1.3.1. Cơ sở lý thuyết
Địa vị pháp lý của Thẩm phán nói chung và trong TTDS nói riêng là một trong những nội dung quan trọng khi hoàn thiện pháp luật về Tòa án nhân dân, đặc biệt là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang triển khai mạnh mẽ chủ trương cải cách tư pháp.
Các câu hỏi nghiên cứu về lý luận được đặt ra là:
- Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm là gì?
- Các yếu tố thể hiện địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm là gì?
- Mối quan hệ giữa địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm với các chủ thể khác trong TTDS như thế nào?
Dựa trên những câu hỏi nghiên cứu v a nêu, giả thiết được đặt ra là:
- Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về địa vị pháp lý của Thẩm phán nói chung, địa vị pháp lý của Thẩm phán trong lĩnh vực cụ thể như: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án hình sự; trong khoa học luật tố tụng hình sự, luật TTDS…Tuy nhiên, các quan niệm này đều có ưu, nhược riêng và đều cần tiếp tục được hoàn thiện.
- Việc nghiên cứu và chỉ ra được các yếu tố thể hiện địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm có ý nghĩa trong việc xác định vị trí, vai trò của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm, những yếu tố tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động tố tụng, phán quyết của Thẩm phán. Các yếu tố này có thể là yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội, quan niệm về quyền tư pháp, quan niệm, kỳ vọng của xã hội về vai trò của Thẩm phán…
- Để xác định địa vị pháp lý của Thẩm phán trong mối tương quan của TTDS, cần phải xem xét địa vị của những người tiến hành tố tụng khác như HTND, Kiểm sát viên, Thẩm tra viên… cũng như địa vị pháp lý của những người tham gia tố tụng khác theo pháp luật TTDS.
Các câu hỏi nghiên cứu về thực trạng được đặt ra là:
- Thực trạng quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm hiện nay như thế nào?
trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm như thế nào?
- Thực trạng các yếu tố bảo đảm để Thẩm phán thực hiện địa vị pháp lý trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm như thế nào?
Dựa trên những câu hỏi nghiên cứu v a nêu, giả thiết được đặt ra là:
- Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm được quy định cụ thể trong Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, BLTTDS… Địa vị pháp lý của Thẩm phán bao gồm các quy định về vị trí, vai trò của Thẩm phán; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm. Tuy nhiên, quy định pháp luật còn chưa đầy đủ; một số quy định thiếu hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp mà Đảng đã đề ra.
- Trên cơ sở các quy định pháp luật, việc Thẩm phán thực hiện (chấp hành các quy định đó như thế nào để giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm; những sai sót do khách quan hoặc chủ quan. Luận án tổng hợp những sai sót điển hình của Thẩm phán khi thực thi công vụ…
- Xác định các yếu tố bảo đảm để Thẩm phán thực hiện địa vị pháp lý của Thẩm phán và thực trạng các yếu tố đó tác động như thế nào đến việc giải quyết vụ án dân sự của Thẩm phán.
Câu hỏi nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật được đặt ra là: Với
những hạn chế và bất cập đã được nhận diện, cần có những yêu cầu và giải pháp gì cho việc nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm? Giải pháp gì cần thực hiện để giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật và phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế?
Dựa trên câu hỏi nghiên cứu v a nêu, giả thiết được đặt ra là: Hiện nay
quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm còn những bất cập, bất hợp lý. Quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán còn có nhiều sai sót, áp dụng không đúng pháp luật. Các biện pháp bảo đảm để Thẩm phán giải quyết vụ án chưa được quan tâm. Những hạn chế đó tác động lớn đến quyền và lợi ích của đương sự, người tham gia tố tụng khác, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, cũng như hội nhập quốc tế.
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên, lý thuyết nghiên cứu mà luận án sử dụng là: Lý luận của chuyên ngành Luật dân sự, TTDS, xã hội học pháp luật,
triết học pháp luật. Đây là những lĩnh vực khoa học cung cấp nền tảng lý luận, thực tiễn cho luận án.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê-nin, Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý. Cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu sự hình thành và phát triển cơ sở pháp lý địa vị pháp lý của Thẩm phán nói chung; địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm; tìm hiểu sự phát triển nhận thức lý luận và quan điểm của Đảng về địa vị pháp lý của Thẩm phán (chương II .
Phương pháp tổng hợp: Được áp dụng đểhệ thống hoá các quan điểm về địa vị pháp lý của Thẩm phán và cách thức phân loại các yếu tố xác định địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm; tìm hiểu các quy định về địa vị pháp lý của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở một số quốc gia; đưa ra khái niệm về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm theo pháp luật Việt Nam hiện hành (chương I và chương II .
Phương pháp so sánh: Được áp dụng để đối chiếu các quy định pháp luật của Việt Nam với quy định pháp luật của liên bang Nga, Mỹ, Anh và Pháp về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm (chương II). Từ đó, đánh giá sự hợp lý, phù hợp của quy định pháp luật nước ta và các nước khác về địa vị pháp lý của Thẩm phán (chương III .
Phương pháp phân tích: Được sửdụng để xác định và đánh giá các quy định pháp luật của Việt Nam hiện hành về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm (chương II ; đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật; đánh giá các yếu tố bảo đảm để Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm (chương III ; đưa ra các kiến nghị, giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam (chương IV).
Ngoài ra, luận án còn thu thập tài liệu để so sánh, đánh giá làm cơ sở chứng minh các luận điểm, đánh giá, nhận định của luận án.
Luận án sử dụng các hướng tiếp cận chủ yếu sau:
Tiếp cận dưới góc độ lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật: Lý luận và lịch sử về nhà nước pháp quyền, các học thuyết tổ chức quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị, lý luận về các hệ thống pháp luật, cơ cấu tổ chức của Tòa án, địa vị pháp lý của Thẩm phán trên thế giới và Việt Nam là cơ sở quan trọng để xem xét, nghiên cứu trong từng bối cảnh cụ thể.
Tiếp cận hệ thống: Phân tích và đánh giá hệ thống các vấn đề về địa vị pháp lý của Thẩm phán và các yếu tố xác định, các yếu tố bảo đảm địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm.
Tiếp cận liên ngành: Phối hợp của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn như luật học so sánh, xã hội học, khoa học lịch sử, chính trị học...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án “Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay”, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đề tài thể hiện sự cần thiết, nhằm đáp ứng những đòi hỏi về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và nhu cầu của quá trình phát triển đất nước và vấn đề cải cách tư pháp, trọng tâm là cải cách hệ thống Tòa án nhân dân, trong đó hoạt động xét xử Thẩm phán có ý nghĩa và vai trò quyết định. Trong lĩnh vực giải quyết các vụ án dân sự theo nghĩa rộng, địa vị pháp lý của Thẩm phán được khẳng định thông qua nhiệm vụ, quyền hạn bao gồm việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án, công khai chứng cứ, hòa giải, trực tiếp xét xử vụ án dân sự…
Thứ hai, qua việc nghiên cứu các công trình trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài đã đạt được một số kết quả và thành tựu nhất định, tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ bước đầu phân tích các quy định pháp luật và thực trạng về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán. Các nghiên cứu còn chưa phân tích sâu về các quy định xác định trách nhiệm của Thẩm phán với tư cách là một trong những nội dung quan trọng trong địa vị pháp lý của Thẩm phán. Hơn nữa, địa vị pháp lý của Thẩm phán có nhiều thay đổi theo Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, BLTTDS năm 2015…
Thứ ba, thông qua đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể khẳng định rằng, đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào địa vị pháp lý của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm. Do đó, việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Qua đó, luận án đề xuất, luận chứng các yêu cầu, giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm; hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự thủ tục tố tụng đảm bảo cho Thẩm phán thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN