Những thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THÚC đẩy đầu tư mạo HIỂM đối với HOẠT ĐỘNG ươm tạo DOANH NGHIỆP KHOA học và CÔNG NGHỆ tại VIỆT NAM (Trang 57 - 61)

triển ĐTMH vào ươm tạo doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam

Việc hình thành và phát triển loại hình ĐTMH ở Việt Nam là rất cần thiết. Sự quan tâm của các nhà đầu tư mạo hiểm đối với thị trường Việt nam hiện nay là những dấu hiệu cho thấy nhu cầu thị trường đối với loại hình đầu tư này. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển của hoạt động ĐTMH trên thực tế liên quan đến rất nhiều khía cạnh và cần có những điều kiện nhất định, nhất là những qui định khuôn khổ pháp luật.Dưới đây sẽ xem xét những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc mở rộng và phát triển loại hình đầu tư

này ở Việt Nam.

2.3.1. Thuận lợi

Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000. Cho đến nay, mặc dù thị trường chứng khoán của Việt nam chưa đóng vai trò lớn trong việc huy động nguồn vốn trong nền kinh tế nhưng bước đầu đã hứa hẹn tạo ra một kênh rút vốn tiềm năng cho các Quỹ ĐTMH trong thời gian tới. Gần đây, Nhà nước cũng nới lỏng những qui định về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho các công ty nhỏ có thể niêm yết trên thị trường này.

Thứ hai, khu vực doanh nghiệp tư nhân và tinh thần kinh doanh được khuyến khích và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Một trong những dấu mốc quan trọng là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định 13/2019/NĐ-CP đã khơi thông những rào cản pháp lý đối với khu vực tư nhân, tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi và gia tăng số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. Ngoài ra nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển khu vực tư nhân đã thể hiện rõ ràng sự cam kết của Nhà nước trong việc phát triển khu vực này. Cũng từ đó khuyến khích tinh thần kinh doanh trong dân chúng và hứa hẹn những dự án hấp dẫn cho các nhà ĐTMH.

Thứ ba, trong thời gian qua, nhiều qui định của nhà nước đối với đầu tư có vốn nước ngoài cởi mở hơn. Những chính sách này có tác động đáng kể đến ĐTMH bởi các quỹ ĐTMH hiện nay đang hoạt động ở Việt Nam là những Quỹ do người nước ngoài đầu tư. Chính vì vậy, việc Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong các doanh nghiệp trong nước đã mở rộng hơn cơ hội đầu tư của các Quỹ ĐTMH.

triển với hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động, tăng gấp đôi so với 2015. Nhiều tập đoàn lớn trong nước đã tham gia vào đầu tư mạo hiểm như FPT, Viettel, Vingroup, CMC, CenGroup ... Cùng với đó là hơn 40 cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh và 60 khu không gian làm việc chung trên cả nước.

Năm 2018, nhiều tập đoàn lớn tăng cường đầu tư cho hệ sinh thái khởi nghiệp, như, Tập đoàn Vinacapital đã thành lập Quỹ Đầu tư Vinacapital Ventures (100 triệu USD); Vingroup thành lập Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ có mức đầu tư 2.000 tỷ đồng, Quỹ Đầu tư mạo hiểm có mức 300 triệu USD để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo đột phá về công nghệ…

2.3.2. Khó khăn

Thứ nhất, về hành lang pháp lý, ĐTMH nói chung, ĐTMH cho ươm tạo doanh nghiệp KH&CN là loại hình đầu tư mới ở Việt Nam. Hiện nay, trong các văn bản pháp qui, chưa có văn bản nào đề cập trực tiếp đến hình thức ĐTMH mà chỉ mới có một số qui định có liên quan đến hoạt động này như qui định về hoạt động của Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư. Như trên đã trình bày, một trong những hình thức hoạt động phù hợp đối với quỹ ĐTMH là công ty hợp danh hữu hạn thì hiện nay Luật Doanh nghiệp đã có quy định về loại hình công ty này nhưng thành viên của công ty chỉ có thể là cá nhân. Trong khi đó, theo kinh nghiệm của các nước, các thành viên góp vốn phần lớn là các tổ chức như ngân hàng, quỹ hưu trí, các viện nghiên cứu, trường đại học, v.v… và thành viên hợp danh cũng có thể là các công ty quản lý quỹ. Chính vì vậy, chưa có qui định pháp lý phù hợp để quỹ ĐTMH hoạt động ở Việt Nam dưới hình thức công ty hợp danh hữu hạn.

Thứ hai, đối với các quỹ ĐTMH nước ngoài, một trong những qui định quan trọng, có ảnh hưởng đến hoạt động này là hạn chế cổ phần của nhà đầu

tư nước ngoài trong doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, theo qui định, Nhà nước chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 30% vốn của công ty trong nước. Qui định này hạn chế người nước ngoài đầu tư nhiều hơn cho các dự án công nghệ và những ý tưởng sáng tạo. Thực tế ở Việt Nam, những người có ý tưởng sáng tạo khó có thể huy động được vốn từ các nguồn khác, nếu có nguồn vốn từ ĐTMH chắc sẽ là nguồn vốn chính. Chính vì vậy, giới hạn 30% là tương đối thấp trong hoạt động ĐTMH liên quan đến ý tưởng sáng tạo và công nghệ mới.

Thứ ba, một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của những khoản đầu tư vào triển khai những ý tưởng sáng tạo mới là quyền sở hữu trí tuệ được đảm bảo. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ thì nhà đầu tư mới yên tâm bỏ vốn phát triển ý tưởng sáng tạo/dự án công nghệ mới đó. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt nam còn nhiều bất cập. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả hàng nhái còn tràn lan. Đặc biệt, đáng báo động nhất là trong lĩnh vực phần mềm, một trong những lĩnh vực có tiềm năng huy động được sự quan tâm của các nhà ĐTMH.

Thứ tư, môi trường kinh doanh ở Việt nam hiện nay còn chưa khuyến khích sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh và mang tính "chụp giật". Ví dụ, các quy định về thuế không rõ ràng và mức thuế thu nhập khá cao buộc nhiều DN trong nước có xu hướng thực hiện chế độ kế toán không minh bạch. Chính sự không minh bạch đó cũng là yếu tố làm các nhà đầu tư mạo hiểm e ngại đồng thời các doanh nghiệp cũng không muốn nhận khoản ĐTMH vì họ không muốn sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các nhà ĐTMH. Tính chụp giật thể hiện ở chỗ bản thân những người kinh doanh chưa có chiến lược đầu tư dài hạn mà đa phần chỉ nhìn vào ngắn hạn. Chính vì chủ yếu quan tâm đến lợi ích ngắn hạn nên đã làm trầm trọng thêm tính không minh bạch trong kinh doanh mặt

khác không khuyến khích khu vực doanh nghiệp tham gia ĐTMH.

Thứ năm, các ngành công nghệ cao của Việt Nam hiện nay mới đang trong giai đoạn khởi đầu, nhất là so với các nước trong khu vực. Ngành này hiện tại còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các nước khác về nguồn nhân lực, về nắm bắt và tiếp cận các thị trường. Việt nam hiện chưa có cơ chế phù hợp để biến tiềm năng về nguồn nhân lực đó trở thành cơ hội đầu tư cho các nhà ĐTMH. Hiện nay, cơ chế quản lý các nhà nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng như các tổ chức nghiên cứu và phát triển còn gò bó, còn mang tính bao cấp, chưa khuyến khích được các cá nhân và tổ chức phát huy tính sáng tạo của mình.

Thứ sáu, nguồn nhân lực người Việt Nam phù hợp cho phát triển ĐTMH hiện chưa có. ĐTMH là lĩnh vực rất mới ở Việt nam nên nguồn nhân lực hiểu biết và có những kỹ năng cần thiết cho loại hình kinh doanh này, đặc biệt là những kỹ năngquản lý đầu tư, lựa chọn những dự án có tính khả thi và tham gia tư vấn cho doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ĐTMH hầu như chưa có. Hiện nay, đa số nhân viên chính của các Quỹ ĐTMH là người nước ngoài, người Việt Nam chỉ đóng vai trò trợ giúp. Trong hệ thống tri thức trong trường đại học cũng chưa cung cấp kiến thức về loại hình đầu tư này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THÚC đẩy đầu tư mạo HIỂM đối với HOẠT ĐỘNG ươm tạo DOANH NGHIỆP KHOA học và CÔNG NGHỆ tại VIỆT NAM (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)