Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về phòng chống hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả từ thực tiễn hoạt động của lực lượng quản lý thị trường tỉnh gia lai (Trang 76 - 88)

7. Bố cục của luận văn

3.2.Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về phòng chống hàng

hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai

3.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước về mặt pháp lý

Trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa kinh tế toàn cầu hiện nay. Quá trình hiện đại hóa công tác quản lý thị trường chắc chắn sẽ mang lại sự tăng trưởng kinh tế, tăng thêm sự hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào những đặc điểm hoàn thiện có được từ công cuộc hiện đại hóa.

Để phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có hiệu quả, trước mắt cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạp pháp luật, trách chồng chéo, mâu thuẩn; quán triệt, triển khai, áp dụng đồng bộ hệ thống văn bản xử lý về hàng giả đến các cơ quan có thẩm quyền. Nhất là lực lượng quản lý thị trường chịu trách nhiệm chính về hàng hóa lưu thông trên thị trường nội địa; nhằm tạo sự nhận thức thống nhất tạ sức lan tỏa rộng. Đồng thời, phải có kế hoạch hướng dẫn doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan các văn bản nêu trên để hiểu và ủng hộ cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và các hành vi gian lận trong kinh doanh thương mại.

3.2.2. Hoàn thiện bộ máy, chỉ đạo phòng chống hàng giả

Cơ cấu tổ chức bộ máy và chỉ đạo phòng, chống hàng giả có vai trò quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý phòng chống hàng giả. Vì vậy cần phải củng cố và từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy, trên cơ sở tổ chức biên chế hiện có, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tình hình và điều kiện thực tế để sắp xếp cho phù hợp. Ổn định tổ chức và bổ sung biên chế của các Đội QLTT, bộ phận làm công tác tham mưu - tổng hợp để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ, tham mưu cho lãnh đạo trong công tác chuyên môn.

Hiện nay, trong cơ cấu tổ chức của Cục QLTT tỉnh Gia Lai, các phòng tham mưu tổng hợp và chức năng, nghiệp vụ chưa có công chức chuyên trách về nghiệp vụ chống hàng giả mà được giao cho phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp nghiên cứu tham mưu và triển khai cho các Đội thực hiện, nên kết quả không sâu, vì trình độ công chức được giao nhiệm vụ còn hạn chế, không có thời gian thực tiễn.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả phòng chống hàng giả, các phòng tham mưu, chuyên môn, nghiệp vụ cần phải bố trí một công chức được đào tạo bài bản, có bản lĩnh chính trị, có thực tiễn công tác, chuyên môn sâu về hàng giả và SHTT. Chủ động tham mưu triển khai công tác chống hàng giả cho Lãnh đạo Cục. Các Đội QLTT địa bàn tùy vào điều kiện nhân lực phải có ít nhất từ 1 đến 2 người, giữ mối liên hệ thường xuyên với công chức làm nhiệm cụ chuyên trách về chống hàng giả của Cục, đề kịp thời tham mưu cho Đội trưởng, triển khai công tác phòng, chống hàng giả tại địa bàn quản lý.

Cục QLTT Gia Lai cần lập đề án, trình cấp có thẩm quyền thành lập Đội chống hàng giả. Đội chống hàng giả có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu các quy định của pháp luật về hàng giả, điều tra trinh sát, thu thập thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả làm cơ sở cho công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền về hàng giả, xây dựng các chuyên đề kiểm tra, xử lý về hàng giả theo sự chỉ đạo của Cục.

3.2.3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ công chức quản lý thị trường

Đấu tranh phòng, chống hàng giả là công việc khó khăn, phức tạp và đòi hỏi tính lâu dài, trách nhiệm đối với công việc thì những công chức thực hiện công việc này phải có chuyên môn nghiệp vụ sâu, có phương pháp khoa học và kiến thức rộng. Do đó, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thông qua công tác tuyển dụng ban đầu và đào tạo, bồi dưỡng sau tuyển dụng là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Cục.

* Về tuyển dụng, tuyển chọn công chức: Cục quan tâm sâu sát theo hướng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức mang tính kế thừa, ưu tiên những ứng viên trẻ,

có lòng nhiệt huyết, được đào tạo chính quy về kiến thức kinh tế, pháp luật và những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin... làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, tuyển chọn công chức theo quy định. Thông qua công tác tuyển dụng từng bước xây dựng thế hệ kế cận và hình thành đội ngũ công chức có năng lực, trình độ chuyên sâu theo từng lĩnh vực để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.

* Về đào tạo, bồi dưỡng sau tuyển dụng: Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức QLTT sau khi tuyển dụng là một đòi hỏi cấp thiết, để mỗi công chức QLTT ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kịp thời cập nhật được những chủ trương, chính sách mới của Đảng, nhà nước cũng như nắm bắt được những kiến thức mới về hàng giả và công tác đấu tranh chống hàng giả trong xu thế phát triển hiện nay thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho công chức QLTT theo từng chuyên đề hàng giả thông qua việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên, các cơ quan chuyên môn có liên quan hoặc các doanh nghiệp có các sản phẩm bị làm giả; tổ chức trao đổi, tọa đàm để tìm ra các biện pháp, giải pháp cho công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả.

- Bên cạnh việc tăng số lượng các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chống hàng giả thì cần ưu tiên cho công chức được giao nhiệm vụ chuyên trách về hàng giả nhất là công chức của Đội QLTT chống hàng giả tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về hàng giả do Tổng cục QLTT tổ chức hoặc tổ chức Đoàn công tác đi học tập, trao đổi kinh nghiệm về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại các tỉnh nơi địa bàn trọng điểm về nạn sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc đi học tập tại nước ngoài.

3.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát

Trước thực trạng các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả đang ngày càng diễn biến phức tạp gây ra nhiều ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và sự

lành mạnh của thị trường. Để công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong thời gian tới đạt kết quả cao cần triển khai làm tốt một số giải pháp sau:

- Cần tăng cường cập nhập cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, thống kê những nội dung về địa điểm sản xuất, kinh doanh, giao nhận, kho bảo quản, dự trữ hàng hoá; bến bãi tập kết hàng hoá, cảng hàng không nội địa, cảng đường sông, đường biển, ga đường sắt, bưu cục; trung tâm thương mại, cửa hàng miễn thuế, siêu thị, chợ trên địa bàn hoạt động của lực lượng QLTT.

- Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, điều tra trinh sát về các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả; đi đôi với việc tạo dựng và không ngừng xây dựng cơ sở cung cấp thông, việc xây dựng cộng tác viên và quản lý sử dụng theo nguyên tắc bí mật, đơn tuyến. Qua đó, nắm bắt kịp thời hoạt động của các đối tượng sản xuất buôn bán hàng giả, các phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng vi phạm để làm căn cứ đưa ra các biện pháp, giải pháp thích hợp, hiệu quả trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

- Đối với những vụ việc mới, vụ việc chưa từng xử lý cẩn thận trọng trong quá trình kiểm tra, xử lý; sau khi kiểm tra, xử lý đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra khiếu kiện cần tổ chức đúc kết kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn lực lượng.

- Tăng cường hoạt động giám sát các đối tượng: Tổ chức, cá nhân có dấu hiệu buôn lậu hoặc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; xâm phạm quyền SHTT, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và gian lận thương mại; các tổ chức, cá nhân đang thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo tin báo của cơ sở cung cấp thông tin. Khi có dấu hiệu vi phạm, công chức được giao nhiệm vụ giám sát phải có đề xuất, kiến nghị để người có thẩm quyền xem xét quyết định kiểm tra theo thẩm quyền.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, học tập và thi đua lập thành tích về công tác quản lý phòng chống hàng giả đi đôi với việc làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra

nội bộ nhằm phát hiện và chỉ ra những sai sót trong quá trình thiết lập hồ sơ và xử lý vi phạm qua đó rút ra kinh nghiệm và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức, hạn chế tình trạng né tránh, dễ làm khó bỏ.

3.2.5. Tăng cường sự phối hợp và nâng cao nhận thức trong mỗi doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của mình thông qua các cách thức như: Trực tiếp tố cáo các hành vi xâm phạm quyền SHTT, sản xuất, kinh doanh hàng giả; cung cấp thông tin, tham gia trưng bày các mẫu hàng thật - hàng giả, cung cấp thông tin, giới thiệu các cách phân biệt hàng thật - hàng giả, các thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hướng dẫn cho người tiêu dùng nhằm tránh mua phải hàng giả; phối hợp kiểm tra, xử lý hàng giả; phối hợp trong quá trình điều tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý hàng vi phạm (như tiêu hủy, mua lại, khắc phục hậu quả vi phạm...); đào tạo hướng dẫn phân biệt hàng thật - giả; hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí.

Tổ chức các hội nghị giao lưu thường xuyên giữa các lực lượng chức năng và các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các văn phòng luật sư, các chuyên gia để tăng cường sự gắn bó, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin với nhau, huy động sự đóng góp tích cực về kiến thức, ý tưởng, phương tiện, thiết bị và nhiều nguồn lực khác của doanh nghiệp... trong công tác phòng và chống hàng giả.

3.2.6. Tăng cường trang bị, phương tiện và xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về hàng giả

Nhằm kịp thời nắm bắt những biến động về hàng giả cũng như phát hiện các thủ đoạn mới của các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả phục vụ cho công tác đấu tranh chống hàng giả thì việc tăng cường trang thiết bị và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về hàng giả là vô cùng cần thiết. Cụ thể:

-Trang bị phương tiện phương tiện test nhanh, đánh giá nhanh; cung cấp các mẫu vật thật - giả để các cơ quan chức năng so sánh đối chứng; mở rộng hệ thống giám định, đồng thời tổ chức tốt và nâng cao năng lực kiểm định, giám định hàng hóa, giám định SHTT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiện toàn hệ thống cơ sở dữ liệu về hàng giả, bảo gồm: Thông tin về hàng giả; thông tin về SHTT đối với các loại hàng hóa; thông tin về các loại hàng giả đã bị phát hiện và xử lý trên thị trường; thông tin về các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa bị làm giả; thông tin chủ thể quyền, đối tượng bảo hộ, phạm vi bảo hộ; thông tin về các tổ chức, cá nhân đã từng bị xử lý vì có hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả; cách nhận biết và phân biệt các loại hàng giả, hàng thật; tập hợp các thông tin về hàng hóa vi phạm trên toàn quốc do các lực lượng thực thi đã xử lý; chia sẻ các thông tin này giữa các lực lượng thực thi. Cơ sở dữ liệu thông tin về hàng giả phải được xây dựng trên hệ thống máy tính và phần mềm, được cập nhật một cách thường xuyên, liên tục để tiện cho việc tra cứu.

- Xây dựng phòng mẫu vật hàng giả, gồm: Mẫu vật hàng giả sưu tầm thông qua quá trình kiểm tra, xử lý; mẫu vật vận động các doanh nghiệp đóng góp. Mẫu vật sưu tầm phải mang tính đại diện và phù hợp với thực tế trên thị trường.

-Hệ thống hóa các quy định của pháp luật về hàng giả: Các văn bản quy định về lĩnh vực hàng giả, sở hữu trí tuệ; các văn bản quy định chế tài xử phạt về hàng giả; Các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành trung ương và UBND tỉnh Gia Lai về kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả. Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác chống hàng giả phải được cập nhật thường xuyên và đảm bảo tính hiệu lực của văn bản.

- Xây dựng các cuốn cẩm nang tra cứu về các quy định pháp luật liên quan tới hàng giả cho các lực lượng thực thi. Các cuốn cẩm nang này sẽ giúp cho các lực lượng thực thi hiểu rõ, chính xác ý nghĩa, nội hàm của từng hành vi vi phạm tránh sự xử lý mang tính tùy tiện, thiếu thống nhất giữa các lực lượng thực thi; nâng cao uy tín của của các lực lượng này đối với các doanh nghiệp. Các cuốn cẩm nang này có thể bao gồm các vấn đề có các cách khác nhau hoặc những trường hợp điển hình hay gặp cho từng loại văn bản.

- Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, phản ánh tình hình, khiếu nại tố cáo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Nghiên cứu và giới thiệu hệ thống cung cấp thông tin, khiếu nại tố cáo qua mạng internet.

Để cơ sở dữ liệu về hàng giả phong phú và đảm bảo các yêu cầu thì Cục QLTT Gia Lai cần tăng cường và không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với lực lượng QLTT các tỉnh, các doanh nghiệp có sản phẩm hàng hóa bị làm giả để trao đổi và thu thập thông tin; hỗ trợ phục vụ cho công tác chuyên môn, làm cơ sở phong phú phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống hàng giả trên địa bàn tỉnh; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất, kinh doanh chân chính và quyền lợi người tiêu.

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở lý luận về hàng giả, qua nghiên cứu thực trạng công tác phòng chống, hàng giả; kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá từ thực tiễn Cục QLTT Gia Lai. Ở chương 3, tác giả đã dự báo được tình hình phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Gia Lai là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình so với cả nước, không phải là địa bàn tập trung các đầu mối lớn về sản xuất, buôn bán hàng giả, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu nhưng với địa bàn có nhiều tuyến giao thông đia qua nên các đối tượng đã lợi dụng để vận chuyển hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu vào tiêu thụ tại địa bàn tỉnh và trung chuyển đi qua các tỉnh khác. Vì vậy đòi hỏi các ngành chức năng và chính quyền địa phương phải có những biện pháp hiệu quả hơn để hạn chế, ngăn chặn tình trạng này.

Công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả luôn nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của Đảng và Nhà nước. Để công tác này có hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả từ thực tiễn hoạt động của lực lượng quản lý thị trường tỉnh gia lai (Trang 76 - 88)