Thực trạng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Cục QLTT tỉnh Gia Lai gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả từ thực tiễn hoạt động của lực lượng quản lý thị trường tỉnh gia lai (Trang 51 - 66)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Cục QLTT tỉnh Gia Lai gia

2.2.1. Quan điểm, chủ trương của Cục QLTT tỉnh Gia Lai trong phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả

Cục QLTT Gia Lai là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Pháp lệnh QLTT năm 2016; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành trung ương, UBND tỉnh, BCĐ 389 tỉnh, Cục đã chỉ đạo các Đội QLTT nắm chắc diễn biến tình hình thị trường tại địa bàn, thường xuyên triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng giả; đồng thời Cục cũng đã phát huy, làm tốt vai trò Cơ quan thường trực BCĐ389, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, chính quyền các địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể... trong phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. Hàng năm tại Hội nghị tổng kết công tác cuối năm, căn cứ vào kết quả tổng hợp công tác kiểm tra, xử lý của năm trước, diễn biến của thị trường và điều kiện thực tế của từng Đội QLTT, Cục xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường và giao chỉ tiêu phấn đấu về số vụ kiểm tra, kế hoạch xử lý đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại, dịch vụ để các đơn vị trực thuộc thực hiện và lấy đó làm một trong những chỉ tiêu để bình xét thi đua cuối năm.

2.2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, kiểm soát viên thị trường luôn được Cục ưu tiên hàng đầu, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý về các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại, nhất là đối với các hành vi vi phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, do đó đòi hỏi người công chức QLTT ngày càng phải được đào tạo một cách chính

quy, bài bản và được trang bị những kiến thức về nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay.

Trong những năm qua Cục QLTT Gia Lai đã thường xuyên tạo điều kiện và khuyến khích công chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Đồng thời Cục phối hợp với Tổng Cục QLTT- Bộ Công thương, các Doanh nghiệp, Hiệp hội, Tập đoàn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phân biệt hàng giả cho công chức thông qua một số hình thức chủ yếu sau:

-Tổ chức hội nghị về hàng giả: Phối hợp Tổng cục QLTT- Bộ Công thương, các doanh nghiệp, các Hiệp hội để tổ chức tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả cho công chức và người lao động của Cục. Tại các buổi tập huấn đại diện các nhãn hiệu đã được giới thiệu các đặc điểm, kiểu dáng, mẫu mã... các sản phẩm thuộc sở hữu của chủ thể quyền; hướng dẫn cách nhận diện các sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền SHTT để các cán bộ quản lý, lực lượng trực tiếp kiểm soát thị trường nắm rõ, kịp thời phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm.

- Cử công chức, kiểm soát viên tham gia các lớp bồi dưỡng, Hội thảo về hàng giả do Tổng Cục tổ chức hoặc đi trao đổi, học tập kinh nghiệm kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hàng giả tại các tỉnh có hoạt động thương mại phát triển, các tỉnh giáp biên giới nơi có hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả hoạt động mạnh.

- Tự đào tạo: Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, chủ động liên hệ với các chủ thể quyền hoặc đã được cử đi tập huấn tập trung có nhiệm vụ chủ động nghiên cứu, tập huấn, trao đổi với các Đội địa bàn về nghiệp vụ chống hàng giả, phương pháp xác lập hồ sơ theo quy trình. Hoặc trong quá trình kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, những công chức giàu kinh nghiệm và có nghiệp vụ tốt kèm cặp, hướng dẫn cho những công chức và nhân viên ít kinh nghiệm hoặc yếu nghiệp vụ nhất là người mới vào ngành.

Kết quả trong giai đoạn 2014-2018, Cục QLTT tỉnh Gia Lai đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều Hội nghị tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho công chức của Cục và các thương nhân tham gia sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Bảng 2.3. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả cho công chức QLTT Gia Lai giai đoạn 2014-2018 (đơn vị tính: người)

Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018

Thực thi quyền SHTT cho 6 10 8 22 9

công chức QLTT tại Đà Nẵng hoặc Tp. Hồ Chí Minh

Phân biệt hàng thật - hàng 17 46 38 42 14

giả tại Cục QLTT Gia Lai hoặc tại Sở KHCN tỉnh

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy Cục QLTT tỉnh Gia Lai đã có sự quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ chống hàng giả cho công chức và người lao động. Tuy nhiên, số lượng các đợt tổ chức còn ít chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Hơn nữa, sau các đợt tập huấn, bồi dưỡng trên hầu hết không có sự đánh giá chất lượng sau quá trình đào tạo nên không nắm được kết quả cũng như tác dụng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đối tượng được đào tạo.

Trong khi các hình thức đào tạo trên vẫn còn có những hạn chế nhất định như: Đào tạo theo hình thức hội nghị, nên việc tiếp thu được kiến thức không sâu; bên cạnh đó, việc cử công chức đi học tập, nghiệp vụ hoặc trao đổi kinh nghiệm thường chỉ tập trung vào một số công chức khá về chuyên môn nghiệp vụ hoặc có tinh thần ham học hỏi nhưng số lượng cử đi học không được nhiều, sau khi kết thúc đợt đào tạo thì việc truyền đạt lại kiến thức mới từ người được cử đi học với người không được cử học cũng ít được chú trọng nên đã dẫn đến tình trạng một số người đã hiểu biết thì ngày càng hiểu biết và giỏi hơn trong khi phần nhiều còn lại thì ngày càng yếu, kém về chuyên môn nghiệp vụ.

Qua đây có thể thấy rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ về hàng giả tại Cục QLTT Gia Lai tuy đã được triển khai song vẫn còn nhiều hạn chế, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hiện tại chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức QLTT trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng phải đổi mới cả về tư duy và phương pháp thực hiện.

2.2.3. Công tác tuyên truyền

Cục QLTT Gia Lai xác định công tác tuyên truyền luôn là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt đối với công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả thì công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và người kinh doanh cũng như giúp ngăn ngừa và hạn chế những hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả.

Dựa trên quan điểm đó, trong những năm qua Cục QLTT Gia Lai đã chỉ đạo các Phòng; Đội QLTT các địa bàn, hàng năm chủ động xây dựng các kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai và các cơ quan thông tấn trung ương tại địa phương thực hiện các phóng sự, đưa tin các bài tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời lồng ghép công tác kiểm tra kiểm soát tuyên truyền pháp luật trong hoạt động thương mại trong đó có các quy định về sản xuất, kinh doanh hàng giả đến các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cũng như vận động họ tích cực tham gia đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm và không tiếp tay tiêu thụ hàng giả góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, ổn định thị trường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, Cục QLTT Gia Lai đã xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch về tuyên truyền cho các Đội QLTT trực thuộc, đặc biệt là vai trò của Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm. Qua đó công tác tuyên truyền đã được các Đội QLTT quan tâm, chú trọng hơn.

Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, điều kiện hạn hẹp về kinh phí, công tác tuyên tuyền chủ yếu cung cấp thông tin, giao cho các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện,

hoặc lồng ghép trong quá trình thực hiện kiểm tra, kiểm soát; việc tổ chức tuyên truyền độc lập chưa được triển khai một cách thường xuyên, liên tục cùng với đó tại một số đơn vị ở các địa phương công tác tuyền truyền chưa thực sự được chú trọng, đôi khi việc tuyên truyền vẫn còn mang tính hình thức, chỉ phấn đấu đạt chỉ tiêu thi đua mà không quan tâm đến chất lượng thực hiện dẫn đến hiệu quả công tác này chưa cao. Bên cạnh đó, sự cộng tác, phối hợp của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ bị làm giả đối với cơ quan QLTT trong công tác tuyên truyền vẫn còn rất hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ trước tình trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường nên chưa có sự quan tâm đúng mức.

2.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm

2.2.4.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả

Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm là hoạt động có vai trò quan trọng trong việc duy trì kỉ cương pháp luật, phát hiện và kịp thời ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm hạn chế tác hại cũng như nâng cao tính răn đe đối với các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả. Trong những năm qua, trước tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người tiêu dùng. Cục QLTT Gia Lai đã chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, nắm bắt thông tin, chủ động phối hợp với đại diện các chủ thể quyền, các doanh nghiệp có hàng hoá đang bị làm giả và tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng để xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hàng giả; đồng thời chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên trong BCĐ389 tỉnh, tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả vào các dịp cao điểm đặc biệt là những tháng cuối năm, tết Noel, tết dương lịch và giáp Tết Nguyên đán.

Bên cạnh đó, để phát huy sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị trong công tác đấu tranh chống hàng giả hàng năm căn cứ vào điều kiện về nguồn nhân lực, tình hình thị trường, kết quả thực hiện nhiệm vụ của năm trước và mức độ phát triển thương mại, công nghiệp trên địa quản lý, Cục tiến hành đánh giá, giao chỉ tiêu

phấn đấu số vụ kiểm tra, xử lý về lĩnh vực hàng giả là 15% trên số vụ kiểm tra xử lý trong năm cho các đơn vị thực hiện. Tuy nhiên số đơn vị đạt chỉ tiêu này rất ít, tỉ lệ đạt cao nhất chỉ có Đội QLTT số 12.

2.2.4.2. Quy trình kiểm tra, xử lý hàng giả và kết quả thực hiện

Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi về hàng giả của Cục QLTT Gia Lai được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật với yêu cầu là quá trình kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh bình thường của các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh.

Đối với các loại hàng giả thông thường như: Giả về nhãn hàng hóa, giả chất lượng hàng hóa, tem nhãn bao bì giả thì lực lượng QLTT xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật hoặc kiểm tra đột xuất khi có tin báo của quần chúng nhân dân; trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm thì xử lý theo quy định Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đối với loại hàng giả về SHTT thì lực lượng QLTT thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện theo nguyên tắc và quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Đối với các vụ việc kiểm tra, xử lý hàng giả liên quan đến SHTT lực lượng QLTT thường chỉ tổ chức kiểm tra khi có đơn thư yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc kiểm tra đối với các loại hàng giả về SHTT đã từng kiểm tra, xử lý trước đó; việc chủ động tìm tòi, nghiên cứu và tiến hành kiểm tra, kiểm soát về SHTT nhìn chung còn ít thường đi theo lối mòn từ trước. Đặc biệt với điệu kiện về nguồn lực con người cũng như cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, sự phối hợp của chủ thể quyền SHTT còn rất hạn chế nên trong những năm qua đối với công tác đấu tranh chống hàng giả vẫn còn tình trạng dễ làm, khó bỏ nhằm hạn chế sai sót; chủng loại hàng giả đã kiểm tra, phát hiện và xử lý thường lặp đi lặp lại tập trung vào một

số mặt hàng (mũ bảo hiểm, bột giặt Omo, quần áo Adidas, Nike, nhãn hiệu Honda, các loại mỹ phẩm...), hàng giả mới phát hiện còn chưa nhiều.

Tổng số vụ kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả giai đoạn 2014-2018 của Cục QLTT Gia Lai là 149 vụ, tổng số tiền xử phạt hành chính là 1.971.000.000 đồng, thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Kết quả xử lý vi phạm hành chính về hàng giả (2014-2018)

Đơn vị tính: ngàn đồng

Số 2014 2015 2016 2017 2018

Tên đơn vị

TT số số tiền số số tiền số số tiền số số tiền số số tiền

vụ vụ vụ vụ vụ 1 Văn phòng Cục 1 12.000 2 Đội QLTT Số 1 3 35.000 1 13.000 11 120.000 4 40.000 3 Đội QLTT Số 2 1 (*) 3 92.000 1 1.250 4 Đội QLTT Số 3 5 Đội QLTT Số 4 3 13.250 6 Đội QLTT Số 5 7 38.000 7 Đội QLTT Số 6 1 6.000 2 12.000 2 5.250 8 Đội QLTT Số 7 9 Đội QLTT Số 8 4 15.750 10 Đội QLTT Số 9 6 31.000 1 1.250 11 Đội QLTT Số 10 1 2.500 12 Đội QLTT Số 11 3 (*) 4 59.000 5 28.000 8 20.750 2 38.000 13 Đội QLTT Số 12 8 112.000 18 291.000 8 121.500 30 559.000 11 303.500 Tổng cộng: 17 155.500 25 375.000 16 241.500 73 816.250 18 382.750

(*): Không tìn thấy chủ sở hữu, đơn vị thực hiện tịch thu theo thẩm quyền. (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp)

Qua Bảng 2.4 có thể thấy rằng có sự chênh lệnh khá lớn về kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị. Đội QLTT Số 12, Đội QLTT số 1 và Đội QLTT Số 11 là những đơn vị có kết quả xử lý cao hơn gấp nhiều lần so với các đơn vị còn lại. Đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả từ thực tiễn hoạt động của lực lượng quản lý thị trường tỉnh gia lai (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)