Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DNNN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý, sử DỤNG vốn NHÀ nước tại DOANH NGHIỆP NHÀ nước THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 63 - 65)

DNNN ở Việt Nam

Pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DNNN ở Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập cần khắc phục. Giai đoạn tới cần sửa đổi, bổ sung pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DNNN theo hướng đảm bảo để doanh nghiệp nhà nước thật sự vận hành theo cơ chế thị trường, đủ năng lực để cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập, góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Các văn bản luật bên cạnh việc quản lý quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn nhà nước tại DNNN, cần đảm bảo các doanh nghiệp được an tâm đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh trong hành lang pháp lý rõ ràng, không chồng chéo.

Doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện nghiêm túc quy định về minh bạch, công khai thông tin hoạt động. Tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm, tra, thanh tra đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên nhiều khía cạnh: thành lập, tổ chức lại, giải thể, thay đổi cơ cấu sở hữu; việc tuân thủ điều lệ; công tác cán bộ (như bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chế độ lương, thưởng, đánh giá Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, người đại diện vốn…); việc thực hiện mục tiêu, phương hướng, chiến lược kinh doanh, kế hoạch hoạt động; về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, đầu tư ra ngồi doanh nghiệp…

Cần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ cho q trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước như rà sốt các luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Cán bộ, công chức; Luật Phá sản; Bộ luật Lao động và các quy định có liên quan để sửa đổi,

bổ sung cho phù hợp với q trình cơ cấu lại và vai trị, vị trí của doanh nghiệp nhà nước thời gian tới.

Tập trung hồn thành kế hoạch cổ phần hóa và thối vốn nhà nước theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong các năm tới. Nghiêm túc thực hiện đúng quy định của pháp luật và cơ chế thị trường trong cổ phần hố, thối vốn; khơng để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thốt vốn, tài sản. Các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện nghiêm quy định về đăng ký lưu ký, đăng ký giao dịch, đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện chuyển giao quyền đại diện về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo đúng quy định.

Kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả theo cơ chế thị trường; xem xét, thực hiện phá sản doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ cấu lại và chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư thuộc thành phần kinh tế khác. Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng doanh nghiệp nhà nước, dự án đầu tư thua lỗ, thất thốt, lãng phí lớn.

Phát huy vai trị của tổ chức Đảng, các tổ chức đồn thể trong q trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước từ việc định hướng, chỉ đạo quán triệt đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước đến việc tổ chức thực hiện, giám sát quá trình cơ cấu lại theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đổi mới mơ hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng tại doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và thống nhất quản lý cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước. Quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước khi để xảy ra thua lỗ, tổn thất trong hoạt động và vi phạm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu sắc, tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức

trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong xã hội về quan điểm, mục tiêu, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước [1, tr.9].

Đổi mới, hồn thiện mơ hình tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp nhà nước. Phát huy vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về doanh nghiệp nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước.

Phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là đối với việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý, sử DỤNG vốn NHÀ nước tại DOANH NGHIỆP NHÀ nước THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 63 - 65)