7. Bố cục của luận văn
1.2. Công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả
1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và chính sách, pháp luật về đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả
1.2.1.1. Cơ sở pháp lý
Trong những năm qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các Bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng và nhân dân tích cực thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh,
tăng thu ngân sách, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ quyền lợi của người dân. Đặc biệt từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ389 Quốc gia), công tác này đã có chuyển biến rõ rệt và bước đầu đạt được những kết quả rất tích cực, nhận thức của các cấp, các ngành được nâng lên, vai trò, trách nhiệm của các lực lượng chức năng được đề cao.
Nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được giao cho các Bộ, ngành, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, bao gồm lực lượng QLTT của ngành Công thương, các lực lượng chức năng của Công an, Biên phòng, Hải quan cũng như chính quyền địa phương các cấp.
Ngày nay, Việt Nam tích cực hội nhập để tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế. Muốn làm được điều đó chúng ta phải mở rộng thị trường, đây chính là cơ hội để nạn sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng lậu và các hành vi gian lận thương mại từ các nước có điều kiện gia tăng. Đặc biệt hơn nữa, do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên toàn thế giới làm cho thị trường các nước, các khu vực ngày càng ảnh hưởng lẫn nhau, đan xen vào nhau, nên vấn nạn này đã không còn giới hạn ở một quốc gia mà là vấn đề mang tính toàn cầu.
Đứng trước tình hình đó, để đảm bảo cho thị trường Việt Nam phát triển ổn định, lành mạnh, tăng cường sự quản lý của Nhà nước về các hoạt động thương mại, và để đấu tranh có hiệu quả với nạn sản xuất, buôn bán hàng giả; Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rõ quan điểm, sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời đối với công tác này, và đã được thể chế hóa qua việc thường xuyên ban hành, thay thế, cập nhật, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quán triệt, tuyên truyền, giáo dục, xử lý nghiêm đối với các đối tượng vi phạm. Cụ thể như sau: Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017, quy định tại các Điều 192, 193, 194, 195, 225 và 226; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật Thương mại 2005; Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010; Luật An toàn thực phẩm 2010; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006; Luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007; Luật Dược năm 2016 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của các văn bản nói trên.
1.2.1.2. Tổ chức bộ máy
Phòng, chống hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp. Để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả xã hội và tạo được chuyển biến căn bản về đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng cần nhận thức rõ những nguy hại của sản xuất, buôn bán hàng giả đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân.
Đến nay, cơ cấu tổ chức, phân công các lực lượng đã từng bước hợp lý hoá, có sự phân công, phối hợp giữa các lực lượng, tạo nên được sức mạnh tổng hợp.
Để tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan và lực lượng có chức năng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, Ngày 06/5/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó quy định nguyên tắc xác định, giao trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động cho từng đơn vị, Bộ, các ngành và địa phương có chức năng đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
1.2.1.3. Triển khai thực hiện
Phòng, chống hàng giả đã được Đảng và Nhà nước rất coi trọng. Công tác này được xem là nhiệm vụ của tất cả các Bộ, các ngành và UBND tỉnh, thành phó trong cả nước. Ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội như: Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Hiệp hội doanh nghiệp; Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam,… Từ đó khẳng định rằng phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta được huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xây dựng một thị trường lành mạnh, phát triển ổn định.
Để triển khai công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả đạt hiệu quả, Chính phủ đã thể chế hóa văn bản quy phạm pháp luật qua việc thường xuyên ban hành, thay thế, cập nhật, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm xử lý nghiêm đối với các đối tượng vi phạm. Hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định rất rõ chế tài và các biện pháp xử lý đối với những đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả. Cụ thể:
- Xử phạt vi phạm hành chính: Là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Các hình thức và biện pháp xử phạt hành chính được quy định rất rõ tại các Nghị định của Chính phủ.
- Xử lý hình sự: Các đối tượng thực hiện sản xuất, buôn bán hàng giả có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự. Đây là mức phạt cao nhất cho các đối tượng có các hành vi liên quan đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả. Theo hình thức này, các đối tượng vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định luật pháp.
1.2.1.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát
Để hoạt động phòng, chống hàng giả thực sự đem lại hiệu quả, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát có vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể:
Thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, tiến hành kiểm tra hoạt động của các cơ sở sản xuất hàng hóa, kịp thời phát hiện hoạt động sản xuất, tàng trữ, buôn bán hay sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Tiến hành xử phạt nghiêm khắc theo luật định các trường hợp vi phạm tạo tính răn đe cho các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội.
Giám sát việc thực hiện hoạt động chống hàng giả của các đơn vị làm công tác này, tránh tình trạng bao che, tiêu cực hoặc thực hiện một cách thủ tục, mang tính hình thức. Tiến hành kiểm tra nội bộ; thanh tra, giám sát đột xuất để phòng
ngừa, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ đồng thời phát hiện và kịp thời chấn chỉnh sai phạm trong hoạt động nghiệp vụ tại các đơn vị, nhất là liên quan đến kỷ cương, kỷ luật, thái độ ứng xử trong thực thi công vụ.
1.2.2. Nội dung đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả
Các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng về phòng, chống hàng giả phải chủ động và phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tuyên truyền, bài trừ hàng giả và tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi vấn nạn hàng giả. Nhà nước không quản lý hàng giả ở góc độ hàng hóa mà quản lý hàng giả thông qua công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường. Vấn đề đặt ra là Nhà nước quản lý công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả như thế nào để phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả trong lĩnh vực thương mại. Công tác quản lý nhà nước gồm các hoạt động sau:
* Công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền luôn được các cơ quan chức năng về phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả coi là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt đối với công tác đấu tranh chống hàng giả thì công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và người kinh doanh cũng như giúp ngăn ngừa và hạn chế những hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả.
* Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ: Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống hàng giả cho cán bộ, công chức, người làm công tác chống hàng giả tại các cơ quan được giao nhiệm vụ, nhất là công chức của các cơ quan QLTT tại các địa phương có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về hàng giả.
* Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm: Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm là hoạt động có vai trò quan trọng trong việc duy trì kỉ cương pháp luật, phát hiện và kịp thời ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
nhằm hạn chế tác hại cũng như nâng cao tính răn đe đối với các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả. Các cơ quan QLTT đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, nắm bắt thông tin, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, các hãng sản xuất có hàng hoá đang bị làm giả và thông tin của người tiêu dùng để xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả.
* Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng: Ở bất kỳ giai đoạn nào thì hàng giả luôn là vấn nạn của toàn xã hội. Chính vì vậy, đấu tranh chống hàng giả là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phối hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra và để đạt hiệu quả cao nhất, công tác phối hợp với các ngành chức năng, bao gồm các lực lượng
QLTT, Công an, Hải quan, Thuế, Bộ đội biên phòng, thanh tra các ngành và chính quyền địa phương luôn được đặt lên hàng đầu.
Phối hợp với các các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, với các Hiệp hội để tổ chức trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng chức năng, các quy định của pháp luật có liên quan đến các loại hàng hóa mà họ sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn cách nhận biết, phân biệt hàng thật - hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường. Tham gia làm thành viên của các Hiệp hội để nắm bắt thông tin và tình hình hoạt động cũng như phối hợp với các hội trong việc bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng khi có tranh chấp xảy ra.
*Công tác trang bị cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu thông tin: Cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác phòng, chống hàng giả là yếu tố rất quan trọng, cung cấp phương tiện, máy móc, thông tin về thị trường giúp cho người công chức hoàn thành nhiệm vụ. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xử lý vi phạm cập nhật thông tin mới thường xuyên, phản ánh rõ tình hình và đáp ứng đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở cho công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả
xuất, buôn bán hàng giả là cạnh tranh toàn cầu và trong nước ngày càng gay gắt, quyết liệt mang tính sống còn, hệ quả của nó là các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện cạnh tranh theo pháp luật, nẩy sinh ra các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, không chú trọng xây dựng văn hóa kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp dẫn tới con đường sản xuất, buôn bán hàng giả.
* Trình độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước: Trong quá trình phát triển kinh tế, trình độ quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế cùng với hệ thống văn bản pháp luật của nước ta mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng còn bất cập, chồng chéo, chưa phù hợp với thực tế. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức trong đấu tranh phòng chống hàng giả còn hạn chế, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các lực lượng chưa chặt chẽ cũng là tác nhân lớn để hàng giả tồn tại, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển lành mạnh của thị trường.
* Sự hiểu biết và quan tâm của doanh nghiệp: Yếu tố ảnh hưởng đến đấu tranh phòng, chống hàng giả trong đó không thể không tính đến yếu tố về sự hiểu biết và quan tâm của doanh nghiệp, nhất là ban lãnh đạo doanh nghiệp đối với quyền sở hữu công nghiệp chưa đầy đủ. Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa nếu các doanh nghiệp không quan tâm đến việc xác lập các quyền về nhãn hiệu hàng hóa và sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp đó không có cơ sở pháp lý để kiện tụng hoặc tố cáo để bảo vệ thương hiệu hàng hóa mà mình sản xuất ra. Những nội dung đó ảnh hưởng rất lớn tới công tác đấu tranh phòng, chống khi có những trường hợp sản xuất và kinh doanh hàng giả xảy ra.
*Ảnh hưởng từ các nước lân cận: Do các nước, vùng lãnh thổ xung quanh như Trung Quốc, Thái Lan, Đài loan có nền kinh tế hàng hóa phát triển hơn tạo nên sức ép hàng hóa đối với thị trường nội địa. Có nhiều tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài chuyên làm hàng giả, hàng kém chất lượng để đưa vào các nước có nền kinh tế kém hơn, nền sản xuất quy mô nhỏ, cung và cầu hàng hóa còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Đặc biệt những nước đang phát triển chịu sức ép của
những nước lân cận có nền kinh tế phát triển, họ thường phải nhập và sử dụng hàng hóa nhập khẩu vào trong nước. Không những vậy, còn có những máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất không đảm bảo về chất lượng được nhập khẩu vào nội địa để sử dụng trong sản xuất, tiếp tục tạo ra động cơ cho việc sản xuất, buôn bán hàng hóa giả về hình thức, chất lượng.
*Hiểu biết của người tiêu dùng: Sự hiểu biết của người tiêu dùng về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, SHTT và phân biệt hàng giả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua bán, lưu thông hàng giả trên thị trường. Thông tin chính xác về sản phẩm còn thiếu, không chính xác sẽ khiến họ nhầm lẫn khi mua hàng, khi phát hiện ra mình mua phải hàng giả thì thường bỏ qua hoặc lúng túng không biết phải làm gì, tạo động cơ cho những kẻ xấu tiếp tục lợi dụng để kinh doanh hàng giả, nhằm mục đích kiếm lời, mà không cần quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng.