Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 53 - 60)

Tuy công tác quản lý nhà nước đối với hôn nhân có yếu tố nước ngồi trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những khiếm khuyết, hạn chế sau đây:

- Về công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật; tuy đã được quan tâm và thực hiện khá tích cực song hiệu quả đạt được còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nhận thức của người dân và bộ phận công chức tư pháp về tầm quan trọng của quản lý và hơn nhân có yếu tố nước ngồi chưa thực sự sâu sắc. Điều này dẫn đến sự chênh lệnh khá lớn về quản lý và đăng ký hơn nhân có yếu tố nước ngồi giữa các địa phương, nhiều phụ nữ việt Nam sống với người nước ngoài như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, cũng như những trường hợp đã kết hôn ở nước ngồi nhưng khơng đến cơ quan có thẩm quyền ghi chú kết hơn.

Về cải cách thủ tục hành chính: Để giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch mà đặc biệt là các việc hộ tịch có yếu tố nước ngồi, địi hỏi cán bộ thụ lý hồ sơ phải chuyên sâu về chuyên môn để kiểm tra, hướng dẫn hồ sơ nhưng thực tế trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia vào quy trình “một cửa”, cụ thể là cán bộ tiếp nhận hồ sơ khơng trình độ chun mơn, khơng được tập huấn nghiệp vụ, người được bố trí vào vị trí này thường là cán bộ Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND ở cấp huyện (11/11 huyện, thành phố công chức tiếp nhận và giả kết quả là biên chế của Văn phòng hội đồng nhân dân và UBND huyện. Tất cả chưa được tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng của tỉnh, huyện tổ chức về cơng tác hộ tịch nói chung và đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi nói riêng), ở cấp xã cán bộ một cửa thường xuyên bị ln chuyển

cơng tác … Ngồi cơng tác Hộ tịch nói chung hơn nhân có yếu tố nước ngồi nói riêng thì cơ quan tư pháp cấp huyện cịn 8 nhiệm vụ chuyên môn khác và công tác khác do lãnh đạo UBND huyện giao; yêu cầu về chất lượng, tiến độ công việc ngày càng cao công chức chuyên môn phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên cũng ảnh hưởng phần nào đến việc nghiên cứu, giải quyết hồ sơ.

-Chất lượng quản lý hộ tịch: số lượng hồ sơ phát sinh không đồng đều trên địa bàn tỉnh, chủ yếu tập trung tại trung tâm thành phố và huyện có các khu cơng nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2014, 2015 thẩm quyền của UBND tỉnh phát sinh 13 trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi, chủ yếu là người dân của các huyện Hữu Lũng, thành phố Lạng Sơn, Cao Lộc, Tràng Định. Khi chuyển giao thẩm quyền về UBND cấp huyện các huyện phát sinh nhiều như; Hữu Lũng (23 trường hợp), Thành phố Lạng Sơn (16 trường hợp), Bắc Sơn (trên 05 trường hợp), Cao lộc (4 trường hợp), Lộc Bình (02 trường hợp), Tràng Định (03 trường hợp), Chi Lăng, Bình Gia (01 trường hợp), huyện Văn Quan, Văn Lãng, Đình Lập chưa phát sinh trường hợp nào. Kết hôn chủ yếu với các nước Hàn Quốc và Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Canada,

Đức, Nigiegia [38,39,40,41,43], đối với một số nước chưa phát sinh trường hợp nào dẫn đến việc cơng chức tiếp nhận khó có khả năng ghi nhớ thành phần hồ sơ một cách chính xác, trong q trình giải quyết cịn lúng túng.

-Phần lớn trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngồi thơng qua hoạt động môi giới bất hợp pháp (từ sự giới thiệu của người thân, bạn bè đã kết hơn với người nước ngồi), việc kết hơn lại khơng xuất phát từ tình u nam nữ trên cơ sở hơn nhân tự nguyện, tiến bộ chủ yếu kết hôn là để được ra nước ngoài, được nhập quốc tịch nước ngoài, được định cư, được lao động tại nước ngồi, sau đó tiếp tục bảo lãnh người thân ra nước ngoài. Việc cơng dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng (năm 2014 đăng ký 03 trường hợp, năm 2015 đăng ký 10 trường

hợp, năm 2016 đăng ký 10 trường hợp, năm 2017 đăng ký 20 trường hợp, năm 2018 đăng ký 25 trường hợp) điều này đã làm nảy sinh nhiều hệ quả ảnh

hưởng đến quyền lợi của công dân Việt Nam đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam. Những trường hợp đăng ký kết hôn thông qua môi giới hoặc giới thiệu của người thân nên thời gian tìm hiểu lẫn nhau giữa hai bên nam, nữ trước khi kết hôn ngắn hay sự chênh lệch tuổi tác quá lớn giữa cô dâu và chú rể, trong khi, quy định của luật hiện hành khơng có điều, khoản nào để từ chối đăng ký kết hôn. Trước khi chuyển thẩm quyền đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi cho cấp huyện, tại Sở Tư pháp vẫn thực hiện thủ tục phỏng vấn để làm rõ sự tự nguyện trong hôn nhân, tuy nhiên thủ tục phỏng vấn trực tiếp tại Sở Tư pháp được đánh giá là mang nhiều tính chủ quan và phụ thuộc vào của cán bộ phỏng vấn. Nhưng không quy định thủ tục phỏng vấn khi đăng ký tại UBND cấp huyện thì lại khơng có cơ sở để từ chối đương sự khi qua quá trình giải quyết hồ sơ các đương sự chưa thật sự hiểu hết về nhau nhưng về mặt hồ sơ, thủ tục và các điều kiện luật định thì họ hồn tồn đáp ứng thì khi đó khơng có cơ sở để từ chối đăng ký kết hơn.

-Về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác hộ tịch nói chung, cơng tác quản lý nhà nước về hơn nhân có yếu tố nước ngồi nói riêng chưa được trang bị đồng bộ, ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức và chưa đồng đều nhiều địa phương công chức tư pháp chưa được trang bị máy vi tính riêng phải sử dụng chung cùng bộ phận khác. Việc kết nối mạng internet chưa kịp thời hoặc có đăng ký kết nối nhưng các địa bàn xã vùng sâu, vùng xa chất lượng đường truyền kém. Chưa bố trí được kho lưu trữ hồ sơ, nên phải lưu chung với các hồ sơ, giấy tờ khác dễ làm thất lạc, hư hỏng.

- Về công tác phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp chưa thực sự được cấp ủy chính quyền địa phương chú trọng, công tác bồi dưỡng, đào tạo chưa thực sự được quan tâm đúng mức, đội ngũ làm công tác quản lý hộ tịch cịn thiếu và chưa động bộ, có đơn vị trình độ chun mơn nhiệm vụ cịn ở mức thấp hoặc chưa qua đào tạo (cấp huyện 02 người trình độ trung cấp Luật, 01 trung cấp chuyên ngành khác; cấp xã 01 trung cấp chuyên ngành khác, 01 chưa qua đào tạo), số cán bộ được bồi dưỡng về nghiệp vụ hàng năm chỉ đạt 2/3 trừ cấp tỉnh (năm 2016 cấp huyện 30/40 công chức, cấp xã

343/382 công chức; năm 2017 cấp huyện 31/40 công chức, cấp xã 226/425 công chức; năm 2018 cấp huyện 33/40 công chức, cấp xã 333/425 công chức)

[40,41,43] . Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan như Sở Tư pháp, cơ quan Công an và UBND các cấp vẫn chưa thật sự đồng bộ, sâu sát, công tác quản lý vẫn chưa chặt chẽ do khơng có cơ chế quy định trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Lạng Sơn là tỉnh giáp biên giới Trung Quốc trung bình mỗi năm có khoảng trên 25.000 lượt cơng dân (cả nam và nữ) xuất cảnh qua biên giới đi lao động, làm thuê. Chỉ tính riêng từ năm 2014 đến tháng 6/2018 Lạng Sơn có trên 35 nghìn lượt phụ nữ di cư qua biên giới. Trong số những người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc có trên 1500 phụ nữ lấy chồng Trung Quốc.

Hầu hết các cuộc hôn nhân xuyên biên giới đều bất hợp pháp, không thực hiện các thủ tục pháp lý về đăng ký kết hôn. Đối với những trường hợp khơng tiếp tục duy trì hơn nhân nữa, đa số phụ nữ quay trở về địa phương tay trắng, khơng có giấy tờ tùy thân nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Khi quay trở về mang theo con lai được về Việt Nam nên rất khó khăn trong việc cấp giấy khai sinh vì thiếu các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến việc sinh sống, học tập và các chế độ an sinh xã hội của các cháu.

- Quy định pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng khi phát sinh lại phải xin hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn từ cơ quan cấp trên (cấp xã gửi công văn lên huyện, cấp huyện gửi cấp tỉnh, cấp tỉnh gửi Bộ Tư pháp), phải xin hướng dẫn nhiều lần, thời gian nhanh nhất cũng vài ba tháng mới nhận được kết quả; nội dung hướng dẫn, trả lời còn chung chung chưa giải quyết được những vướng mắc trong giải quyết hồ sơ.

- Chẳng hạn như về giấy tờ chứng minh tình trạng hơn nhân và các loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngồi cấp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự: Mỗi nước sử dụng văn bản khác nhau để cấp cho cơng dân giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân sử dụng đăng ký kết hôn với cơng dân Việt Nam. Ví dụ: Pháp cấp Giấy xác nhận năng lực kết hôn, Giấy xác nhận độc thân; Đức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn; Thụy Điển cấp Giấy xác nhận quyền kết hơn; Cộng hịa séc cấp giấy chứng nhận khơng cản trở hôn nhân; Hàn Quốc và Nam phi cấp Giấy chứng nhận tình trạng hơn nhân; Trung Quốc (Đài Loan) cấp giấy chứng nhận/tuyên thệ độc than và công hàm giới thiệu kết hôn; Canada, Hoa Kỳ cho công dân tuyên thệ về việc đủ điều kiện kết hôn[18,19,20]. Tuy nhiên, cơ quan ngoại giao Cơ quan chỉ cung cấp một số mẫu của một số quốc gia, còn lại cơ quan đăng ký cũng chỉ nắm được

quy định của một số nước theo kinh nghiệm, nhưng không đầy đủ nên trong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng gặp nhiều khó khăn.

Pháp luật Việt Nam chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng kết hơn giả nhằm mục đích khác, các quy định trong luật có cơ chế mở cho công dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi, và vẫn cịn thiếu quy định cho một số trường hợp như: Trong quá trình làm thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn, cán bộ tư pháp nhận thấy rằng hai bên bất đồng ngơn ngữ, chưa hiểu gì về người kia cũng như cuộc sống của họ ở nước ngoài, chỉ gặp nhau 1 lần, chưa biết gia đình, tính cách của chồng, có trường hợp ngày đăng ký là lần đầu họ gặp nhau… Nhưng cán bộ tư pháp khơng có căn cứ pháp lý để từ chối đăng ký kết hơn vì họ khơng thuộc trường hợp từ chối kết hơn vì Luật Hộ tịch bỏ thủ tục phỏng vấn khi đăng ký kết hôn và cũng không thể dựa vào kết quả phỏng vấn để từ chối kết hôn như trước đây.

Về điều kiện kết hôn: Trong Luật Hôn nhân và gia đình chưa có quy định riêng về các điều kiện kết hôn với người nước ngồi. Tuổi kết hơn chú rể và cơ dâu chênh lệch q nhiều (có khi chú rể bằng tuổi ông của cô dâu) cũng không được dự liệu. Kết hôn là quyền của công dân, được thực hiện trên ngun tắc bình đẳng tuy nhiên nếu có sự chênh lệch quá nhiều về độ tuổi và đó khơng phải là một vài trường hợp ngoại lệ thì cũng rất cần có sự quy định chặt chẽ hơn.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 luận văn tập trung phân tích đánh giá về điều kiện địa lý - dân cư; kinh tế, văn hóa - xã hội đặc thù của tỉnh ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hơn nhân có yếu tố nước ngồi; Luận văn đã đánh giá những nội dung quản lý nhà nước về hơn nhân nước ngồi tại Lạng Sơn; ghi nhận những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Những hạn chế được nhận định trong Chương 2 chính là cơ sở quan trọng để

tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác quản lý nhà nước về hơn nhân có yếu tố nước ngoài cho Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)