án/công ty KH&CN khởi nghiệp
Việt Nam hiện nay chưa có các quỹ ĐTMH một cách đúng nghĩa, tuy nhiên đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp diễn ra một cách khá âm thầm theo các cách thông thường sau: (i) các cá nhân tin tưởng và đầu tư lẫn nhau đầu tư khoảng 5.000-
50.000USD vào công ty khởi nghiệp; (ii) hoặc một số ngân hàng, công ty lớn như Vietcombank, BIDV, VPBank, VietA bank, Tổng
công ty dầu khí thì có một số Công ty quản lý Quỹ để quản lý các quỹ. Tuy nhiên họ hầu hết không đầu tư từ giai đoạnuvàđầkhông đầu tư nhỏ mà đầu tư vào những dự án thường vài trăm ngàn đô. Ví dụ Công ty Liên Doanh Quản Lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank ("VCBF") là Công ty liên doanh giữa Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (“Vietcombank”) và Tập đoàn đầu tư đa quốc gia Franklin Templeton Investments (“FTI”). Công ty đang quản lý hai quỹ mở là Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Chiến Lược VCBF (VCBF-TBF) và Quỹ Đầu Tư Cổ Phiếu Hàng Đầu VCBF.Các quỹ này đầu tư vào một danh mục đa dạng các cổ phiếu niêm yết có giá trị vốn hóa thị trường lớn và các trái phiếu Chính phủ Việt Nam.
Từ giữa năm 2014 đến nay, có hai quỹ đầu tư mạo hiểm thương hiệu hoàn toàn Việt Nam là Seedcom và FPT Ventures ra đời và hướng đến các dự án khởi nghiệp ở giai đoạn đầu. FPT Ventures có tổng số vốn đầu tư ban đầu là 3 triệu đô-la, đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu với định giá nhỏ hơn 1 triệu USD. Các lãnh vực FPT Ventures quan tâm (nhưng không giới hạn) đầu tư vào: Online, Media, OTT, Giáo dục, Y tế, Thương mại điện tử, Quảng cáo. Ngoài đầu tư vốn, FPT Ventures cũng hỗ trợ các startup về nơi làm việc, ban cố vấn, kinh nghiệm mở rộng thị trường, tập khách hàng, hạ tầng kỹ thuật, năng lực marketing & PR, các mối quan hệ với các quỹ đầu tư trên thế giới để triển khai sản phẩm trong nước và từng bước mở rộng ra khu vực. Do đó, FPT Ventures đang được rất nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN Việt Nam kỳ vọng và quan tâm tiếp cận. Hiện tại, danh mục đầu tư của FPT Ventures gồm Sendo.vn, Ants.vn, FPTPlay.net, Nhacso.net, Viecnha.vn, Gostudybooking.com.Sau hơn một tháng thành lập quỹ, ông Trần Hữu Đức - Giám đốc quỹ FPT Ventures cho biết đã nhận được trên 150 hồ sơ mời gọi vốn, trong đó, có 2 hồ sơ của người nước ngoài.Việc mỗi ngày quỹ nhận được từ 2-3 hồ sơ cho thấy nhu cầu vốn cho khởi nghiệp tại Việt Nam
đang rất lớn.Theo chia sẻ của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, mỗi năm doanh nghiệp sẽ đầu tư vào quỹ 3 triệu USD. FPT Ventures sẽ tập trung hỗ trợ vốn, kỹ năng về công nghệ và kinh nghiệm quản lý cho các dự án khởi nghiệp quy mô dưới một triệu USD.
Mặc dù đã có một số tập đoàn, công ty tham gia vào thị trường ĐTMH, tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà đầu tư thì thị trường ĐTMH vẫn có nhiều điểm yếu như sau: (i) thị trường khởi nghiệp ở Việt Nam chưa phát triển, chưa có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp chất lượng cao; (ii) thiếu vắng các tổ chức thúc đẩy kinh doanh và vườn ươm chuyên nghiệp để ươm tạo và giới thiệu các doanh nghiệp chất lượng tốt đến với các nhà đầu tư (ii) Chính phủ chưa có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp; (iv) Chính phủ cũng chưa có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, hỗ trợ giảm rủi ro đầu tư. Hoặc theo bài “Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam: Những khó khăn, tiềm năng và giải pháp phát triển” của Viện Chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, năm 2015, cũng nó nêu khó khăn về việc triển khai Quỹ ĐTMH tại Việt Nam: [23]
Thứ nhất, ở Việt Nam thị trường chứng khoán hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động ĐTMH tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1996. Tuy nhiên, đến tháng 7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam mới bắt đầu đi vào hoạt động. Sau hơn 10 năm, thị trường chứng khoán đã từng bước phát triển nhưng không thực sự ổn định đã gây khó khăn rất lớn cho các nhà ĐTMH muốn đổ tiền vào các công ty thông qua vấn đề niêm yết công ty.
Khó khăn thứ hai là về chất lượng doanh nghiệp ở Việt Nam còn thấp. Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được với các quỹ đầu tư mạo hiểm nhưng lại không đáp ứng được các tiêu chuẩn của quỹ. Đó cũng là lý do để một quỹ đầu tư mạo hiểm đã phải rút khỏi Việt Nam vào năm 1998.
CP của Chính phủ ban hành quy chế khu công nghệ cao cũng chỉ mới đề cập chung về định nghĩa và chức năng của quỹ ĐTMH mà thiếu những quy định về cấu trúc pháp lý cũng như các ưu đãi cho các nhà đầu tư khi thiết lập quỹ mạo hiểm tại Việt Nam dẫn đến trường hợp của IDG phải lựa chọn hình thức quỹ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thay vì một quỹ được thiết lập ngay tại Việt Nam.
Thứ tư là việc các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ không quá 30% vốn điều lệ doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đối tượng tiếp nhận ĐTMH lại cần vốn lớn. Sự khống chế đó cũng không cho phép nhà đầu tư được can thiệp vào các quyết định chiến lược phát triển kinh doanh vốn là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp khởi sự.
Khó khăn thứ năm đối với các quỹ ĐTMH là cách thu hồi vốn chưa rõ ràng. Thu hồi vốn nhanh nhất trong ĐTMH là thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển đến mức độ là công cụ để thu hút vốn cho doanh nghiệp.
Tiềm năng to lớn của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang dần được cụ thể hoá trong những năm gần đây, đặc biệt là từ 2015. Thông qua biểu đồ ở dưới có thể thấy nếu như các năm trước đó (từ 2011 tới 2014) tốc độ tăng trưởng tăng đều thì năm 2015 thì số lượng các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp trong năm 2015 có sự tăng trưởng phi mã, gấp 2.3 lần so với 2014. Các startup Việt đang ở trong làng sóng thứ 3- làn sóng toàn cầu hoá.
Các khoản đầu tư tập trung chủ yếu vào các giai đoạn đầu tư thiên thần (angel investing), đầu tư hạt giống (seed invesing, chiếm tới 80% tổng số các khoản đầu tư.Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện những vòng đầu tư cuối cùng với giá trị hàng chục triệu USD, đầu tư mua lại doanh nghiệp. Đặc biệt là Misfit, Arimo là những doanh nghiệp có cơ sở nghiên cứu ở Việt Nam đã được xếp
vào những doanh nghiệp sáng tạo nhất thế giới. Các lĩnh vực đầu tư, hiện vẫn tập trung chính vào các ngành: thương mại điện tử, truyền thông đa phương tiện, công nghệ tài chính, công nghệ giáo dục, mobile.
Hình 5: Số lượng các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015 [12]
Nguồn: https://techinsight.com.vn/he-sinh-thai-khoi-nghiep-phan-2/ (7/12/2016).
Việt Nam này đang nỗ lực để vươn lên đi đầu trong cuộc đua xây dựng những con kỳ lân đầu tiên của các quốc gia Đông Nam Á các nhà quản lý quỹ cho biết. Những con số đang cho thấy đầu tư vào Việt Nam tăng trưởng cả về quy mô và giá trị. Theo Tạp chí Đầu tư mạo hiểm châu Á, trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã chứng kiến 24 giao dịch trị giá 128 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ có 6 giao dịch trị giá 12 triệu USD.
Các startup Việt Nam thu hút được sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư khu vực và quốc tế gần đây gồm có FastGo, một đối thủ của Grab; Abivin, startup hậu cần cho các doanh nghiệp Việt Nam và Logivan - Uber của vận tải
đường bộ.
Hình 6: Số lượng giao dịch và tổng số tiền đầu tư mạo hiểm vào doanh nghiệp khởi nghiệp (đơn vị triệu đô la) [11]