2.1. Khái quát chung về giáo dục tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố HàNội Nội
2.1.1. Khái quát về các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội
2.1.1.1. Khái quát về số lượng trường lớp và số lượng học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội
-Số lượng các trường tiểu học:
Toàn quận Thanh Xuân, Hà Nội có tổng số 13 trường tiểu học công lập và 02 trường tiểu học dân lập, gồm các trường sau đây:
Bảng 2.1.Cáctrường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội
STT Tên trường Địa bàn
1. Trường tiểu học Đặng Trần Côn Phường Thanh Xuân Bắc
2. Trường tiểu học Thanh Xuân Nam Phường Thanh Xuân Nam
3. Trường tiểu học Kim Giang Phường Kim Giang
4. Trường tiểu học Nguyễn Trãi Phường Khương Trung
5. Trường tiểu học Hạ Đình Phường Hạ Đình
6. Trường tiểu học Phan Đình Giót Phường Thượng Đình
7. Trường tiểu học Nhân Chính Phường Nhân Chính
8. Trường tiểu học Khương Mai Phường Khương Mai
9. Trường tiểu học Phương Liệt Phường Phương Liệt
11. Trường tiểu học Thanh Xuân Trung Phường Thanh Xuân Trung
12. Trường tiểu học Thanh Xuân Bắc1 Phường Thanh Xuân Bắc
13. Trường tiểu học Nguyễn Tuân2 Phường Thanh Xuân Trung
14. Trường liên cấp tiểu học và THCS Phường Nhân Chính Ngôi Sao – Hà Nội
15. Trường tiểu học song ngữ Brendon Phường Nhân Chính
Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2019.
Như vậy, 15 trường tiểu học công lập và dân lập của quận Thanh Xuân, Hà Nội phân bố đều ở 11 phương trên toàn quận. Số lượng trường tiểu học như vậy đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn quận. 100% số học sinh tiểu học của 15 trường tiểu học thuộc quận đều học 2 buổi/ngày.
-Số lượng học sinh các trường tiểu học:
Bảng 2.2: Số lượng học sinh tiểu học giai đoạn 2015-2019
TT Năm học Tổng số học sinh Đơn vị tính
1 Năm học 2015-2016 21305 Người 2 Năm học 2016-2017 21497 Người 3 Năm học 2017-2018 23019 Người 4 Năm học 2018-2019 24819 Người
Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân, Hà Nội
Về số lượng học sinh tiểu học của toàn quận Thanh Xuân, Hà Nội tính đến tháng 6 năm 2019 là 24891 học sinh. Số lượng học sinh tiểu học của toàn quận cũng gia tăng theo từng nămdo tăng dân số cơ học. Quận Thanh Xuân có tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều khu chung cư được xây dựng và đi vào hoạt động, số lượng dân cư tăng cao, số học sinh ngày càng tăng gây áp lực cho các trường trong công tác tuyển sinh đầu năm học mới.
2.1.1.2. Khái quát về chất lượng học sinh các trường TH quận Thanh Xuân, Hà Nội Thực tế chất lượng học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội trong những năm qua đã cho thấy sự chuyển biến đáng kể về chất lượng học sinh tiểu học. Cụ thể như sau:
TT Danh mục Năm học Năm học Năm học Năm học
1 Hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ học tập và 25,9% 30,5 % 30,8% 31% rèn luyện
2 Có thành tích vượt
trội hoặc tiến bộ 63.34% 69,45% 69,4% 68,92% vượt bậc
3 Khen đột xuất 0.04% 0,05% 0,06% 0,08% 4 HS học hết lớp 5
Trên Trên Trên Trên
(đủ sức khỏe) sau 90% HS
90% HS 90% HS 90% HS
khi hoàn thành lớp 3, 4,
lớp 5 lớp 4, 5 lớp 4, 5
chương trình Tiểu 5 biết
biết bơi biết bơi biết bơi
học biết bơi bơi
2.1.2. Khái quát về đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
Bảng 2.3: Quy mô cán bộ, giáo viên tiểu học giai đoạn 2015-2019
TT Danh mục Năm học Năm học Năm học Năm học
chỉ tiêu 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 1 GV có trình độ CĐ, 96% 96% 96% 96% ĐH trở lên 2 CBQL có trình độ 100% 100% 100% 100% đào tạo trên chuẩn
3 CB, GV là đảng 40% 46,9% 50,8% 53% viên 4 GV ứng dụng thành thạo CNTT trong 77% 78% 80% 90% giảng dạy
Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân
- Trong những năm qua Giáo dục tiểu học quận Thanh Xuân đã thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học. Tỉ lệ học sinh học 02 buổi/ngày đạt 100%. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, dạy học 02 buổi/ngày; triển khai hiệu quả dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới; áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột ở các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học;
- Nâng cao chất lượng, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phân hóa đối tượng học sinh. Tổ chức thành công các chuyên đề về đổi mới PPDH, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh,
dành cho thiếu nhi”, tham gia thi vẽ tranh “Sải cánh vươn cao”, “An toàn giao thông”, …;
- Thực hiện tốt nhận xét, đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập và rèn luyện hàng năm đạt trên 30%.
Như vậy, giáo dục Tiểu học của Quận Thanh Xuân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, chất lượng giáo dục nâng cao, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, hấp dẫn, tạo niềm tin lớn cho nhân dân trên địa bàn quận.
07 năm liên tiếp ngành GD&ĐT quận Thanh Xuân đã được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ "Đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong phong trào thi đua"; 05 năm liên tiếp giữ vững vị trí thứ nhất trong số 30 quận, huyện của thành phố về chất lượng giáo dục; 03 năm liên tiếp đạt tuyệt đối 13/13 chỉ tiêu thi đua xếp loại xuất sắc.
2.2.Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1.1. Địa bàn nghiên cứuvà mẫu nghiên cứu
-Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên tất cả trường tiểu học công lập trong quận (13 trường). Cụ thể như sau:Trường tiểu học Đặng Trần Côn; Trường tiểu học Thanh Xuân Nam; Trường tiểu học Kim Giang; Trường tiểu học Nguyễn Trãi; Trường tiểu học Hạ Đình; Trường tiểu học Phan Đình Giót; Trường tiểu học Nhân Chính; Trường tiểu học Khương Mai; Trường tiểu học Phương Liệt; Trường tiểu học Khương Đình; Trường tiểu học Thanh Xuân Trung; Trường tiểu học Thanh Xuân Bắc; Trường tiểu học Nguyễn Tuân.
-Mẫu nghiên cứu: Tổng số khách thể khảo sát thực trạng của nghiên cứu là: 264 giáo viên và cán bộ quản lý các trường tiểu học công lập quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trong đó có: 39 CBQL và 225 giáo viên, đại diện cho tất cả các môn dạy, thâm niên, trình độ đào tạo... của các trường tiểu học được nghiên cứu. Trong đó, lựa chọn 15 cán bộ quản lý; 10 giáo viên để phỏng vấn sâu.
2.2.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu
bộ công cụ nghiên cứu gồm: phiếu điều tra bằng bảng hỏi; phiếu phỏng vấn sâu; (2) Giai đoạn 2: Điều tra khảo sát thực tiễn trên cán bộ quản lý; giáo viên 13 trường tiểu học công lập quận Thanh Xuân, Hà Nội; Giai đoạn 3: Xử lý số liệu;
(4) Giai đoạn 4: Phân tích thực trạng.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội qua giáo dục trải nghiệm chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu trên cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội. Cụ thể như sau:
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
-Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích đánh giá thực trạng: (1) Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; (2) Thực trạng quản lý dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; (3) Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.
-Nội dung:
Bảng hỏi điều tra trên giáo viên, cán bộ quản lý các trường tiểu học gồm các nội dung sau:
+Thứ nhất: 5 câu hỏi đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình; phương pháp; hình thức; lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm;
+Thứ hai: 4 câu hỏi đánh giá mức độ thực hiện 4 nội dung quản lý theo tiếp cận chức năng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm;
+Thứ ba: 1 câu hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.
+Thứ tư: Thông tin chung về khách thể khảo sát thực trạng (tuổi, giới tính, năm công tác, trình độ học vấn; chức vụ).
-Cách tiến hành: Tiến hành xuống 13 trường tiểu học được nghiên cứu để trực tiếp phát phiếu khảo sát trên cán bộ quản lý và giáo viên.
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
-Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; Thực trạng quản lý dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm nhằm bổ sung cho kết quả nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi.
-Nội dung:
Phiếu phỏng vấn sâu dành cho giáo viên, cán bộ quản lý các trường tiểu học gồm các nội dung sau:
+Thứ nhất: Các câu hỏi dưới dạng đề cương tìm hiểu sâu về mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình; phương pháp; hình thức; lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm;
+Thứ hai: Các câu hỏi dưới dạng đề cương tìm hiểu sâu về nội dung quản lý theo tiếp cận chức năng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm;
+Thứ ba: Các câu hỏi dưới dạng đề cương tìm hiểu sâu về mức độ ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.
+Thứ tư: Thông tin chung về khách thể khảo sát thực trạng (tuổi, giới tính, năm công tác, trình độ học vấn; chức vụ).
-Cách tiến hành: Tiến hành xuống 13 trường tiểu học được nghiên cứu để trực tiếp phỏng vấn sâu trên cán bộ quản lý và giáo viên được xác định.
2.2.3. Thang đánh giá và khoảng điểm các mức độ của thang đo
Bước 1. Lập bảng tổng hợp và gán điểm cho phiếu trưng cầu ý kiến như sau:
- Với câu hỏi đóng có 3 mức độ trả lời: Tốt : 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm; Yếu: 1 điểm.
Bước 2. Tính tần suất để tìm ra số lượng và tỷ lệ số người đánh giá các mức độ thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Tỷ lệ số người lựa chọn mức độ 4 (mức độ tốt) càng nhiều thì mức độ thực hiện càng tốt và ngược lại tỷ lệ người đánh giá mức độ 1 càng nhiều thì mức độ thực hiện càng yếu.
2.3.Kết quả nghiên cứu thực trạng
2.3.1. Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm
2.3.1.1. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm
Bảng 2.4. Mức độ thực hiện nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm
Nội dung Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % 1.Giáo dục cho học sinh các phẩm
chất đạo đức truyền thống; truyền
96 36,4 104 39,4 43 16,3 21 8,0 thống lịch sử của quê hương đất
nước
2.Tuyên truyền, giáo dục cho học
24, sinh các chính sách pháp luật của 29 11,0 102 38,6 69 26,1 64
2 Đảng và nhà nước
3.Kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng
32 12,1 99 37,5 79 29,9 54 20,
xử và kỹ năng sống 5
4.GD ý thức tiết kiệm và bảo vệ
37 14,0 94 35,6 82 31,1 51 19,
5.Giáo dục nền nếp, ý thức kỷ luật,
118 44,7 79 29,9 49 18,6 18 6,8 tác phong và tư tưởng
6.Tích hợp GD cho HS học tập và
11, làm theo tấm gương ĐĐ Hồ Chí 127 48,1 60 22,7 48 18,2 29
0 Minh
Phân tích số liệu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy: đa số khách thể được khảo sát đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm đạt mức độ khá, chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn số người được khảo sát đánh giá mức độc thực hiện nội dung chương trình giáo dục này đạt ở mức độ yếu. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, các trường tiểu học được nghiên cứu đã chú trọng và quan tâm đúng mức tới việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu họcthông qua giáo dục trải nghiệm. Trong đó, các trường đã bám sát vào các chủ chương, đường lối, nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước của ngành Giáo dục về nội dung cần phải giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học.
Kết quả nghiên cứu tại bảng trên cũng chỉ ra rằng, trong số 6 nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm thì có các nội dung như: Tích hợp GD cho HS học tập và làm theo tấm gương ĐĐ Hồ Chí Minh; Giáo dục nền nếp, ý thức kỷ luật, tác phong và tư tưởng; Giáo dục cho học sinh các phẩm chất đạo đức truyền thống; truyền thống lịch sử của quê hương đất nước đã được thực hiện ở mức độ tốt nhất so với các nội dung giáo dục được nghiên cứu (tỷ lệ phần trăm số người đánh giá mức độ khá và mức độ tốt cho các nội dung giáo dục đạo đức này từ 70,8 %; 74,6%; 75,8%).
Tuy nhiên, số liệu điều tra được tổng hợp tại bảng trên cũng cho thấy, vẫn có một số khía cạnh trong nội dung này có tỷ lệ nhất định số người được hỏi đánh giá mức độ thực hiện yếu. Cụ thể là các khía cạnh: Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh các chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước; Kỹ năng giao tiếp, văn
hóa ứng xử và kỹ năng sống; GD ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công(tỷ lệ phần trăm số người đánh giá mức độ yếu cho các khía cạnh này từ 19,0% đến 24,2%). Đây không phải là tỷ lệ quá lớn, song cũng là con số đáng chú ý. Do vậy, các nhà lãnh đạo các trường được nghiên cứu cần chú trọng hơn tới việc thực hiện các nội dung giáo dục này.
2.3.1.2. Thực trạng mức độ thực hiện hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm
Bảng 2.5. Mức độ thực hiện hình thức và phương pháp giáo dục đạo
đức cho họcsinh các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm
Nội dung Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
1.Qua các hoạt động xã
119 45,1 94 35,6 47 17,8 4 1,5 hội, từ thiện
2.Qua các phong trào thi
79 29,9 154 58,3 26 9,8 5 1,9 đua 3.Tổ chức nề nếp sinh 15,2 hoạt để học sinh thực 84 31,8 136 51,5% 40 4 1,5 % hiện 4.Phê phán những hành 73 27,7 145 54,9 41 15,5 5 1,9 vi biểu hiện xấu
5.Thông qua môn giáo
125 47,3 97 36,7 38 14,4 4 1,5 dục công dân
6.Thông qua đội ngũ cán
97 36,7 120 45,5 42 15,9 5 1,9 bộ lớp
7.Thuyết phục, giảng giải
57 21,6 143 54,2 60 22,7 4 1,5 trong giờ sinh hoạt lớp
8.Tổ chức các hoạt động
77 29.2 80 30.3 72 27.3 35 13.3 ngoài giờ lên lớp
9.Thông qua các hoạt
39 14.8 84 31.8 107 40.5 34 12.9 động của lớp, Đoàn, Đội
10.Sinh hoạt truyền thống nhân các ngày kỉ
82 31.1 82 31.1 82 31.1 18 6.8 niệm, ngày lễ trong năm
12.Tổ chức cho học sinh
đi tham quan các di tích 49 18,6 62 23,5 82 31,1 71 26,9 lịch sử
Phân tích số liệu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy: đa số khách thể được khảo sát đều đánh giá mức độ thực hiện hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm đạt mức độ khá, chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn số người được khảo sát đánh giá mức độc thực hiện hình thức, phương pháp giáo dục này đạt ở mức độ yếu. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, các trường tiểu học được nghiên cứu đã chú trọng và quan tâm đúng mức tới việc sử dụng các hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu họcthông qua giáo dục trải nghiệm. Các hình thức và phương pháp giáo dục được sử dụng là đa dạng và phong phú, phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, đặc điểm học sinh tiểu học của nhà trường.
Kết quả nghiên cứu tại bảng trên cũng chỉ ra rằng, trong số 12 phương