấp, mỗi công chức chuyên môn đã thể hiện được nhiệm vụ và vai trò tham mưu giúp UBND từ tỉnh đến cơ sở thực hiện khá tốt công tác đăng ký và quản lý nhà nước về hơn nhân có yếu tố nước ngồi.
Tại Sở Tư pháp: Phịng Hành chính tư pháp là phịng chun mơn nghiệp vụ giúp lãnh đạo sở tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác hộ tịch; hướng dẫn, kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã. Sở Tư pháp đã bố trí 6 cơng chức thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, có 4 cơng chức là đảng viên, độ tuổi (dưới 30 tuổi có 3 người, từ 30 tuổi đến 40 tuổi có 2 người, trên 50 tuổi có 1 người), 6 cơng chức trình độ đại học Luật, 02 người thời gian công tác dưới 5 năm, 2 người công tác từ 5 năm đến 10 năm, 2 người cịn lại cơng tác trên 10 năm, 100% cơng chức có trình độ đại học Luật, riêng đối với cơng tác quản lý hộ tịch có yếu tố nước người, Phịng Hành chính tư pháp đã bố trí 1 lãnh đạo và 1 cơng chức phụ trách quản lý [43].
Các Phịng Tư pháp cấp huyện: Phòng Tư pháp 11 huyện, thành phố với 40 biên chế (24 nam, 16 nữ), 10 Phịng Tư pháp được bố trí từ 3 đến 4 biên chế, và 1 Phịng Tư pháp được bố trí 5 biên chế, 1 cơng chức có trình độ thạc sĩ, 32 cơng chức có trình độ đại học Luật, 4 cơng chức có trình độ đại học khác, 3 cơng chức trình độ trung cấp, đảng viên là 40 đồng chí, tất cả các cơng chức đều đảm bảo về trình độ chính trị, tin học, ngoại ngữ, trong đó có
15 người đã qua cao cấp chính trị, 10 người có trình độ trung cấp chính trị, cịn lại đều qua sơ cấp chính trị. Độ tuổi (dưới 30 tuổi có 3 người, từ 30 tuổi đến 40 tuổi có 18 người, từ 40 tuổi đến 50 tuổi có 13 người, trên 50 tuổi có 6
người). Thời gian cơng tác (dưới 5 năm có 14 người, từ 5 năm đến 10 năm có
9 người, trên 10 năm có 17 người). Mỗi Phịng Tư pháp có 1 Trưởng phịng, 1
Phó Trưởng phịng và các chun viên, có 1 lãnh đạo phịng trực tiếp phụ trách cơng tác đăng ký và quản lý hộ tịch (bao gồm cả hộ tịch có yếu tố nước ngồi), 1 cơng chức thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch bao gồm cả việc quản lý, khai thác kho sổ sách, biểu mẫu, sử dụng phần mềm quản lý hộ tịch, hỗ trợ nghiệp vụ cho công chức tư pháp cấp xã và đăng ký các việc hộ tịch trong nước theo thẩm quyền và các việc hộ tịch có yếu tố nước ngồi [43].
Đội ngũ cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã: Với tổng số 226 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có 425 cơng chức tư pháp, có trình độ đại học Luật 195 người chiếm 45,8 %, 222 người trung cấp Luật chiếm 52,2 %), chuyên môn khác 08 trường hợp chiếm 2%), 132 công chức làm công tác tư pháp hộ tịch trên 10 năm, 68 công chức làm công tác tư pháp hộ tịch từ 5 năm đến 10 năm và 225 công chức làm công tác tư pháp hộ tịch dưới 5 năm, 161 công chức dưới 30 tuổi, 173 công chức từ 30 tuổi đến 40 tuổi, 69 công chức từ 40 tuổi đến 50 tuổi, 22 cơng chức trên 50 tuổi, có 199 xã, phường, thị trấn bố trí được 2 cơng chức tư pháp-hộ tịch, 27 xã, phường, thị trấn chỉ có 1 cơng chức tư pháp-hộ tịch [43]. Trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, đội ngũ cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã giữ vai trò quan trọng trong việc xác nhận tình trạng hơn nhân của các bên, hỗ trợ xác minh mục đích kết hơn và điều kiện kết hơn…
Về cơ sở vật chất, 11/11 Phịng Tư pháp cấp huyện trên địa bàn tỉnh đều có trụ sở chung với UBND cấp huyện, việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện, mỗi Phịng Tư pháp được bố trí một nơi làm việc trong trụ sở UBND huyện được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ công tác của ngành với hệ thống máy vi tính được kết nối mạng internet, máy in, máy Scan tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
công tác chuyên môn. Công chức tư pháp - hộ tịch các xã, thị trấn đều được bố trí máy tính có kết nối mạng internet và máy in phục vụ công tác chuyên môn.
Về công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, Sở Tư pháp cùng với các huyện, thành phố tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về hộ tịch tập trung cho công chức Phịng Tư pháp và cơng chức tư pháp - hộ tịch của xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, cấp chứng chỉ kết thúc khóa học cho học viên hơn 350 lượt.
Tuy nhiên, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ học vấn có hạn, thiếu hiểu biết, nhiều phụ nữ Lạng Sơn đã chọn con đường kết hơn với người nước ngồi để hợp thức hóa ra nước ngồi sinh sống. Mỗi năm có hàng nghìn cặp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không làm thủ tục đăng ký kết hơn, tại Việt Nam đã có chồng nhưng vẫn chung sống với người nước ngồi vì mục đích kinh tế, hoặc đưa chồng từ Trung quốc về Việt Nam chung sống nhiều năm nhưng không làm được thủ tục kết hôn...Đã làm cho công tác quản lý hôn nhân của các cơ quan trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.