Khái quát về Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên in Báo Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên in báo hà nội mới (Trang 39 - 45)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Ngày 26/2/1957, Thành ủy Hà Nội quyết định xuất bản tờ báo hàng ngày của Hà Nội, làm tiếng nói chính thức của Đảng bộ và nhân dân thủ đô.

Ngày 24/10/1957, số báo Thủ đô đầu tiên bắt đầu in, 2.500 tờ báo hàng ngày khổ 30 x 40 cm được phát hành tới các cơ sở Đảng và nhân dân Thủ đô. Ngày đó được coi là ngày truyền thống Báo Thủ đô (nay là báo Hà Nội mới) và cũng là ngày thành lập Nhà in báo Thủ đô (nay là Công ty In báo Hà Nội mới).

Ngày 1/1/1968, theo chủ trương của Trung ương và Thành ủy, hai tờ báo Thủ đô Hà Nội và Thời mới hợp nhất. Số báo ra ngày 30/1/1968 chính thức lấy tên là Hà Nội mới và nhà in cũng đổi tên thành Nhà in báo Hà Nội mới. Tất cả đều làm việc tại số 44 Lê Thái Tổ.

Năm 1997, thực hiện phân cấp quản lý và chính sách đối với doanh nghiệp, xí nghiệp được chuyển đổi thành Công ty In báo Hà Nội mới.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên in Báo Hà Nội mới

Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên in Báo Hà Nội mới: in Báo Hà Nội mới, các báo và tạp chí của cơ quan ngành, các văn kiện, các thông tư, chỉ thị... của Đảng bộ và thành phố Hà Nội, đảm bảo kịp thời thường xuyên, liên tục với chất lượng ngày càng cao, phục vụ tuyên truyền giáo dục, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ và chính quyền Thành phố. Bên cạnh đó, Công ty phải đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tức doanh thu sau khi trang trải đủ chi phí sản xuất, thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, đảm bảo nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức và tích lũy mở rộng sản xuất kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh theo giấy phép của Công ty: In báo Hà Nội Mới; In các văn bản chế độ chính sách kinh tế, chính trị của Đảng và Nhà nước; In các loại sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm, bao bì, nhãn hàng…

2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên in Báo Hà Nội mới

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tiếp tham mưu. Bộ máy quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Cụ thể là:

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức điều hành của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên in Báo Hà Nội mới

* Chủ tịch: Là người quản lý, lãnh đạo, tổ chức điều hành cũng như quyết định mọi hoạt động của Công ty và phải chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản cấp trên của đơn vị là Văn phòng Thành ủy Hà Nội cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty về tình hình kết quả hoạt động của Công ty.

* Ban Giám đốc: Trợ giúp Chủ tịch Công ty trong việc điều độ sản xuất và xử lý các vấn đề về kỹ thuật, trực tiếp điều hành ban quản đốc và các tổ sản xuất trực tiếp. Ban Quản đốc phân xưởng sản xuất Phòng Tài vụ Ban Giám Đốc Phòng Tổ chức - HC Phòng Kinh Doanh Chủ tịch - Giám Đốc Phòng Vật tư - KD XNK Bộ phận chế bản Bộ phận in Bộ phân sau in Phòng Điều hành SX

* Phòng Kinh doanh:Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty theo các giai đoạn; Triển khai các chương trình xúc tiến, tiếp thị thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nguồn hàng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm; Dự toán chi phí sản xuất, xây dựng giá thành đảm bảo hiệu quả, cạnh tranh.

* Phòng Điều hành sản xuất: Tổ chức điều hành, sản xuất trong các cấp phân xưởng, các đơn vị sản xuất nhịp nhàng, đảm bảo tiến độ sản xuất theo hợp đồng ký kết với khách hàng.

* Phòng Tổ chức - Hành chính: Thực hiện chính sách cán bộ, các chế độ về lao động tiền lương theo Bộ luật Lao động quy định hiện hành của Nhà nước; Nghiên cứu, tham mưu đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy các phòng, ban chức năng về phân công, phân cấp quản lý, tuyển dụng nhân lực, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân viên chức lao động; Thực hiện công tác quản trị hành chính, pháp chế và kiểm soát nội bộ công ty.

* Phòng Tài vụ:Kiểm tra, hướng dẫn đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh Luật Kế toán, Luật Thống kê và các quy định của Nhà nước trong công tác hạch toán kế toán và Luật Thuế theo quy định hiện hành; Lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện tài chính; Tổng hợp quyết toán tài chính và phân tích tình hình tài chính từng quý, năm; Thực hiện quy chế tài chính; Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn, tài sản của đơn vị; Kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng tài chính, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Nhà nước; Tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Công ty các biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hằng năm của Công ty.

* Phòng Vật tư - Xuất nhập khẩu: Xây dựng chiến lược nhập khẩu vật tư trực tiếp; Xây dựng kế hoạch nhập vật tư, cung ứng vật tư theo nhóm sản phẩm, theo khổ sản phẩm; Tổ chức triển khai thực hiện các hợp đồng mua bán, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu theo chỉ đạo của Lãnh đạo Công ty; Xây dựng kế hoạch khai thác, nhập khẩu chủng loại vật tư chế bản theo số lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí; Hoàn thiện, xây dựng mới định mức vật tư cho các thiết bị, công nghệ mới và thiết bị công nghệ tái sử dụng, tái khấu hao; Xây dựng kế hoạch quản lý nguyên nhiên vật liệu nội bộ. Dự kiến, đề xuất nơi quy tụ, dự trữ vật tư chiến lược, đảm bảo sản xuất trong mọi tình huống.

* Ban Quản đốc phân xưởng sản xuất: Phụ trách chung các xưởng sản xuất và bộ phận sau in, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Phó Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất của Công ty; đồng thời kiểm tra, giám sát kỹ thuật in, chất lượng sản phẩm, thực hiện tiến độ sản xuất theo kế hoạch.

Trong mỗi xưởng sản xuất và bộ phận sau in gồm có nhiều tổ khác nhau. Mỗi tổ thực hiện một khâu, một giai đoạn công nghệ. Đứng đầu mỗi tổ là các tổ trưởng, tổ phó có nhiệm vụ vừa tham gia sản xuất vừa kiểm tra, đôn đốc công nhân trong tổ mình thực hiện tốt công việc của mình dưới sự chỉ đạo của Ban Quản đốc. Các công nhân phân xưởng có trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm theo công việc được phân công.

* Phân xưởng Chế bản in: Tổ chức xây dựng kế hoạch tác nghiệp với cấp quản lý cao hơn, với đồng cấp và trong phân xưởng; Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất trong phân xưởng; Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch; Tổ chức lao động, quản lý, điều độ lao động theo kế hoạch sản xuất; Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình tiến hành sản xuất.

* Phân xưởng Máy in và gia công: Tổ chức xây dựng kế hoạch tác nghiệp với cấp quản lý trực tiếp, với đồng cấp và các tổ sản xuất trong phân xưởng; Lập kế hoạch, tính toán chính xác, cụ thể trong từng khoảng thời gian ngắn hạn cho các bộ phận sản xuất chính, phụ, đảm bảo cân đối chung giữa nhiệm vụ, khả năng, thời hạn hoàn thành nhiệm vụ; Lập kế hoạch chính xác nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận cơ điện, sửa chữa dự phòng, phục vụ kịp thời, liên tục cho các bộ phận sản xuất; Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch; Tổ chức lao động, quản lý, điều độ lao động theo kế hoạch sản xuất; Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình tiến hành sản xuất.

Đây là mô hình tổ chức phổ biến trong doanh nghiệp (Cơ cấu trực tuyến - tham mưu): Chủ tịch - Giám đốc trực tiếp ra quyết định và giám sát cấp dưới và ngược lại, cấp dưới chỉ chịu sự điều hành và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch. Chủ tịch ra quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những quyết định của mình và

khi gặp các vấn đề phức tạp họ sẽ tham khảo ý kiến của bộ phận tham mưu giúp việc. Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệpnày là phù hợp và thuận lợi để thực hiện yêu cầu và các quyết định từ một thủ trưởng. Đồng thời cách tổ chức trên cho phép huy động và sử dụng được các ý kiến tham mưu đề xuất của các bộ phận chức năng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có các hạn chế: để đưa ra bất kỳ quyết định nào người quản lý phải mất thời gian hỏi ý kiến bộ phận tham mưu. Điều đó dẫn đến trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến tình trạng ra quyết định chậm và đánh mất cơ hội trong kinh doanh.

2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên in Báo Hà Nội mới giai đoạn 2017 - 2019

Nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào công cuộc phát triển của doanh nghiệp và bám sát vào mục tiêu phát triển, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong thời gian qua, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên in Báo Hà Nội mới đã tập trung thực hiện một số chính sách và giải pháp cụ thể như sau:

- Phát huy nội lực, đổi mới cơ cấu đầu tư, đổi mới quản lý doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp;

- Bám sát sự phát triển của Công ty để tận dụng cơ hội đi tắt đón đầu, từng bước nâng cao năng lực tự chủ, khả năng làm chủ công nghệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.

- Phát huy truyền thống của Công ty, coi trọng nhân tố con người, tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chú trọng chính sách xã hội, giữ vững và phát huy uy tín của doanh nghiệp.

Sau hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Công ty đã đạt được các kết quả khả quan: Doanh thu hàng năm của Công ty tăng tiên tục, năm sau vượt kế hoạch so với năm trước. Cụ thể:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: 1.000đ

Thông số thống kê 2017 2018 2019

1. Tổng tài sản 129.700.000.000 142.100.000.000 138.700.000.000 2. Doanh thu hoạt động

sản xuất kinh doanh 99.474.175.801 110.193.881.845 126.998.460.556 3. Nộp NSNN 6.392.216.385 6.233.630.837 7.730.341.798 4. Lợi nhuận trước thuế

hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường

6.131.172.767 5.395.347.317 6.665.140.366 5. Lợi nhuận sau thuế

kinh doanh thông thường 4.904.707.065 4.310.528.578 5.263.242.302 6. Thu nhập bình quân

đầu người/tháng 6.681.188 8.306.228 10.543.746 ROE (%) 5,18 4,14 5,37 ROA (%) 3,93 2,94 3,74 Lợi nhuận sau thuế/doanh

thu (%) 4,93 3,91 4,14

ROE: Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân; ROA: Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản bình quân.

Từ bảng 2.1 ta thấy rằng, năm 2019 là năm Công ty có doanh thu và lợi nhuận cao nhất, đạt 126.998.460.556 đồng với mức tăng 16.804.578.711 đồng chiếm 115,25% so với năm 2018, tăng 27.524.284.755 đồng chiếm 127,67% so với năm 2017.

Với sự tin tưởng của khách hàng và đối tác, các chính sách quản lý hiệu quả, doanh thu của Công ty đã liên tục phát triển trong các năm thể hiện sự lớn mạnh của Công ty về số lượng và chất lượng: mức lợi nhuận sau thuế của Công ty trong giai đoạn 2017 - 2019 lần lượt là 4.904.707.065 đồng; 4.310.528.578 đồng và 5.263.242.302 đồng. Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân trong giai đoạn 2017 - 2019 lần lượt là: 5,18%; 4,14% và 5,37%. Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân: 3,93%; 2,94% và 3,74% (bảng 2.1). Doanh thu tăng đồng nghĩa với việc nộp ngân sách hàng năm của Công ty cũng tăng dần góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên in báo hà nội mới (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)