Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở việt nam hiện nay (Trang 141 - 164)

phán trong giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm

4.3.1. Đổi mới trong tư duy và nhận thức pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm

Địa vị pháp lý của Thẩm phán nói chung và trong giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm nói riêng cần được nhìn nhận và đánh giá ngang tầm nhiệm vụ. Hiện nay, cách nhìn nhận về Tòa án nhân dân các cấp của nhiều cơ quan, nhiều người như là một cơ quan trực thuộc cơ quan hành chính hoặc cơ quan Đảng. Đối với các đương sự, người tham gia tố tụng khác trong nhiều vụ án có tâm lý cho rằng vụ án dân sự nên khi được Thẩm phán triệu tập có thái độ không hợp tác hoặc trốn tránh gây mất thời gian cũng như chi phí tố tụng. Điều đó ảnh hưởng đến vị trí vai trò của Tòa án các cấp, đồng thời ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của Thẩm phán. TTDS hiện nay, chưa có một cơ chế phù hợp để Thẩm phán có thể thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, để bảo vệ công lý, các quyền và lợi ích của nhân dân.

Vai trò của Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp thực hiện việc xét xử, đảm bảo sự công lý, công bằng đang là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân phải có ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng sự uy

nghiêm, bảo vệ công lý của đội ngũ Thẩm phán. Điều đó đòi hỏi không chỉ các cơ quan Nhà nước mà cả người dân phải nâng cao sự hiểu biết về pháp luật; thái độ đối với pháp luật; và khả năng thực hiện cũng như áp dụng các quy định của pháp luật.

4.3.2. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và quản lý đội ngũ Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm

Để đáp ứng được đòi hỏi của yêu cầu cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đề ra, đồng thời đáp ứng được yêu cầu bức thiết của các tranh chấp dân sự ngày một tăng cả về số lượng và sự phức tạp, cần thiết phải nâng cao năng lực của các Thẩm phán.

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý Thẩm phán, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia trong việc đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử, quản lý chất lượng xét xử của Thẩm phán. Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong giải quyết các loại vụ án, trong đó có các vụ án dân sự sơ thẩm. Định kỳ thực hiện việc kiểm tra trình độ, chuyên môn và năng lực của Thẩm phán. Đối với những Thẩm phán có vi phạm cần nghiêm túc việc xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Thẩm phán giải quyết án dân sự nhiều sai sót, bị hủy án, sửa án nhiều, việc giải quyết các vụ án dân sự, gây bức xúc trong dư luận hoặc trong thời gian ngắn không hoàn thành nhiệm vụ thì cần thiết phải tạm dừng hoặc không cho làm nhiệm vụ xét xử.

Thứ hai, thường xuyên tập huấn có cơ chế bổ sung kiến thức, trình độ nghiệp vụ cho các Thẩm phán. Hệ thống Tòa án cần thường xuyên thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chính trị cho Thẩm phán, trong đó chú trọng việc tập huấn các văn bản pháp luật mới, kỹ năng xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền mới, rút kinh nghiệm về công tác xét xử phúc thẩm cho đội ngũ Thẩm phán và tập huấn các kiến thức liên quan tới công tác xét xử các vụ án dân sự và đặc biệt chú ý tới một số loại án dân sự phức tạp. Để có được phán quyết chính xác, khách quan, công bằng, đòi hỏi Thẩm phán không chỉ nắm vững pháp luật mà còn phải trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về nhiều chuyên ngành khác: Như y tế, tài chính – ngân hàng, kế toán, môi trường, đất đai, xây dựng… Đồng thời, phải chủ động nắm bắt đầy đủ các thông tin quan trọng của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế để hỗ trợ việc áp dụng pháp luật đúng đắn nhất. Nỗ lực rèn luyện, hình thành các kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu; tích lũy kinh nghiệm sâu sắc qua từng vụ án để làm dày thêm kiến thức,

sự tự tin, chuyên nghiệp trong xử lý các vụ việc [1]

Thứ ba, thực hiện và triển khai có hiệu quả đề án việc làm, xác định Thẩm phán là công chức đặc biệt so với các công chức, viên chức khác trong cơ quan Nhà nước, từ đó có chính sách tăng lương và chế độ đãi ngộ, bảo vệ để Thẩm phán yên tâm công tác và độc lập. Đồng thời tiếp tục triển khai cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với chức danh Thẩm phán.

Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ Thẩm phán trong hệ thống Tòa án nhân dân. Thường xuyên rà soát, nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện về phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ đối với Thẩm phán. Thực hiện đúng và hiệu quả việc kê khai tài sản, thu nhập của Thẩm phán.

4.3.3. Bảo đảm việc phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự theo nguyên tắc vô tư, khách quan và ngẫu nhiên

Quy định về nguyên tắc phân công vụ án vô tư, khách quan và ngẫu nhiên lần đầu tiên được quy định tại BLTTDS. Về nguyên tắc, một người đã được bổ nhiệm làm Thẩm phán thì có thể giải quyết các loại vụ án. Trên thực tế, việc phân công vụ án còn nhiều bất cập, vẫn tồn tại việc Thẩm phán lựa chọn vụ án dễ dàng hoặc lựa chọn những vụ án có quan hệ thân quen. Các Thẩm phán không muốn làm những vụ án phức tạp, như các vụ án quan hệ tranh chấp về tài chính, ngân hàng, thừa kế tài sản, mốc giới sử dụng đất... hoặc có đối tượng tranh chấp về nhà, quyền sử dụng đất, tài sản ở nhiều địa phương, ở nước ngoài… dẫn đến việc giải quyết các vụ án không khách quan, thiếu sự công bằng. Việc phân công vụ án dân sự sơ thẩm nói riêng và các vụ án dân sự nói chung phải dựa trên nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên góp phần bảo đảm nguyên tắc độc lập, công bằng. Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi lãnh đạo Tòa án phải công tâm, vì công việc không vì tình cảm, tài chính. Hệ thống Tòa án nhân dân cần xây dựng hệ thống phần mềm toàn quốc về việc phân công vụ án trên cơ sở dữ liệu về nội dung khởi kiện; quan hệ tranh chấp; giá trị tài sản; số lượng đương sự…để đảm bảo sự công bằng giữa các Thẩm phán với nhau trong cùng đơn vị hoặc giữa Thẩm phán giữ chức vụ quản lý với các Thẩm phán khác. Hệ thống phần mềm toàn quốc về phân công các vụ án được thực hiện bằng cách đương sự, người dân trực tiếp thao tác trên máy tính và tên Thẩm phán, người tiến hành tố tụng được thể hiện luôn. Thông qua đó, Thẩm phán sẽ hạn chế được sự phụ thuộc “hành chính” vào lãnh đạo Tòa án. Khi đó, Thẩm phán được độc lập khi xét xử, bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của

người dân.

4.3.4. Chế độ thỉnh thị án và báo cáo án

Thỉnh thị án và báo cáo án là một trong những yếu tố thể hiện sự phụ thuộc hành chính của Thẩm phán trong việc giải quyết một vụ án được phân công. Trên thế giới, chế độ thỉnh thị án và báo cáo án của Thẩm phán trước lãnh đạo và cơ quan quản lý là một trong những yếu tố xác định có hay không sự độc lập trong xét xử. Khi đó, quyết định của HĐXX, Thẩm phán không phải là ý chí của họ, không dựa trên quá trình tranh tụng giữa các bên đương sự, mà phụ thuộc vào ý chí chủ quan của một vài cá nhân lãnh đạo. Một nền tư pháp của quốc gia phát triển, bảo đảm công lý, quyền con người luôn gắn với sự độc lập trong xét xử.

Ở nước ta, một số Tòa án vẫn còn tình trạng thỉnh thị án, báo cáo án trước khi xét xử. Đây là một thực trạng đã và đang diễn ra trong hệ thống Tòa án nhân dân. Chúng ta không phủ nhận mặt tích cực của việc thỉnh thị án, báo cáo án của Thẩm phán trực tiếp giải quyết, xét xử vụ án dân sự đối với lãnh đạo Tòa án của đơn vị và lãnh đạo Tòa án cấp trên trực tiếp, đó là sự thống nhất áp dụng pháp luật; thống nhất định hướng giải quyết vụ án mang tính ổn định giữa các vụ án khác nhau, của nhiều Thẩm phán; tranh thủ được trí tuệ của nhiều người, đặc biệt là những Thẩm phán có nhiều kinh nghiệm. Qua đó, tạo điều kiện cho Thẩm phán giải quyết các vụ án dân sự nhanh chóng, đúng pháp luật bảo đảm quyền, lợi ích của người dân.

Tuy nhiên, chế độ thỉnh thị án và báo cáo án trước khi xét xử là hoạt động vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán, HĐXX; ảnh hưởng đến bí mật công tác, bí mật đương sự. Điều 12 BLTTDS quy định Thẩm phán, HTND xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, HTND dưới bất kỳ hình thức nào. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm chính về quản lý đối với các mặt công tác, đặc biệt là chất lượng xét xử, không được lạm dụng việc tổ chức công tác xét xử, trao đổi ý kiến về chuyên môn nghiệp vụ để hình thành chế độ duyệt án, áp đặt quan điểm cá nhân trái với nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các loại vụ án [4]. Do đó, để Thẩm phán, HĐXX có thể độc lập xét xử, độc lập trong nhận thức và phán quyết là một đòi hỏi cấp bách cần phải được tôn trọng thực hiện.

4.3.5. Hoàn thiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể khác tác động đến địa vị pháp lý của Thẩm phán

Khi tiến hành giải quyết vụ án dân sự, để Thẩm phán thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến Thẩm phán dự khuyết, HTND, Kiểm sát viên và người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Đó là những chủ thể có ý nghĩa quan trọng và góp phần nâng cao và bảo đảm cho Thẩm phán thực hiện tốt địa vị pháp lý khi giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm.

Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn Thẩm phán dự khuyết.

BLTTDS lần đầu tiên quy định việc phân công Thẩm phán dự khuyết cùng với Thẩm phán giải quyết vụ án, theo Điều 197 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật này. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán dự khuyết trong hoạt động chuẩn bị xét xử; không quy định Thẩm phán dự khuyết có quyền hạn hoặc ý kiến, đề xuất đối với hoạt động thu thập tài liệu chứng cứ của Thẩm phán giải quyết vụ án. Thực tiễn có trường hợp, khi vụ án đưa ra xét xử, Thẩm phán giải quyết vụ án không thể tiến hành nhiệm vụ thì Thẩm phán dự khuyết thay, nhưng Thẩm phán dự khuyết cho rằng tài liệu, chứng cứ đó chưa đầy đủ, thiếu người tiến hành tố tụng hoặc việc thu thập tài liệu, chứng cứ của Thẩm phán giải quyết vụ án là vi phạm tố tụng cần phải thu thập thêm tài liệu chứng cứ, bổ sung thêm người tham gia tố tụng, dẫn đến vụ án kéo dài, lãng phí về thời gian và kinh tế… Những bất cập đó BLTTDS năm 2015 chưa giải quyết được.

Thứ hai, đối với HTND: HTND và Thẩm phán là những người tiến hành tố tụng khi xét xử vụ án dân sự. Giữa Thẩm phán và HTND có sự độc lập nhưng có mối quan hệ tố tụng khăng khít. Vì vậy, hoàn thiện các quy định về HTND có ý

nghĩa quan trọng để Thẩm phán thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Điều 49 BLTTDS quy định, HTND thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa và tham gia phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết. Như vậy, BLTTDS không quy định HTND có quyền thu thập tài liệu chứng cứ hoặc có ý kiến về việc thu thập tài liệu, chứng cứ của Thẩm phán. HTND sẽ cùng với Thẩm phán xét xử vụ án trên cơ sở hồ sơ do Thẩm phán lập, nhưng không trao cho Hội thẩm quyền thu thập hoặc có ý kiến về việc lập hồ sơ là chưa hợp lý. Vì vậy, TTDS cần quy định Hội thẩm tham gia tố tụng từ khi thụ lý vụ án, để Hội thẩm có thể chủ động thời gian nghiên cứu những tài liệu do Thẩm phán đã thu thập, cùng với Thẩm phán đưa ra những vấn đề cần làm tiếp theo, những nội dung còn mâu thuẫn. Đồng thời cũng để các Hội thẩm có thời gian để nghiên cứu các văn bản pháp luật, vì đa số các Hội thẩm kiêm nhiệm các công việc khác, trình độ hiểu biết pháp luật chưa sâu, rộng. Từ đó, khi xét xử và ban hành bản án, quyết định được chính xác, đúng pháp luật. Đồng thời thể hiện vị trí, vai trò của người “đại diện nhân dân” đưa ý kiến trong hoạt động xét xử của Tòa án.

Hàng năm phải tập huấn nghiệp vụ cho HTND đầy đủ và thiết thực hơn. Đồng thời, bên cạnh trách nhiệm của Thẩm phán, pháp luật phải quy định trách nhiệm của hội thẩm đầy đủ và cụ thể hơn nữa để hội thẩm tiến hành tố tụng có “trách nhiệm” nhiều hơn đối với những phán quyết của mình. Đồng thời cần có những chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với HTND [20].

Thứ ba, đối với Kiểm sát viên: Điều 58 BLTTDS quy định Kiểm sát viên tham gia các phiên tòa xét xử vụ án dân sự. Tuy nhiên, TTDS chưa quy định để làm nổi bật vai trò của Kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng. Pháp luật TTDS chưa quy định cho Kiểm sát viên có yêu cầu, kiến nghị bằng văn bản sau khi đọc hồ sơ vụ án do Tòa án chuyển sang. Theo chúng tôi, bổ sung quy định này là cần thiết để Thẩm phán xem xét và sửa chữa những thiếu sót (nếu có trước khi phiên tòa diễn ra, tránh trường hợp tại phiên tòa, Kiểm sát viên kiến nghị những sai sót trong quá trình chuẩn bị xét xử, sau đó HĐXX phải hoãn phiên tòa để làm lại, mất thời gian và chi phí tố tụng. Mục đích cuối cùng của pháp luật TTDS là giải quyết nhanh chóng, chính xác tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của các bên đương sự, ổn định xã hội và bảo vệ pháp chế XHCN. Đồng thời, TTDS cần quy định cho Thẩm phán được thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử (chỉ đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở việt nam hiện nay (Trang 141 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)