Thực trạng hoạt động đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động ươm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THÚC đẩy đầu tư mạo HIỂM đối với HOẠT ĐỘNG ươm tạo DOANH NGHIỆP KHOA học và CÔNG NGHỆ tại VIỆT NAM (Trang 41 - 52)

ươm tạo doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam và quốc tế

2.1.1. Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

Năm 2006 Bộ KH&CN đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án “Thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia từ ngân sách nhà nước”. Tuy nhiên đề án này không được phê duyệt, có thể kể đến một số lý do bao gồm [22]:

- Mục tiêu cơ bản của quỹ là hỗ trợ trong khi đó bản chất của ĐTMH là chấp nhận rủi ro, kiếm lợi nhuận dựa trên nguyên tắc thị trường. Do đó quỹ ĐTMH quốc gia sẽ không thể có được những khoản đầu tư lâu dài và hiệu quả.

- Trong đề xuất có quá nhiều cơ quan cùng tham gia quỹ, dẫn đến việc quản lý cũng như điều hành quỹ sẽ gặp nhiều khó khăn, chồng chéo;

- Nguồn của quỹ ĐTMH chủ yếu là ngân sách nhà nước, mà ngân sách nhà nước có hạn.

-Thời điểm cho ra đời quỹ có thể chưa là giai đoạn “chín muồi” để mọi thứ có thể sẵn sàng: cả về phía Nhà nước, phía doanh nghiệp, con người, ý tưởng, các văn bản pháp lý có liên quan, định hướng về lĩnh vực đầu tư…..

Đến năm 2008, cụm từ đầu tư mạo hiểm lần đầu tiên xuất hiện trong một văn bản quy phạm pháp luật, Luật công nghệ cao. Điều 24 Luật này về đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao quy định:

“1. Đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao là đầu tư cho nghiên cứu phát triển công nghệ cao, hình thành và phát triển doanh nghiệp ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, được thực hiện bằng hình thức góp vốn và tư vấn cho tổ chức, cá nhân nhận đầu tư;

2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao, thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế.”

Điều 25 Luật này về Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia quy định:

“1. Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia là tổ chức tài chính nhà nước để đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ chức, cá nhân hình thành và phát triển doanh nghiệp ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

2. Nguồn tài chính hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia bao gồm:

a) Vốn điều lệ của Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia được hình thành từ ngân sách nhà nước và được bổ sung từ ngân sách nhà nước trong quá trình hoạt động;

b) Tài trợ, vốn góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

c) Các khoản thu từ hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia;

d) Các khoản vốn huy động hợp pháp khác.

3. Đối tượng được Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia đầu tư là tổ chức, cá nhân có ý tưởng công nghệ cao và kinh doanh công nghệ cao, có kết quả nghiên cứu sáng tạo về công nghệ cao, có công nghệ cao cần được

hoàn thiện; doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia.”

Như vậy có thể nói Luật này đã công nhận và khuyến khích hình thức ĐTMH nói chung và ĐTMH có sự tham gia của nhà nước nói riêng. Tuy nhiên ĐTMH trong Luật này mới chỉ nhắc đến ĐTMH cho công nghệ cao, chưa có hình thức ĐTMH cho doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp, là xu hướng mà các quỹ ĐTMH của nhiều nước trên thế giới thường làm.

Hơn nữa, cho đến nay, quy định này vẫn chưa được đưa vào hiện thực với lý do là chưa phù hợp với các quy định pháp luật về đầu tư của Nhà nước, cụ thể như sau:

- Bộ Luật hình sự quy định về "tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước", "tội lập quỹ trái phép", "tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" đều chưa tạo điều kiện cho việc đầu tư vào hình thức có tính rủi ro cao như đầu tư vào các doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp.

- Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có các quy định về “bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp” cũng không phù hợp với tính chất của việc ĐTMH, đó là thời hạn đầu tư dài (vốn có thể bảo toàn và phát triển nhưng không phải hằng năm mà sau 7 – 10 năm), và có nhiều rủi ro (tỷ lệ % doanh nghiệp thất bại và thất thoát vốn có thể cao đến 80-90%).

Ngoài ra, Điều 10 Luật này cũng quy định phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp bao gồm:

“1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp thuộc phạm vi sau đây: a) Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;

b) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;

c) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;

d) Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp và cơ chế đặt hàng của Nhà nước đối với doanh nghiệp có chức năng hỗ trợ điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước quy định tại khoản 1 Điều này.”

Trong các phạm vi nói trên, chưa hề có nội dung về việc đầu tư cho khởi nghiệp KH&CN. Chỉ có việc đầu tư cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng bắt buộc yếu tố “đầu tư lớn”, trong khi đó theo kinh nghiệm quốc tế, đầu tư trực tiếp của Nhà nước cho doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp thường là những khoản đầu tư nhỏ, chỉ khoảng 20,000 USD – 100,000 USD nên không thuộc phạm vi nói trên. Hơn nữa, việc Nhà nước đầu tư góp vốn vào quỹ ĐTMH của tư nhân cũng không được cho phép theo quy định tại Luật này.

Có thể nói các quy định này thể hiện nhận thức về vấn đề ĐTMH và tầm quan trọng của ĐTMH trong việc phát triển đối tượng doanh nghiệp KH&CN nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung là chưa cao. Việc thiếu vắng các quy định phù hợp chính là rào cản để Chính phủ Việt Nam tham gia vào hoạt động ĐTMH trong nước và quốc tế.

2.1.2. Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư mạo hiểm

Về kinh nghiệm quốc tế, Nhà nước thường tham gia vào hoạt động đầu tư mạo hiểm cho ươm tạo doanh nghiệp KH&CN dưới 3 hình thức chính: (1) tự mở quỹ đầu tư vào doanh nghiệp KH&CN, (2) góp vốn vào các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân, và (3) Đối ứng vốn đầu tư với các tổ chức, cá nhân tư nhân.

2.1.3. Hình thức tự đầu tư vào doanh nghiệp KH&CN Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, Chính phủ Liên bang có những hỗ trợ trực tiếp về tài chính cho doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp. Ví dụ, từ khi thành lập vào năm 1958 đến cuối năm 2015, công ty Đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ của Hoa Kỳ (US Small Business Investment Company - SBIC) đã đầu tư trên 67 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ tại nước này. Tương tự như vậy, Chương trình khuyến khích doanh nghiệp nhỏ của đầu tư đổi mới sáng tạo (Small Business Innovation Research - SBIR) từ năm 1982 đến cuối năm 2015 đã cung cấp khoản hỗ trợ tài chính khoảng 38 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ có hoạt động đổi mới sáng tạo tại Hoa Kỳ; 11% trong số đó gọi được 65 tỷ USD đầu tư mạo hiểm tiếp theo từ tư nhân.

Những chính sách thúc đẩy đầu tư trong những năm 1970, 1980 cũng giúp ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm ở Mỹ phát triển một cách nhanh chóng. Trong đó có Luật về lương hưu cho phép các quỹ hưu trí được đầu tư tiền vào các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các tài sản có rủi ro cao (OECD, 1996).

Canada

Tại Canada, Chính phủ có nhiều chương trình để hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp KH&CN thông qua các khoản tài trợ nghiên cứu và phát triển, hầu hết hướng tới mục tiêu thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, từ khu vực các trường đại học, viện nghiên cứu cũng như từ khu vực tư nhân, và đặc biệt khuyến khích các dự án nghiên cứu và thương mại hóa có tính liên kết giữa các thành phần này. Chính phủ cũng có những hỗ trợ dưới dạng vốn vay lãi suất thấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao năng lực và phát triển kinh doanh. Trong các hỗ trợ đó, Chính phủ cũng thành lập Quỹ thúc đẩy đầu tư (Investment Accelerator Fund) để cho vay và đầu tư không quá 5% cổ phần và không quá 500,000 USD đối với các doanh nghiệp

KH&CN có tiềm năng trong lĩnh vực vật liệu mới, công nghệ sạch, công nghệ thông tin và sức khỏe [29].

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, Bộ KH&CN giao nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp KH&CN cho Trung tâm Phát triển Công nghiệp Công nghệ Bó đuốc, một cơ quan có tư cách pháp nhân độc lập trực thuộc Bộ KH&CN. Nhiệm vụ chính của Trung tâm là thúc đẩy việc hình thành doanh nghiệp KH&CN và hỗ trợ tài chính cho giai đoạn đầu hoạt động, cấp phát kinh phí từ Quỹ sáng tạo (Innovation Fund) cho các dự án thành lập doanh nghiệp KH&CN đã được chấp thuận tại các vườn ươm công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật cũng như các khoản vay cho các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ.

Lập ra vào năm 1999, Innofund cung cấp các khoản tài trợ ($150,000 - $250,000), trợ cấp lãi suất cho vay và đầu tư vốn cổ phần. Doanh nghiệp xin Innofund phải thuộc lĩnh vực R&D công nghệ cao, có dưới 500 người, ít nhất 30% nhân viên phải có trình độ kỹ thuật và người Trung Quốc sở hữu phần lớn công ty. Mục tiêu cuối cùng của Innofund là giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp đi đủ xa về công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường để có thể tiếp nhận các nguồn vốn tài chính (ngân hàng, các đối tác, công ty VC) khác. Kể từ khi thành lập đến năm 2013,đã có hơn 35.000 hồ sơ xin Innofund với 9.000 dự án được phê duyệt và gần 1 tỷ USD được đầu tư [27].

Đức

Tổng số vốn đầu tư mạo hiểm năm 1998 mà Đức đã chi là 1,1 tỷ USD, nhưng đến 2001 đã đạt 5,6 tỷ USD. Chính phủ Đức thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm nước Đức. Chính phủ Đức bảo hiểm đến 75% các khoản lỗ và lợi nhuận của Quỹ từ các doanh nghiệp bị giới hạn trần nên Quỹ thiếu động cơ và hoạt động không thành công [33].

thiết giúp cung cấp cơ hội đào tạo, khả năng tiếp cận vốn và mở rộng quy mô cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Đức cũng là nơi có nhiều hơn một thung lũng Silicon. Các công ty khởi nghiệp có xu hướng tập trung xung quanh các trường đại học, nơi sản sinh ra các chuyên gia có trình độ cao và các nghiên cứu tập trung vào thực tiễn, đã tạo ra một môi trường tuyệt vời cho đổi mới sáng tạo. Thống kê cho thấy, Đức là quốc gia đứng đầu châu Âu về sáng tạo với 67.899 đơn xin cấp bằng sáng chế vào năm 2016. Kết hợp với cơ sở hạ tầng tiên tiến, trải rộng trên toàn lãnh thổ, nước Đức đã cho phép mọi ý tưởng kinh doanh tìm được nơi phù hợp để triển khai thuận tiện và dễ dàng.

Doanh nghiệp tại Đức được bảo trợ bởi một môi trường kinh tế, chính trị rất ổn định. Hệ thống luật bản quyền, luật sáng chế và luật thương hiệu được thiết kế để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất tốt. Chính sách kinh tế của Đức cũng tập trung vào việc bảo vệ các ý tưởng xuất sắc. Đơn cử là Luật Cạnh tranh, cho phép đảm bảo các đối thủ không được phép tung các thông tin sai sự thật về nhau để thu hút khách hàng. Đức không chỉ bảo vệ quyền tự do cạnh tranh, mà còn bảo vệ sự tự do của công dân. Người dân được bầu cử tự do và quyền lực được phân chia để tránh sự lạm dụng. Nhờ vậy, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, số lượng việc làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MittelIstand) đã tăng khoảng 2,5 triệu người trong giai đoạn 2007 – 2011. Ngoài ra mạng lưới hỗ trợ doanh nhân cũng làm việc hết sức hiệu quả. Các công ty khi thành lập cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ về thông tin, cách tiếp cận và xử lý hiệu quả nguồn vốn, cùng mạng lưới các doanh nghiệp khởi nghiệp lẫn các chương trình hỗ trợ từ chính phủ [32].

Anh

Anh là nước thành công hơn cả trong đầu tư mạo hiểm. Đầu tư mạo hiểm xuất hiện ở nước Anh hồi thập niên 70, đến nay đã chiếm 40% tổng vốn đầu tư mạo hiểm của EU. Năm 1999, nước Anh có gần 250 doanh nghiệp đầu

tư mạo hiếm với tổng số vốn đạt 11,9 tỷ USD. Chính phủ Anh đã ban hành Luật Uỷ thác Đầu tư mạo hiểm, trong đó ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân đầu tư vào Quỹ uỷ thác để Quỹ tiến hành đầu tư mạo hiểm [33].

Vương quốc Anh, đã thực hiện một số bước đi tích cực để thiết lập và nuôi dưỡng một hệ sinh thái khởi nghiệp. Từ năm 2010, bắt đầu với việc thành lập Tech City ở London để đưa ra các ưu đãi thuế hào phóng cho cả doanh nhân và các nhà đầu tư. Năm 2015, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở London lên tới 608.110. Tại đây, chỉ mất không đến một ngày để tìm ra một tên công ty không trùng lặp, điền đơn đăng ký và nộp đơn với cơ quan quản lý. Làm việc với cơ quan thuế cũng chỉ mất một ngày, cũng như đăng ký bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động,… Nước Anh cũng cấp giải pháp giảm thuế để bảo vệ tránh sụt giảm quy mô, giảm lợi nhuận, cũng như được miễn thuế từ vốn đầu tư. Bất kỳ tổn thất nào (trừ thuế thu nhập) có thể được coi là khoản lỗ về vốn đối với lợi tức vốn của cùng năm hoặc sẽ được trừ vào lợi nhuận trong những năm tới [34].

Pháp

Ở Pháp, hiện nay có khoảng 9.400 startup, còn đầu tư vốn mạo hiểm tăng lên hơn 2,2 tỷ Euro vào năm 2016, chỉ xếp sau Anh trong lĩnh vực startup ở Châu Âu. Chính phủ Pháp đang đổ tiền nhằm thu hút các doanh nghiệp trẻ đến Pháp và khuyến khích đầu tư vào những nơi cần thiết. Một trong những mục tiêu của hướng thúc đẩy này là tạo ra một môi trường thu hút những người sáng lập startup. Pháp đã nỗ lực khuyến khích thành lập các vườn ươm, trung tâm tăng tốc và các không gian cho nhà sản xuất tại thành phố. Một ví dụ tiêu biểu là chương trình “Frech Tech Ticket”, cung cấp cho các đội sáng lập startup gồm từ hai đến ba mươi người nước ngoài nói tiếng anh với mức lương 45.000 Euro một năm công thêm 12 tháng trong một vườn ươm nếu họ sẽ thành lập startup tại Pháp [34].

Hình 4: Vốn đầu tư mạo hiểm các doanh nghiệp Châu Âu huy động được [10]

Nguồn: https://doanhnhanonline.com.vn/luong-gio-moi-o-chau-au/ (21/5/2017).

2.1.4. Góp vốn với quỹ đầu tư Israel

Chương trình Yozma của Israel đầu tư từ nhà nước 80 triệu USD đầu tư dưới dạng góp vốn cho các quỹ tư tư nhân. Trong đó, nhà nước góp 8 triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THÚC đẩy đầu tư mạo HIỂM đối với HOẠT ĐỘNG ươm tạo DOANH NGHIỆP KHOA học và CÔNG NGHỆ tại VIỆT NAM (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)