Đánh giá công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Cục QLTT Gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả từ thực tiễn hoạt động của lực lượng quản lý thị trường tỉnh gia lai (Trang 66 - 74)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Đánh giá công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Cục QLTT Gia

một cách có hệ thống, lâu dài. Hiện tại Cục đã triển khai được một số nội dung cụ thể như sau:

- Cục đã được cấp tài khoản để tra cứu hàng thật – hàng giả tại cơ sở dữ liệu về hàng giả http://chonghanggia.qltt.gov.vn

- Phòng Thanh tra – Pháp chế có nhiệm vụ rà soát, cung cấp, giữ mối liên hệ thường xuyên với các chủ thể quyền, đại diện chủ thể quyền; việc tập hợp hệ thống văn bản pháp luật liên quan để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát cung cấp thường xuyên cho các Đội QLTT nghiên cứu áp dụng.

- Cục cũng đã trang bị phòng trưng bày các mẫu vật hàng giả đã tịch thu trong quá trình xử lý làm vật mẫu phục vụ công tác kiểm tra và tuyên truyền. Tuy nhiên, số lượng mẫu vật ít, phần lớn đã cũ do chưa thực sự quan tâm đến công tác sưu tầm mẫu vật.

Qua đây có thể thấy rằng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác đấu tranh chống hàng giả của Cục QLTT tỉnh Gia Lai chưa phong phú, chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Vì vậy, trong giai đoạn tới Cục cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả để đáp ứng ngày một tốt hơn cho công tác đấu tranh chống các hành vi vi phạm về hàng giả trong thời gian tới.

2.3. Đánh giá công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại CụcQLTT Gia Lai QLTT Gia Lai

2.3.1. Những thuận lợi và những mặt đã đạt được 2.3.1.1. Thuận lợi

Chống sản xuất và buôn bán hàng giả là sự cần thiết, là nhu cầu tất yếu và bức xúc của sự phát triển kinh tế xã hội nuớc ta, Đây cũng là nhiệm vụ của các ban ngành, các lực luợng chứng năng và toàn thể xã hội.

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh luôn quan tâm sát sao đến công tác QLTT trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương

mại trên địa bàn tỉnh thông qua Ban chỉ đạo 389 tỉnh, tổ chức thực hiện mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng QLTT với các cấp, các ngành trong công tác chống hàng giả không ngừng được tăng cường tạo ra nhiều thuận lợi cho công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm về lĩnh vực hàng giả.

Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ các ngành chức năng cùng với sự hỗ trợ tích cực của Tổng Cục QLTT - Bộ công thuơng, công tác đấu tranh chông sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của lực luợng QLTT Gia Lai trên địa bàn tỉnh đạt kết quả góp phần từng buớc ngăn chặn hành vi sản xuất buôn bán hàng giả trên thị truờng nói chung, địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng.

Cục luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và của Tổng Cục QLTT đối với công tác đấu tranh chống hàng giả.

Nguồn nhân lực QLTT tỉnh Gia Lai những năm gần đây đã được quan tâm, xem xét bổ sung tăng cường để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2.3.1.2. Những mặt đã đạt được

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả đã được Cục QLTT Gia Lai luôn quan tâm, chú trọng và được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu kế hoạch, phương án hành động, điều này đã tạo động lực cho các đơn vị cũng như mỗi công chức, kiểm soát viên QLTT phấn đấu thực hiện từ đó góp phần tích cực vào việc ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

-Công tác điều tra nắm bắt thông tin diễn biến tình hình thị trường, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả đã được triển khai thường xuyên, nhiều vụ việc vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã bị lực lượng QLTT phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không để xảy ra khiếu kiện; góp phần tích cực vào việc nâng cao tính răn đe, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người kinh doanh và toàn xã hội, giữ vững ổn định thị trường và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh.

-Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hàng giả trong thời gian qua đã được quan tâm triển khai góp phần tích cực vào việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cũng như sự hiểu biết của người tiêu dùng về hàng giả và các tác hại của nó đối với toàn xã hội.

2.3.2. Những khó khăn, tồn tại hạn chế 2.3.2.1. Khó khăn

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hàng giả vẫn tồn tại mâu thuẫn, bất cập; đó là các văn bản quy phạm pháp luật còn khá nhiều điểm chồng chéo, đặc biệt là việc quy định hành vi vi phạm và các chế tài xử lý vi phạm vẫn còn thiếu sót, chưa thực sự chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ về các hình thức xử lý và mức phạt gây rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng để xử lý vi phạm (Ví dụ: hiện nay có 02 Nghị định cùng điều chỉnh xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đó là: Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ và Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp), nên việc xác định hành vi vi phạm, áp dụng chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực hàng giả đôi khi gặp nhiều khó khăn; cùng với đó, công tác hướng dẫn thi hành cũng chưa được cụ thể, rõ ràng nhiều quy định mới được ban hành nhưng chưa có văn bản hướng dẫn điều này làm cho các cơ quan thực thi gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc vận dụng trong quá trình xử lý hoặc gặp những thiếu sót hoặc sai lầm trong việc áp dụng xử lý đối với các hành vi vi phạm về hàng giả; đồng thời người vi phạm nhiều khi lại không biết việc mình làm đó là hành vi vi phạm pháp luật.

- Biên chế hiện tại của lực lượng QLTT Gia Lai mặc dù đã được bổ sung nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cho công tác QLTT trong giai đoạn hiện nay, tại một số địa bàn vùng sâu, vùng xa một Kiểm soát viên phải đảm nhiệm quản lý từ 3-

5 xã điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

- Việc phối hợp của các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về SHTT cũng như phối hợp cùng tham gia trong quá trình tổ chức kiểm tra, kiếm soát và xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả còn rất hạn chế; phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác chống hàng giả và chủ động bảo vệ sản phẩm của mình cũng như xem nhẹ việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng biết cách phân biệt hàng thật, hàng giả, mặt khác các doanh nghiệp lo sợ ảnh hưởng đến uy tín, giảm doanh số bán hàng, đây có thể coi là một trong những khó khăn lớn nhất từ trước đến nay.

- Cơ chế và quy trình thủ tục trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả về tổng thể, chưa được xây dựng thống nhất và có hệ thống bài bản, quy định chưa cụ thể đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, công tác kiểm định, giám định đối với hàng hoá vi phạm cũng còn nhiều điểm bất cập, chưa rõ ràng và gặp không ít khó khăn.

- Kinh phí, trang thiết bị chuyên dụng, phương tiện phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Người dân tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhận thức về hàng giả còn nhiều hạn chế, việc phân biệt hàng giả và hàng thật cũng vậy, thậm chí biết là hàng giả nhưng vẫn chấp nhận mua miễn là giá cả, chất lượng, mẫu mã vừa ý mà không cần quan tâm đến những vấn đề khác như xuất xứ hàng hoá, nhãn hiệu, thương hiệu hàng hoá, các chỉ tiêu trên nhãn hàng hoá.

2.3.2.2. Tồn tại hạn chế

- Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về chống hàng giả chưa được chuyên sâu, bài bản dẫn đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức trực tiếp trong công tác đấu tranh chống hàng giả còn có những hạn chế nhất định.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm soát viên không đồng đều, công tác tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật những thông tin, kiến thức mới rất hạn chế, mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cùng như sự nhạy bén và năng động trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm không cao nên gặp rất nhiều khó khăn khi tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp, đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát về lĩnh vực hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về hàng giả đã được quan tâm triển khai nhưng chưa được thường xuyên liên tục; hình thức và nội dung tuyên truyền chưa được phong phú đôi khi vẫn còn mang tính hình thức nên hiệu quả thực tế chưa cao.

- Việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch về xử lý hàng giả theo số vụ vi phạm vẫn còn những hạn chế nhất định; công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về hàng giả còn thiếu sự tìm tòi, nghiên cứu vẫn đi theo lối mòn từ trước nên kết quả hoạt động chưa cao, số lượng và chủng loại hàng giả phát hiện và xử lý còn hạn chế.

- Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong kiểm tra xử lý vi phạm đôi khi chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng chồng chéo, bỏ sót, xử lý không triệt để trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý dẫn đến hiệu quả xử lý chung không cao.

-Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về hàng giả chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới cơ sở dữ liệu phục phục cho công tác đấu tranh chống hàng giả còn nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

2.3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

- Nguồn nhân lực của lực lượng quản lý thì trường không được đào tạo từ một chuyên ngành bài bản, không có chuyên ngành QLTT ở các trường, học viện; số lượng lớn từ các ngành chuyển sang, trình độ do lịch sử để lại tốt nghiệp từ trung cấp, cao đẳng, rồi vừa học vừa làm… ảnh hưởng lớn đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và không đồng đều.

- Lợi nhuận cao, chi phí thấp của người sản xuất; bên cạnh đó, số bộ phận người tiêu dùng có tâm lý thích dùng hàng ngoại, ham rẻ, dễ chấp nhận với hàng giả theo quan niệm “tiền nào của ấy” và vô tình đã tiếp tay cho hàng hàng giả có điều kiện tồn tại và lưu thông trên thị trường.

-Trình độ dân trí và nhận thức về pháp luật của một bộ phận dân cư còn thấp do nền kinh tế nước ta đi vào xây dựng và phát triển trên cơ sở một nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu kéo dài; phần lớn dân cư sống còn mang nặng lối suy nghĩ cá nhân hẹp hòi chỉ nhìn thấy cái lợi trức mắt. Thêm vào đó là cơ chế thị trường, nền kinh tế chuyển hướng dựa trên cơ sở phát triển nhiều thành phần, chấp nhận sự cạnh tranh, một điều kiện cho tệ nạn làm hàng giả phát triển.

-Sự phối hợp giữa nhà sản xuất và các ngành, các lực lượng chức năng chưa thường xuyên, đồng bộ; chưa làm tốt công tác tuyên truyền và cung cấp những kiến thức cơ bản cho người tiêu dùng để người tiêu dùng tiếp cận được nguồn tin, thông tin về sản phẩm, hàng hóa từ đó nhận biết được hàng thật - hàng giả đang lưu thông trên thị trường.

- Hệ thống quy văn bản quy phạm pháp luật về hàng giả và thực thi quyền SHTT chưa đồng bộ, còn nhiều chồng chéo bất cập, chưa có sự thống nhất trong công tác xử lý vi phạm giữa các cơ quan, ngành chức năng; cơ sở dữ liệu phục vụ; công tác giám định còn mất rất nhiều thời gian, chưa đáp ứng được nhu cầu đấu tranh trong phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Hơn nữa kinh phí cho công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả không có hoặc có rất ít dẫn đến hạn chế kết quả chung.

2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả tại Cục QLTT Gia Lai

2.3.3.1. Trang thiết bị, cơ sở vật chất

Có thể nói rằng đây là một nhân tố rất quan trọng, quyết định nhiều đến hiệu quả công cuộc đấu tranh chống hàng giả tại Cục QLTT tỉnh Gia Lai, tuy nhiên hiện nay về phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất mặc dù đã được quan tâm nhưng

vẫn rất hạn chế, các Đội QLTT trên các huyện, thị xã, thành phố hiện nay vẫn phải sử dụng phương tiện cũ kỹ, lạc hậu, hư hỏng liên tục; đặc biệt là phương tiện chuyên dùng, thiết bị nhận biết và kiểm tra nhanh về hàng giả chưa có. Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động của công tác chống hàng giả thời gian qua chưa được cao.

2.3.3.2. Nguồn lực

Nguồn lực của lực lượng QLTT Gia Lai hiện nay rất mỏng, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, nhất là bộ phận chống hàng giả. Đội chuyên trách chống hàng giả của Cục hiện nay không có, biên chế được giao chung cho Đội QLTT Số 12, với khối lượng lớn công việc và tính chất phức tạp của việc chống hàng giả; mặt khác trình độ cán bộ công chức không đồng đều, chưa được đào tạo bài bản và chuyên môn sâu về chống hàng giả, chủ yếu là tự tìm tòi, tự học tập kinh nghiệm thông qua tập huấn và kinh nghiệm công tác.

Đây là một trong những nhân tố bao hàm cả yếu tố chủ quan và khách quan, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác trong thời gian qua của Cục nói chung và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả nói riêng.

Kết luận Chương 2

Chương 2, Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và mua bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và Cục QLTT Gia Lai nói riêng đang diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn mới ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nhiều chủng loại hàng hóa đã bị phát hiện xử lý và tịch thu; đã nêu rõ kết quả đạt được, những khó khăn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế, cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả tại Cục QLTT Gia Lai.

Trong giai đoạn 2014-2018, với các kết quả đã đạt được, Cục QLTT Gia Lai cùng các lực lượng chức năng đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực, đã hoàn thành vai trò, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó trong công cuộc đấu tranh chống sản xuất, hàng giả. Để đấu tranh chống lại vấn nạn này, các lực lượng chức năng có

nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác này như: QLTT, Công an, Hải quan, Bộ đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả từ thực tiễn hoạt động của lực lượng quản lý thị trường tỉnh gia lai (Trang 66 - 74)