Nguyên nhân, vướng mắc khi giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn TP hồ chí minh (Trang 42 - 56)

hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh

Sau khi Luật Tố tụng Hành chính 2015 có hiệu lực pháp luật, số lượng và chất lượng giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính mặc dù đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thấp so với chỉ tiêu đề ra, chưa đáp ứng đúng như kỳ vọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ quan có khách quan có. Qua thực tiễn có thể đúc rút ra một số nguyên nhân chính như sau:

Trước hết là sau ngày Luật TTHC năm 2015 có hiệu lực thì quyền khởi kiện của người dân và đối tượng khởi kiện hành được quy định sát với thực

tiễn hơn và vì thế số lượng các vụ án thụ lý tăng cao so với trước đây trong khi đội ngũ cán bộ Tòa án không được tăng thêm nên làm tăng số đầu việc cho cán bộ. Mặt khác, các vụ án khiếu kiện quyết định hành chính hiện nay đa phần có tính chất phức tạp, trong khi pháp luật quy định chưa đầy đủ, rõ ràng thiếu đồng bộ, chồng chéo chưa bắt kịp với thực tiễn ngoài đời sống xã hội đặc biệt là quy định trong Luật Tố tụng Hành chính 2015 và Luật Đất đai 2013 nên trong hoạt động xét xử tại Tòa án gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn của một số cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước cũng như đội ngũ cán bộ Tòa án chưa thật sự đáp ứng được nhiệm vụ được giao và còn mang tư duy ban phát, quan liêu khi thực hiện nhiệm vụ.

Trong các nguyên nhân dẫn tới hoạt đông giải quyết các khiếu kiện hành chính chưa thực sự đạt hiệu quả cao như mong muốn thì nguyên nhân xuất phát từ quy định của pháp luật tố tụng hành chính là cơ bản và quan trọng nhất. Cụ thể:

Thứ nhất: Từ việc pháp luật chưa đồng nhất quy định về quyết định hành

chính nên có những quan điểm khác nhau một văn bản như thế nào được coi là quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai và là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính nên dẫn tới hiện tượng trả đơn khởi kiện sau đó lại thụ lý hoặc sau khi thụ lý rồi Tòa cấp quận chuyển lên tòa cấp tỉnh sau đó cấp tỉnh lại chuyển lại cho cấp quận vì cho rằng vụ việc thuộc thẩm quyền cấp quận, hiện dẫn tới vụ việc kéo dài gây thiệt hại cho các bên có tranh chấp cũng như ảnh hưởng tới niềm tin của người dân đối với Tòa án.

Thứ hai: Về nghĩa vụ cung cấp tài liệu chứng cứ được quy đinh tại Điều

10 Luật TTHC 2015.

Mặc dù Luật tớ tụng hành chính quy định cụ thể về nhiệm vụ quyền hạn của các cá nhân cơ quan, tổ chức có nghie5 vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ mà

minh đang lưu giữ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi cung cấp hoặc từ chối việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án cũng như Viện kiềm sát.

Tuy nhiên trên thực tế việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức bị kiện còn chậm, chưa đầy đủ, một vài trường hợp còn cố tình né tránh trách nhiệm cung cấp chứng cứ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án làm ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng của việc giải quyết án của Tòa án.

Ngoài ra luật tớ tu5nh hành chính 2015 tại khoản 3, khoản 4 Điều 93 cũng đã quy đinh về quyền yêu cầu về việc cung cấp tài liệu chứng cứ của đương sự.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có

trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp hết thời hạn này mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng có thể bị xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là lý do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.

Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.”.

Điều luật quy định về quyền của Tòa án và Viện kiểm sát và nghĩa vụ của người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ nhưng trong thực tế khi giải quyết khiếu kiện việc thu thập, giai nộp tchứng cứ còn nhiếu bất cấp và gặp rất nhiều trở ngại khó khăn do việc cố tình không tuân thủ quy định pháp luật vì thế có rất nhiều vụ án phải tạm đình chỉ nhiều lầ vì phải đợi kết quả thu thập chứng cứ tài liệu từ cá cá nhân tổ chức đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ. Để khắc phục

được tỉnh trạng này ngoài việc nâng cáo ý thức tuân thủ pháp luật của các cá nhân , tổ chức thì luật cần phải quy định về các biện pháp chế tài cụ thể bằng cho việc không thực hiện hoặc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của các bên có liên quan trong vụ án khi nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát.

Thứ ba: Sự vắng mặt khi Tòa triệu tập hợp lệ lần thứ nhất tại phiên họp

tiếp cận công khai chứng cứ cũng như sự vắng mặt lần đầu tại phiên xét xử khi không có lý do và quyền vắng mặt có lý do chính đáng khi triệu tập hợp lệ lần 2 đã dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài, không đảm bảo được quyền lợi của các đương sự trong VAHC.

Theo quy định của pháp luật khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự (chủ yếu là người bị kiện) thường không có mặt tại phiên tòa cũng không có đơn xét xử vắng mặt nên HĐXX bắt buộc phải ra quyết định hoãn phiên. Đa số các trường hợp trên, người bị kiện đều không có mặt tại phiên tòa cũng không có đơn xét xử vắng mặt khi triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nên HĐXX bắt buộc phải ra quyết định hoãn phiên tòa. Đến lần triệu tập hợp lệ lần thứ hai họ mới có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt

Thực tế xảy ra trường hợp này xuất phát từ nhiều lý do. Đầu tiên là nguyên nhân lập pháp, cụ thể là khoản 1 Điều 157 Luật TTHC năm 2015 quy

định “…khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự, người đại diện,

người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt (không có đơn xét xử vắng mặt) thì Tòa án phải hoãn phiên toà.”. Ngoài ra, sự không rõ ràng trong việc quy định tham gia phiên tòa có phải là nghĩa vụ của đương sự hay không dẫn đến một hạn chế lớn hơn là không có cơ chế đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ tham gia phiên tòa của các đương sự. Các quy định này đã vô tình tạo điều kiện cho đương sự (chủ yếu người bị kiện) trì hoãn hoạt động xét xử, kéo dài thời gian tố tụng khiến mục đích của phiên toà sơ thẩm là giải quyết nhanh chóng VAHC không được thực hiện triệt để và có hiệu quả. Cuối

cùng, thực trạng này diễn ra nhiều trên thực tiễn cũng là do ý thức pháp luật của chủ thể tham gia tố tụng còn hạn chế.

Đặc biệt sau khi Luật Tố tụng Hành chính 2015 sửa đổi bổ sung quy định tại (khoản 3 Điều 60) về Người đại diện.

Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định của Luật này.

Mục đích của việc chỉ cho phép ủy quyền cho cấp phó mục đích là để tăng quyền và nghĩa vụ người tham gia tố tụng (người bị kiện) bởi Luật Tố tụng 2010 chưa quy định đầy đủ, chặt chẽ về uỷ quyền trong tố tụng hành chính nên chưa bảo đảm hiệu quả dẫn đến nhiều trường hợp người bị kiện (Chủ tịch hoặc UBND) uỷ quyền cho người một người khác tham gia tố tụng nhưng người được uỷ quyền này không được quyền quyết định đối với đối tượng bị khởi kiện cũng như một số vấn đề liên quan trong quá trình giải quyết vụ án, dẫn đến việc phải hoãn, tạm dừng phiên tòa để xin ý kiến làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài.

Tuy nhiên về lý luận pháp lý thì cho dù nhân viên phòng chức năng hay Phó Chủ tịch tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của người bị kiện thì họ cũng chị được thực hiện quyền và nghĩa vụ trong phạm vi ủy quyền và nội dung ủy quyền trong thời thời hạn ủy quyền. Như vậy việc luật quy định chỉ được ủy quyền cho cấp phó nhằm mục đích tăng thêm quyền được quyết định các vấn liên quan trong quá trình giải quyết vụ án là không khả thi và thiếu cơ sở pháp lý. Thực tế hiện nay thì Phó Chủ tịch quận, huyện số lượng chỉ 02 người trong khi khối lượng công việc rất nhiều gần như toàn bộ thời gian họ giành cho việc xử lý công tác hành chính quản lý địa phương và hội họp.

Vì vậy, mặc dù được ủy quyền tham gia tố tụng giải quyết vụ án nhưng đa phần họ đều vằng mặt và thay vào đó phía người bị kiện thường áp dụng quy định pháp luật về người bảo vệ trong vụ án hành chính bằng cách cử một cán bộ nghiệp vụ hoặc trưởng/phó Phòng Tài nguyên & môi trường tham gia phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho Chủ tịch hoặc UBND.

Thực tiễn trong một số vụ án như :

Vụ án ông Nguyễn Văn T khởi kiện với Quyết định hành chính số 1833/QĐ-UBND của UBND về việc đền bù thiệt hại, giải tòa đi dời khi Nhà nước thu hồi đất. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã mở phiên họp kiểm tra, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại hai lần, nhưng đại điện UBND quận X luôn vắng mặt không lý do. Ngày 30/08/2017, Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm lần đầu tiên, đại diện của UBND quận X lại tiếp tục vắng mặt không lý do. Căn cứ vào khoản 1 Điều 157 của Luật TTHC năm 2015, HĐXX phải hoãn phiên tòa.

Vụ án năm 2015, không đồng ý với quyết định thu hồi đất của UBND quận B, thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyên Văn X khởi kiện, bị TAND quận B bác yêu cầu khởi kiện. Ông A kháng cáo và TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm. Mặc dù quá thời hạn chuẩn bị nhiều năm nhưng lần thứ nhất quyết định xét xử vào ngày 20/03/2019) tòa đã tống đạt giấy triệu tập nhưng đại diện UBND huện B không có mặt nên Tòa án hoãn xử và và lần 2 sau đó 20 ngày khi thì bị đơn có đơn xin hoãn phiên tòa với lý do tiếp thanh tra thành phố vì thế toàn phải hoãn, cuối cùng ngày 26/05/2019 Tòa đưa vụ án ra xét xử thì đại diện bị đơn không tham gia mà chỉ người bảo vệ cho bị đơn là trưởng phòng nghiệp vụ tham gia phiên tòa.

Vụ án: V/v khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (số :1968/2019/HC-ST)

Theo đơn khởi kiện ngày 27/4/2017, tháng 01/2014, ông T có nhận được Quyết định số 1989/QĐ-UBND ngày 21/01/2014 của Ủy ban nhân dân huyện Bình C có nội dung thu hồi phần đất do hộ ông Thái Kim T sử dụng tại xã Ông H để thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Tổng diện tích gia đình ông T đang sử dụng bị thu hồi là 2.648,9m2 thuộc một phần các thửa số 780, 781 tờ bản đồ số 12, theo tài liệu 02/CT-UB. Phần diện tích còn lại 1.015,7m2 Ủy ban nhân dân huyện Bình C cho rằng là đất kênh (ruộng) và phần diện tích 84,3m2 là đường dẫn vào toàn bộ khu đất của ông T là đất do Nhà nước quản lý. Đồng thời ông T có nhận được Phiếu chiết tính số 86/PCT-BBT ngày 11/12/2013, ông T hoàn toàn không đồng ý với cách tính theo bảng chiết tính này nên khiếu nại. Trong vụ án này ông Trần Xuân K, chức danh Phó Chủ tịch UBND huyện Bình C là người được ủy quyền tham gia tố tụng tố tụng nhưng đã không có mặt tại phiên tòa và có đơn xin xét xử vắng mặt.

Hay trong vụ án ông Nguyên Trung H khiếu quyết định hành chính yêu cầu yêu cầu khởi kiện yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H01423/13 ngày 29/10/2009 đã cấp cho bà Dương Mỹ H. Người bị kiện là UBND huyện Củ Chi, trong vụ án này Ông Nguyễn Việt D, Phó Chủ tịch tham gia với tư cách là người dại diện hợp pháp của UBND huyện Củ Chi và cả ông Nguyễn Văn V, Phó Phòng Tài nguyên & môi trường huyện Củ Chi tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người bị kiện cũng xin xét xử vắng mặt.

Như vậy, có thể thấy, đa số các vụ án khiếu kiện quyết định hành chính thì người bị kiện đều không tham gia tố tụng và ủy quyền cho Phó Chủ tịch tham gia theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hành chính như đa phần người này cũng không có mặt tại phiên tòa lần đầu và làm đơn xin xét xử vắng mặt khi vụ án được đưa ra xét xử lần thứ hai. Thậm chí có những trường hợp người bị kiện đã đưa thêm cán bộ Phòng Tài nguyên & môi trường tham

gia với tư cách là người bảo vệ cho mình nhưng thực tế thì người này cũng xin xét xử vắng mặt luôn. Như vậy cho thấy việc sửa đổi luật chỉ cho phép ủy quyền cho cấp phó là không phù hợp với thực tế và không đáp ứng được như kỳ vọng nên cần thiết phải sửa đổi quy định này sao cho phù hợp và đảm bảo được thực thi.

Thứ tư: Trong quá trình giải quyết vụ án từ việc vi phạm nghĩa vụ cung

cấp chứng cứ cũng như sự vắng mặt của người bị kiện tại phiên tòa xét xử nên có không ít trường hợp Hội đồng xét xử đã không thể xét hỏi đương sự, căn cứ vào những tình tiết, chứng cứ chứng mình có trong hồ sơ vụ án, kết quả tranh tụng không được bảo đảm dẫn đến việc nhận định sự việc chưa thật sự khách quan toàn diện dẫn tới nhận định chưa thật sự chính xác dẫn tới vụ án phải xử đi xử lại qua nhiều cấp, nhiều lần.

Cụ thể, vụ án “khiếu kiện quyết định hành chính về bồi thường thiệt thu

hồi đất và hỗ trợ vật kiến trúc khác trên đất”. Ngày 08/11/2018, Tòa án nhân

dân thành phố Hồ Chí minh thụ lý vụ án và sau đó tiến hành phiên toà sơ thẩm. Theo đó, thủ tục hỏi tại phiên toà bắt đầu bằng việc Chủ toạ phiên toà hỏi lần lượt những người tham gia tố tụng về các vấn đề của vụ án. Tuy nhiên, Thẩm phán đã không hỏi người khởi kiện về việc rút và thay đổi yêu cầu khởi kiện mà lại trực tiếp đặt câu hỏi về nội dung của vụ án. Việc vi phạm này thể hiện rõ khi người khởi kiện trả lời câu hỏi của phiên toà về trình bày yêu cầu khởi kiện đã không chỉ yêu cầu Tòa án huỷ quy định ban đầu mà còn yêu cầu huỷ luôn cả quyết định về việc bồi thường bổ sung, tiền hỗ trợ đối tài sản trên đất và đối với người bị khởi kiện là UBND quận X không tham gia phiên tòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn TP hồ chí minh (Trang 42 - 56)