Khái quát giáo dục tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận thanh xuân, thành phố hà nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 40 - 72)

2.1.1. Khái quát về hệ thống giáo dục tiểu học quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/CP ngày 22/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực hoạt động từ ngày 1/1/1997. Về vị trí địa lý, quận Thanh Xuân nằm ở phía Tây và phía Nam Trung tâm Thủ đô, phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng, phía Tây giáp huyện Nam Từ Liêm và quận Hà Đông, phía Nam giáp huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai, phía Bắc giáp các quận Đống Đa, Cầu Giấy. Quận có 11 phường, bao gồm: phường Thanh Xuân Bắc, phường Thanh Xuân Trung, phường Thanh Xuân Nam, phường Thượng Đình, phường Hạ Đình, phường Khương Đình, phường Khương Mai, phường Khương Trung, phường Nhân Chính, phường Phương Liệt, phường Kim Giang.

Công tác giáo dục đào tạo quận Thanh Xuân luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, sự phối kết hợp hiệu quả của các phòng, ban, ngành đoàn thể, các phường trong quận. Ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 2015-2020, Ban Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo xây dựng Đề án “Phát triển GD&ĐT quận Thanh Xuân giai đoạn 2016- 2020” với mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện cụ thể, hiệu quả. Đồng thời, Thanh Xuân là đơn vị đầu tiên trên toàn Thành phố tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo quận với Lãnh đạo các nhà trường.

Năm học 2017-2018 trên địa bàn quận có 69 trường học, trong đó có 40 trường công lập, 04 trường hiệp quản và 25 trường tư thục ở cả 3 cấp học với 54.711 HS (tăng 3.854 HS so với cùng kì năm trước). Hoàn thành xây dựng mới trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc chính thức đi vào hoạt động trong năm học 2018- 2019. Số HS học 2 buổi/ngày đạt tỉ lệ cao 100% ở cấp tiểu học [41].

Hiện nay, trên địa bàn Quận có 13 trường tiểu học công lập, bao gồm các cơ sở giáo dục sau:

Bảng 2.1 Danh sách trƣờng Tiểu học quận Thanh Xuân

STT Tên trƣờng Địa bàn

1. Trường tiểu học Đặng Trần Côn Phường Thanh Xuân Bắc 2. Trường tiểu học Thanh Xuân Nam Phường Thanh Xuân Nam 3. Trường tiểu học Kim Giang Phường Kim Giang

4. Trường tiểu học Nguyễn Trãi Phường Khương Trung 5. Trường tiểu học Hạ Đình Phường Hạ Đình 6. Trường tiểu học Phan Đình Giót Phường Thượng Đình 7. Trường tiểu học Nhân Chính Phường Nhân Chính 8. Trường tiểu học Khương Mai Phường Khương Mai 9. Trường tiểu học Phương Liệt Phường Phương Liệt 10. Trường tiểu học Khương Đình Phường Khương Đình 11. Trường tiểu học Thanh Xuân Trung Phường Thanh Xuân Trung 12. Trường tiểu học Thanh Xuân Bắc Phường Thanh Xuân Bắc 13. Trường tiểu học Nguyễn Tuân Phường Thanh Xuân Trung

Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân

Nhìn vào các bảng trên cho thấy, mạng lưới các trường học tiểu học phân bố đều ở 11 phường và cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn Quận. Tuy nhiên, do tăng dân số cơ học nên số lượng học sinh tiểu học của Quận cũng ngày càng tăng giữa các năm, như sau:

Bảng 2.2: Quy mô học sinh tiểu học giai đoạn 2015-2019

TT Năm học Tổng số học sinh Đơn vị tính

1 Năm học 2015-2016 21305 Người

2 Năm học 2016-2017 21497 Người

3 Năm học 2017-2018 23019 Người

4 Năm học 2018-2019 24819 Người

Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân

Về chất lượng giáo dục, hiện nay 100% các trường Tiểu học trong quận thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học theo quy định. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, dạy học 2 buổi/ngày. Nghiêm túc thực hiện đúng quy chế chuyên môn, đảm bảo kế hoạch dạy học; không dạy thêm, học thêm. Các trường đều dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình tiểu học,

đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Triển khai đại trà dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch; Tổ chức tốt phong trào thi vẽ tranh theo chủ đề “Sải cánh vươn cao”, “Hát và sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi”: đạt 02 giải B, phòng GD&ĐT được tặng Giấy khen “Có thành tích tốt trong công tác chỉ đạo phong trào”.

Về phổ cập giáo dục tiểu học, hiện có 12/13 trường Tiểu học công lập hoàn thành tốt công tác phổ cập bơi cho học sinh lớp 3, 4, 5. Toàn quận có đến 99,9% học sinh đã có được những năng lực thiết yếu, sự hình thành các phẩm chất của học sinh đồng đều, tỉ lệ học sinh đạt mức Tốt chiếm tỉ lệ cao, trong đó:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện: 7.001 HS (30,5%); - Có thành tích vượt trội hoặc tiến bộ vượt bậc: 15.939 HS (69,45%);

- Khen đột xuất: 12 (0,05%).

Nhìn chung, trong những năm qua, giáo dục Tiểu học của Quận Thanh Xuân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, chất lượng giáo dục nâng cao, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, hấp dẫn, tạo niềm tin lớn cho nhân dân trên địa bàn quận.

2.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

2.1.2.1. Số lượng giáo viên tiểu học

Số lượng và chất lượng là 2 yếu tố quan trọng làm nên đội ngũ giáo viên tiểu học của Quận Thanh Xuân. Trong những năm qua, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà số lượng ĐNGV tiểu học của Quận có chiều hướng ngày càng giảm. Bảng dưới đây cho thấy sự giảm sút số lượng GV tiểu học của Quận trong một số năm học gần đây:

Bảng 2.3: Quy mô giáo viên tiểu học giai đoạn 2015-2019 TT Năm học Tổng số GV Đơn vị tính 1 Năm học 2015-2016 627 Người 2 Năm học 2016-2017 628 Người 3 Năm học 2017-2018 551 Người 4 Năm học 2018-2019 535 Người

Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân

Có thể thấy, do số lượng học sinh qua các năm học ngày càng tăng nhưng số lượng giáo viên ngày càng giảm nên đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ học sinh trên 01 giáo viên tăng lên: từ 33,98 HS/GV (2015-2016) tăng lên 46,39 HS/GV (2018- 2019). Theo quy định tại Điều lệ trường Tiểu học, 01 giảng viên không phụ trách quá 35 học sinh. Như vậy, với tỉ lệ trên thì giáo viên tiểu học trên địa bàn Quận đang phải làm việc quá tải.

Kết quả khảo sát của luận văn đối với GV tiểu học của Quận Thanh Xuân cũng ghi nhận ý kiến đáng giá về tình trạng quá tải của GV trong công việc với 79,8% GV nhận thấy quá tải và rất quá tải, 21,2% nhận thấy khối lượng công việc hiện tại là bình thường. Cụ thể:

9.2

21.2

70.6

Rất quá tải Bình thƣờng Quá tải

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận văn

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của GV về tình trạng khối lƣợng công việc

Về độ tuổi, tính đến năm học 2019- 2020, tổng số giáo viên tiểu học công lập của quận Thanh Xuân là 601 giáo viên. Trong đó, theo thống kế của phòng giáo dục và trên cơ sở thống kê báo cáo của các trường tiểu học trên địa bàn Quận thì số liệu về tuổi như sau:

- Tính từ năm học 2019 – 2020 có khoảng 18 % GV nghỉ hưu trong 5 năm tới; có 47% GV tuổi từ 30 – 50 tuổi; có 35 % GV dưới 30 tuổi.

Với thống kê nêu trên thì ĐNGV kế cận đủ cho số GV về hưu. Ngoài ra, trong trường hợp thiếu hụt về số lượng đội ngũ kế cận thì các nhà trường còn có thể chủ động ký hợp đồng giáo viên.

2.1.2.2.Chất lượng giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

Nhìn chung, ĐNGV tiểu học của Quận Thanh Xuân đều đạt chuẩn theo đúng yêu cầu của pháp luật. Kết quả khảo sát ý kiến về đánh giá mức độ đạt chuẩn của giáo viên cũng cho thấy bức tranh chất lượng của giáo viên tiểu học Quận Thanh Xuân như sau:

Kết quả thống kê trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trong quận Thanh Xuân được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tính đến năm học 2019 -2020

Tổngsố Trình độ đào tạo

TT Trƣờng

GV Trung Cao Đại học SĐH

cấp đẳng

1 Trường tiểu học Đặng Trần Côn 42 0 22 19 1

2 Trường tiểu học Thanh Xuân Nam 47 0 18 29 1

3 Trường tiểu học Kim Giang 51 2 17 30 3

4 Trường tiểu học Nguyễn Trãi 73 2 14 53 4

5 Trường tiểu học Hạ Đình 32 0 10 22 0

6 Trường tiểu học Phan Đình Giót 53 4 9 34 4

7 Trường tiểu học Nhân Chính 41 0 19 21 1

8 Trường tiểu học Khương Mai 52 0 9 43 0

9 Trường tiểu học Phương Liệt 42 2 16 23 1

10 Trường tiểu học Khương Đình 50 4 18 31 0

11 Trường tiểu học Thanh Xuân Trung 47 1 7 39 0

Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân và tổng hợp của tác giả

Nhìn vào bảng số liệu trên Số liệu trên cho thấy: hầu hết giáo viên các trường tiểu học công lập đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Tuy nhiên trong tổng số 19 giáo viên đang công tác tại các trường vẫn có trình độ trung cấp, 174 giáo viên có trình độ cao đẳng. Số giáo viên này có thể do chuẩn chỉ yêu cầu trình độ Cao đẳng như phụ trách thiết bị, quản lý học sinh nên các sở vẫn báo cáo là đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Số lượng giáo viên có trình độ sau đại học còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu giáo viên (18/601 giáo viên).

Về trình độ chính trị: Cơ cấu trình độchính trịcủa đội ngũ giáo viên tiểu học công lập ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội như sau:

Bảng 2.5: Trình độ chính trị của đội ngũ giáo viên tính đến năm học 2019 - 2020

TT Trƣờng Tổngsố Trung cấp Cao cấp Đảng

GV LLCT LLCT viên

1 Trường TH Đặng Trần Côn 42 0 0 18

2 Trường TH Thanh Xuân Nam 47 1 0 25

3 Trường TH Kim Giang 51 1 0 21

4 Trường TH Nguyễn Trãi 73 2 0 43

5 Trường TH Hạ Đình 32 2 0 18

6 Trường TH Phan Đình Giót 53 4 0 29

7 Trường TH Nhân Chính 41 2 0 22

8 Trường TH Khương Mai 52 3 0 26

9 Trường TH Phương Liệt 42 1 0 19

10 Trường TH Khương Đình 50 2 0 25

11 Trường TH Thanh Xuân Trung 47 1 0 27

12 Trường TH Thanh Xuân Bắc 39 2 0 17

13 Trường TH Nguyễn Tuân 32 1 0 15

Kết quả khảo sát ý kiến về đánh giá mức độ đạt chuẩn của giáo viên cũng cho thấy bức tranh chất lượng của giáo viên tiểu học Quận Thanh Xuân như sau:

Bảng 2.6: Đánh giá của giáo viên về mức độ đạt chuẩn giáo viên tiểu học theo quy định (%)

STT Tiêu chí Trung Khá Tốt Xuất sắc

bình

Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần

1 trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy 0 0 1,3 97,8

tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng

2 nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và 0 0 7,6 92,4

lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp

Các tiêu chuẩn đạo đức khác của giáo viên

3 quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên 0 0 11,4 88,6

chức

4 Về chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy 0 0 26,6 73,4

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận văn

Nhìn vào bảng trên ta thấy, GV tự đánh giá cao về các tiêu chí tự trau dồi đạo đức, gương mẫu trước học sinh và thương yêu, đối xử công bằng với học sinh,… với tỷ lệ đạt xuất sắc trong khoảng 92 - 98%. Tiêu chí về chuyên môn, nghiệp vụ được đánh giá thấp hơn so với những tiêu chí khác, chỉ với 73.4% GV đạt xuất sắc và 26.6% đạt ở mức khá.

2.1.2.3.Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân luôn được chú trọng và được thể hiện qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng. Trong những năm qua, Quận đã quan tâm, đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong 5 năm qua, toàn Quận đã tổ chức 572 hội nghị, hội thảo; 345 lớp tập huấn cho đội ngũ CB, GV, NV của các nhà trường về công tác giáo dục nói chung và Nghị quyết số 29-NQ/TW nói riêng. Hàng năm, quận Thanh Xuân đã tổ chức hiệu quả các lớp giáo dục chính trị hè cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các trường học trên địa bàn quận. Trong đó, các đồng chí Thường trực Quận ủy đã trực tiếp lên lớp truyền đạt nhiều nội dung thiết thực, như: công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, quản lý tài chính công, thực hiện quy chế dân chủ, ... trong các trường học.

Bảng 2.7: Thống kê đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV tiểu học luận Quản lý nhà Chuyên môn Khác Tổng Đối tƣợng chính tr ị nƣớc CC CVC CV TS ThS ĐH Bồi dƣỡng bắt Ngoạ i buộc cập nhật KT ngữ Năm 2016 Viên chức 5 - - - 3 - 11 - 19 quản lý Viên chức Hạng III - - - - - - 50 55 105 chuyên môn Năm 2017 Viên chức - 11 - - 2 - 11 - 24 quản lý Viên chức Hạng III - - - - 1 - 30 40 71 chuyên môn Hạng IV - - - - - - 45 44 89 Năm 2018 Viên chức 2 15 - - 5 - 11 - 33 quản lý Viên chức Hạng III - - - - 1 - 35 52 88 chuyên môn Hạng IV - - - - - - 31 48 79 Tổng 7 26 - - 12 - - 239

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ quận Thanh Xuân, Hà Nội

Ban Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo Đảng ủy các phường quan tâm công tác phát triển Đảng trong trường học, góp phần tạo nguồn, đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn và chất lượng đảng viên. Trong giai đoạn từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2018, toàn ngành GD&ĐT quận đã kết nạp được 287 đảng viên mới, nâng tổng số CB, GV là đảng viên lên 898/1.779 (đạt tỉ lệ 50,5%, vượt 0,5% so với chỉ tiêu Kế hoạch giai đoạn II Đề án đề ra).

Trong năm 2016 có 05 viên chức quản lý được cử đi học cao cấp lý luận chính trị, năm 2018 có 06 viên chức quản lý trong đối tượng quy hoạch được cử đi đào tạo thạc sỹ. Nhìn vào bảng sau ta thấy, công tác bồi dưỡng cập nhật kiến thức và ngoại ngữ cho ĐNGV tiểu học bao gồm viên chức quản lý là ban giám hiệu và viên chức chuyên môn là ĐNGV luôn được Quận chú trọng, cụ thể:

Ngoài ra, các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho ĐNGV tiểu học luôn được duy trì và thực hiện hàng năm. Chỉ tính riêng năm học 2017-2018 Quận đã:

- Nâng cao chất lượng, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường đối với giáo viên chuyên biệt. Tổ chức thành công 02 chuyên đề cấp Thành phố, được Sở GD&ĐT và các quận, huyện bạn đánh giá cao [43].

Mức độ tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn được GV đánh giá ở mức cao với 26.6% rất thường xuyên và 70.9% thường xuyên. Cụ thể:

26.6

2.5 70.9

Rất thƣờng xuyên Thỉnh thoảng

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận văn Biểu đồ 2.2: Mức

độ tham gia các hoạt động bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn

Bên cạnh đó, Quận tổ chức các hoạt động như Hội thi giáo viên dạy giỏi để tạo môi trường trao đổi kinh nghiệm, phát huy trình độ, năng lực từng cá nhân, nâng cao chất lượng chuyên môn qua các bài dạy, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi, nhân rộng điển hình tiên tiến làm nòng cốt cho các nhà trường nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận thanh xuân, thành phố hà nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 40 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)