Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý, sử DỤNG vốn NHÀ nước tại DOANH NGHIỆP NHÀ nước THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 44 - 53)

nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại một số tập đồn và tổng cơng ty. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với: a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và không thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong thời gian chưa chuyển giao. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp được chuyển giao từ các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (SMSC) thành lập ngày 29/9/2018, theo Quyết định 09/2018/NQ-CP. Theo quy định tại Nghị định số 131 ngày 29/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBQLVNN tại doanh nghiệp (DN), SMSC được Chính phủ giao trực tiếp quản lý 7 tập đồn và 12 tổng cơng ty với tổng số tài sản khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và 820.000 tỷ đồng vốn Nhà nước.

Theo đánh giá tại các buổi làm việc với SMSC của Phó Thủ tướng Vướng Đình Huệ vào tháng 3/2019 và với Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/2019, những hoạt động của SMSC được đánh giá cao. Trong một năm đầu hoạt động, SMSC cơ bản hình thành được hệ thống cơ quan tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị như Đảng bộ, Đồn thanh niên, ban hành được quyết định chức năng nhiệm vụ và thành lập được 8 Vụ chuyên môn và 1 trung tâm. Ủy ban đã ban hành được 44 quy chế; tuyển dụng được cán bộ ban đầu theo chỉ tiêu gần 100 biên chế được giao; có trụ sở riêng, tài chính khơng có vướng

mắc và là đơn vị dự toán cấp 1 - trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ thực hiện phân bổ [6,tr.1]. SMSC cũng phối hợp với Bộ Tài chính ban hành được Quyết định 1515 về trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp về SMSC. Đến tháng 10/2019, 19 tập đồn, Tổng cơng ty đã được bàn giao thành công. Sau tiếp nhận, Ủy ban đảm bảo cho sự hoạt động của 19 tập đồn, Tổng cơng ty khơng bị xáo trộn, cơ bản ổn định và tập hợp được những vướng mắc, khó khăn trong q trình chuyển giao này. Liên quan tới tiến trình tái cơ cấu, cổ phần hóa, thối vốn nhà nước, SMSC đã phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tập trung xử lý các khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện. Theo đánh giá, tiến trình này đã được triển khai theo đúng quy định pháp luận, cơng khai minh bạch; tuy nhiên, tiến độ cịn chậm so với kế hoạch [21,tr.1].

2.2.2 Thực trạng tình hình quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DNNN

Sách trắng doanh nghiệp năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cung cấp nhiều thơng tin về thực trạng tình hình quản lý sử dụng vốn nhà nước tại DNNN. Liên quan mục đích nghiên cứu của luận văn này, đề tài sau đây xin lược một số điểm chính về thực trạng này.

Vào thời điểm 31/12/2017 trên phạm vi cả nước có 2.486 DNNN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có 1.204 doanh nghiệp), chiếm 0,4% số doanh nghiệp cả nước, giảm 6,6% so với cùng thời điểm năm 2016. Bình quân giai đoạn 2016-2017, số lượng DNNN là 2.574 doanh nghiệp, chiếm 0,5% số doanh nghiệp cả nước, giảm 17,4% so với bình quân giai đoạn 2011-2015.

Trong thời gian qua, các DNNN đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN được duy trì ổn định, một số chỉ tiêu tài chính có sự tăng trưởng tốt; tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt ở mức khá; đóng góp cao cho ngân sách nhà nước.

Tổng nguồn vốn sử dụng cho sản xuất kinh doanh của toàn bộ DNNN tại thời điểm 31/12/2017 đạt 9,5 triệu tỷ đồng, chiếm 28,8% tổng vốn của toàn bộ doanh nghiệp trong cả nước, tăng 19,2% so với năm 2016. Bình quân giai đoạn 2016-2017, mặc dù giảm đáng kể về số lượng doanh nghiệp, DNNN vẫn thu hút khá lớn vốn cho sản xuất kinh doanh với 8,75 triệu tỷ đồng, chiếm 28,7% tổng vốn của toàn bộ doanh nghiệp trong cả nước, tăng 44% so với bình qn giai đoạn 2011-2015 (trong đó khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 4,48 triệu tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 15%, tăng 13,5%).

Theo số liệu báo cáo năm 2016, quy mô tổng tài sản của các DNNN là 3.053.547 tỷ đồng, tăng 45,8% so với năm 2011 (2.093.907 tỷ đồng) với tổng vốn chủ sở hữu là 1.398.183 tỷ đồng, tăng 92,2% so với năm 2011 (727.277 tỷ đồng). Tổng số nợ phải trả của các DNNN là 1.628.649 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011 (1.292.400 tỷ đồng) và các khoản phải thu của các DNNN là 384.310 tỷ đồng, tăng 29,6% so với năm 2011 (296.541 tỷ đồng).

Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu của DNNN năm 2017 là 4,1 lần, cao gấp 1,64 lần so với chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình của doanh nghiệp cả nước là 2,5 lần. Theo quy định tại khoản 3, điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 thì việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ phải bảo đảm tổng số nợ phải trả bao gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con không quá ba lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao như hiện nay của các DNNN cho thấy rủi ro lớn về khả năng trả nợ của DNNN nước ta hiện nay.

Chỉ số quay vòng vốn năm 2017 của khu vực DNNN là 0,3 lần, chưa bằng 43% so với chỉ số quay vịng vốn trung bình của tồn hệ thống doanh nghiệp nước ta là 0,7 lần. Điều này phần nào thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của doanh nghiệp cả nước.

Tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp năm 2017 đạt 876,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm 2016. Năm 2017 khu vực DNNN tạo ra 200,9 nghìn tỷ

đồng lợi nhuận, chiếm 22,9%, tăng 1,8% (trong đó khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tạo ra 124,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,2%, tăng 10,1%).

Năm 2017, tổng doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 20,66 triệu tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2016, tăng cao hơn tốc độ tăng nguồn vốn của doanh nghiệp (tăng 17,5%). Tổng doanh thu thuần của khu vực DNNN năm 2017 đạt 3,1 triệu tỷ đồng, chiếm 15,1% doanh thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 9,1% so với năm 2016.

Số liệu trên cho thấy tầm quan trọng của khu vực DNNN đối với nền kinh tế quốc gia. Tuy chiếm một tỷ trọng lớn, tốc độ tăng trưởng của khu vực DNNN chậm hơn so với khu vực ngoài nhà nước. Điều này phù hợp với chính sách chung của Đảng và nhà nước ta. Ngày càng nhiều DNNN được cổ phần hóa, chỉ giữ lại những doanh nghiệp trong những ngành đặc biệt, cần có sự kiểm sốt của nhà nước.

Hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2017 đạt 2,9%. Khu vực DNNN có ROA đạt 2,2%, thấp hơn 24% so với mặt bằng chung cả nước. Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam năm 2017 đạt 10%. Khu vực DNNN có ROE đạt 11,4% (trong đó, khu vực 100% vốn nhà nước đạt 10,6%); cao hơn 11% so với mặt bằng chung cả nước. Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) của toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2017 đạt 4,2%. Khu vực DNNN có ROS đạt 6,4%; cao hơn 27% so với mặt bằng chung cả nước. Hiệu suất sinh lợi trên tài sản thấp (ROA) song hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và hiệu suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) của khối DNNN cao hơn mặt bằng doanh nghiệp chung cả nước có thể lý giải như sau: dù DNNN khai thác không hiệu quả tài sản quản lý song DNNN đa phần hoạt động trong các lĩnh vực ít cạnh tranh hơn, DNNN được hưởng nhiều ưu đãi hơn về chính sách, về tiếp cận vốn vay… nên biên lợi nhuận cao hơn và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cao hơn.

Việc quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp về cơ bản được thực hiện theo pháp luật quy định nhưng qua cơng tác thanh tra, kiểm tốn nhà nước cho thấy các

DNNN vẫn cịn sai phạm trong q trình quản lý, sử dụng tài sản, tập trung ở một số khâu như thủ tục đầu tư, mua sắm tài sản cố định không đúng quy định của Nhà nước; sai thẩm quyền; sai đối tượng cho phép; hạch tốn khơng đúng nguồn dẫn đến phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh không đúng bản chất thực tế; trình độ quản lý doanh nghiệp yếu kém dẫn đến vi phạm quản lý kinh tế và vi phạm pháp luật; huy động, quản lý, sử dụng vốn dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả, một số dự án đầu tư ngoài ngành tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao.

Các DNNN thường được giao quản lý và sử dụng số lượng diện tích đất rất lớn. Kết quả kiểm toán nhà nước giai đoạn 2011-2016 cho thấy có nhiều Tập đồn, TCT nhà nước và DNNN quản lý đất chưa chặt chẽ; nhiều diện tích đất được sử dụng khơng hiệu quả, khơng đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp, chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai với NSNN.

Cơ chế quản lý ban hành trước đây (giai đoạn 2006 – 2010) cho phép hình thành một số Tập đồn kinh tế và tổng cơng ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, nên nhiều DNNN đã góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, chứng khoán… Theo cơ chế quản lý do nhà nước ban hành giai đoạn 2011-2016 thì DNNN phải thối vốn trong các lĩnh vực trên, việc đầu tư ngoài ngành bị hạn chế.

Theo đánh giá của đoàn giám sát quốc hội về hoạt động của DNNN thì việc chuyển nhượng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cơng khai, minh bạch, trong đó chủ yếu thực hiện theo phương thức đấu giá công khai, theo giá thị trường, kết quả chuyển nhượng các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và có lãi. Q trình đầu tư ra ngồi doanh nghiệp các khoản thu lợi nhuận, cổ tức được chia doanh nghiệp hạch tốn doanh thu hoạt động tài chính theo quy định. Việc chia cổ tức của các công ty cổ phần thực hiện theo Điều lệ doanh nghiệp và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hàng năm (theo quy định của Luật doanh nghiệp). Người đại diện phần vốn tại doanh nghiệp có báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu có ý kiến trước khi biểu quyết tham gia việc phân chia cổ tức ở Đại hội đồng cổ đông.

Căn cứ Luật số 69/2014/QH13 và Điều 32 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP thì các DNNN đã xây dựng và ban hành quy chế thực hiện quản trị nội bộ của như: Quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên, Quy chế trả lương, thù lao và tiền thưởng của Viên chức quản lý tại Công ty mẹ, Quy chế trả lương, thưởng đối với Người lao động tại Công ty mẹ, Quy chế quản lý Người đại diện phần vốn của DNNN tại doanh nghiệp khác; Quy chế quản lý nợ của Cơng ty mẹ Tập đồn, tổng cơng ty, Quy chế công bố thông tin hoạt động của Công ty TNHH MTV do Tập đồn, tổng cơng ty làm chủ sở hữu, Quy định công bố thông tin hoạt động của Công ty mẹ, Quy chế tuyển dụng lao động; Quy chế mua bán sản phẩm, dịch vụ giữa các đơn vị thuộc tập đoàn, tổng công ty.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp ban hành chưa đầy đủ, chặt chẽ phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp nên đã phát sinh trường hợp thực hiện chưa đúng với quy chế công ty ban hành.

Thu nhập bình quân tháng một lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 đạt 8,3 triệu đồng, tăng 10,1% với năm 2016. Khu vực DNNN có mức thu nhập bình qn tháng một lao động trong năm 2017 đạt cao nhất với 11,91 triệu đồng, tăng 4,4% so với năm 2016 (trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đạt 11,35 triệu đồng, tăng 0,8%).

Đối với người quản lý chuyên trách (hưởng tiền lương, tiền thưởng), năm 2017 tổng số người chuyên trách ở các cơng ty là 2.261 người; tiền lương bình qn thực hiện đạt 30,79 triệu đồng/tháng; thu nhập bình quân đạt 33,04 triệu đồng/tháng. Đối với người quản lý không chuyên trách (hưởng thù lao, tiền thưởng), thù lao bình quân đạt 4,65 triệu đồng/tháng; thu nhập bình quân (gồm thù lao, tiền thưởng) đạt 4,98 triệu đồng/tháng.

Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017 do Tổng cục thống kê thực hiện cho thấy, trong năm 2016 mặc dù số lượng DNNN ít nhưng thuế và các khoản đã nộp ngân sách bình quân một doanh nghiệp của khu vực DNNN đạt cao nhất với 104 tỷ đồng/ doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp FDI là 18 tỷ đồng/DN và doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1 tỷ đồng/ doanh nghiệp. Tỷ lệ nộp ngân sách của DNNN chiếm 32,1%

trong tổng số thuế và các khoản đã nộp ngân sách của tồn bộ khu vực doanh nghiệp. DNNN có tỷ lệ đóng góp cao hơn so với các khu vực kinh tế khác một phần là vì khu vực này phải đóng góp thêm khoản cổ tức và lợi nhuận sau thuế do sử dụng vốn của Nhà nước. Năm 2017, khoản cổ tức và lợi nhuận sau thuế của DNNN đóng góp vào ngân sách 67.000 tỷ đồng, năm 2016 là 65.000 tỷ đồng.

Chính phủ phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cho các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên, Chủ tịch cơng ty. Việc kiểm tra, rà sốt đánh giá hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện thông qua cơ chế quản lý tài chính và cơ chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp, cụ thể: Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty là đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm trong việc quy định các quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp (trong đó có quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp), phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp sau khi được chủ sở hữu doanh nghiệp chấp thuận. Hội đồng thành viên, Chủ tịch cơng ty có trách nhiệm tổ chức tự giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp; định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu, doanh nghiệp phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý, sử DỤNG vốn NHÀ nước tại DOANH NGHIỆP NHÀ nước THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)