Thực trạng pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý, sử DỤNG vốn NHÀ nước tại DOANH NGHIỆP NHÀ nước THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 - 44)

DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệpnhà nước ở Việt Nam nhà nước ở Việt Nam

2.1.1 Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước

Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại các DNNN phản ánh những tư tưởng chỉ đạo liên quan đến hoạt động này. Theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại DNNN phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như sau:

Thứ nhất, Hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Pháp luật được xác định là kim chỉ nam, là định hướng cơ bản bảo vệ lợi ích của tồn xã hội. Do đó, hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể liên quan - Hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải đảm bảo phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành. Các doanh nghiệp được nhà nước đầu tư vốn và được giao các trọng trách quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Để đảm bảo sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước mang tính đồng bộ, gắn liền với quy hoạch, thực trạng phát triển kinh tế xã hội thì hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải đảm bảo phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành.

Thứ hai, Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp. Về mặt bản chất, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước là một chủ thể kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này chỉ có thể hiệu quả khi được phản ánh và điều hành phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, phù hợp với nhu cầu xã hội, do đó, hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp phải hạn chế tối đa sự can thiệp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu vào hoạt - Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn nhà nước; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình, đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

Thứ ba, Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phòng, chống dàn trải, lãng phí, thất thốt vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.

Cuối cùng, Hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải đảm bảo công khai, minh bạch trong đầu tư và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.1.2 Các quy định về mơ hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Các quy định của pháp luật về mơ hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp dần dần hoàn thiện theo hướng tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN; sớm xoá bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Luật số 69/2014/QH13 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp tại Khoản 4 Điều 42 Luật quy định: Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 và

Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã khơng cịn quy định chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cho các bộ, cơ quan ngang bộ.

Hiện nay, Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý và thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Chính phủ là đại diện chủ sở hữu đối với vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp. Tuy nhiên, về mặt thực tế Chính phủ khơng trực tiếp thực hiện tất cả các nội dung của công tác quản lý nhà nước và thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với DNNN mà ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân khác thay mình để thực hiện chức năng quản lý vốn. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 10/2019/NĐ- CP của Chính phủ ngày 30/01/2019 về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước thì chủ thể quản lý vốn của DNNN bao gồm Thủ tướng, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị công ty nhà nước. Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.

Chính phủ chịu trách nhiệm ban hành ban hành, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; ban hành quy định về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; quy định việc quản lý tài chính, tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, công khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; quy

định việc tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước...

Thủ tướng chính phủ thực hiện trách nhiệm ban hành quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sau khi có ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng; quyết định những nội dung quan trọng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập như tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp, vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh sau này, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển

5 năm của doanh nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với chủ tịch Hội đồng thành viên…; phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý; quyết định chủ trương chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh, vốn nhà nước.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với: a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và không thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà

nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong thời gian chưa chuyển giao. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp được chuyển giao từ các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi phụ trách: Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản; Ban hành điều lệ và điều lệ sửa đổi, bổ sung của doanh nghiệp; Phê duyệt để Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định kế hoạch 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm; Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch cơng ty, Kiểm sốt viên, người đại diện phần vốn nhà nước; quyết định quỹ tiền lương, thù lao hằng năm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm sốt viên; Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp; Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, việc tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp; có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Hội đồng thành viên la người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp bên cạnh trách nhiệm tham mưu cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, quyết định một số vấn đề sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt đã nêu trên (Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc…), có quyền và trách nhiệm quyết định các vấn đề sau tại doanh nghiệp: Quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp; Tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, các chức danh khác do Hội đồng thành viên bổ nhiệm; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao,

tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế tốn trưởng; Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thuộc thẩm quyền.

2.1.3 Các quy định về nội dung quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước

Nhà nước quản lý vốn đối với DNNN thông qua việc giao vốn, đầu tư vốn khi thành lập cơng ty và quản lý vốn trong q trình hoạt động doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật như Luật số 69/2014/QH13, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2015 về đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, nghị định số 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2015 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn số 219/2015/TT-BTC, 59/2018/TT-BTC… quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước gồm các nội dung cơ bản như sau:

Về đầu tư vốn vào doanh nghiệp

Nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp khi mới thành lập hoặc đầu tư bổ sung trong q trình hoạt động thơng qua bốn hình thức: Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động, Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại cơng ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Về cơ bản, vốn nhà nước chỉ được đầu tư để thành lập và bổ sung vốn điều lệ ở doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ: Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho xã hội; Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên; Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn,

tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế; Thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế… Nghị định 91/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước và trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước trong từng trường hợp cụ thể.

Về huy động vốn, quản lý nợ phải thu, phải trả

Doanh nghiệp được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cũng được quyền bảo lãnh cho cơng ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng. Về nguyên tắc, phương án huy động vốn phải căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển ngắn và dài hạn của doanh nghiệp; bảo đảm khả năng thanh toán nợ và người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả… Trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn huy động khơng đúng mục đích, huy động vốn vượt mức quy định nhưng khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp phải xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải thu phải trả. Quy chế quản lý nợ phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý, sử DỤNG vốn NHÀ nước tại DOANH NGHIỆP NHÀ nước THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 - 44)