Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận thanh xuân, thành phố hà nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 89 - 120)

3.3.1.Mục đích khảo nghiệm

Việc tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm tìm hiểu ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đưa các biện pháp áp dụng vào thực tiễn.

3.3.2.Đối tượng khảo nghiệm

Tiến hành xin ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất đối với 80 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội.

3.3.3.Nội dung khảo nghiệm

Tiến hành xin ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp sau: (1) Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (2) Chỉ đạo thực hiện tuyển dụng theo đúng quy định, phù hợp nhu cầu của các trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (3) Tăng cường chỉ đạo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (4)Chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đánh giá và đãi ngộ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.3.4.Kết quả khảo nghiệm

3.3.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất được chúng tôi tổng hợp tại bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp Không Bình Cần thiết

cần thiết thƣờng

1 Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ 0 5,0 95,0

giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

2 Chỉ đạo thực hiện tuyển dụng 0 8,0 92,0 theo đúng quy định, phù hợp nhu

cầu của các trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

3 Tăng cường chỉ đạo nhiệm vụ 0 6,5 93,5

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

4 Chỉ đạo thực hiện hiệu quả 0 11,0 89,0 nhiệm vụ đánh giá và đãi ngộ

giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Với kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu trên cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao về mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục đã được đề xuất trong luận văn. Tất cả các biện pháp được đề xuất đều có tỷ lệ ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý là cần thiết (từ 89,0% đến 95,0%).

Trong 4 biện pháp đã đề xuất, biện pháp “Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” được đánh giá là cần thiết nhất, có tới 95% số người được hỏi cho rằng cần thiết. Các giáo viên, cán bộ quản lý đều cho rằng, việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục cần phải thực hiện tốt công tác quy hoạch hàng năm.

Các biện pháp còn lại như: Chỉ đạo thực hiện tuyển dụng theo đúng quy định, phù hợp nhu cầu của các trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; Tăng cường chỉ đạo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đánh giá và đãi ngộ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đều có tỷ lệ đánh giá mức độ cần thiết từ 89,0% đến 93,5%. Theo đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên thì mức độ cần thiết của các biện pháp là đều nhau, so sánh tỷ lệ đánh giá giữa biện pháp xếp thứ 1 và biện pháp xếp thứ 4 thì tỷ lệ phần trăm các giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá về mức độ cần thiết không chênh lệch không đáng kể. Như vậy, tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết.

3.3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất được chúng tôi tổng hợp tại bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp Không khả Bình thƣờng Khả thi

thi

1 Hoàn thiện quy hoạch đội 0,5 10,0 89,5

ngũ giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

2 Chỉ đạo thực hiện tuyển 0 10,0 90,0

dụng theo đúng quy định, phù hợp nhu cầu của các trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

3 Tăng cường chỉ đạo 0 5,0 95,0

nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

4 Chỉ đạo thực hiện hiệu 0 12,0 88,0

quả nhiệm vụ đánh giá và đãi ngộ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Với kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu trên cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao về mức độ khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục đã được đề xuất trong luận văn. Tất cả các biện pháp được đề xuất đều có tỷ lệ ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý là khả thi (từ 88,0% đến 95,0%).

Trong 4 biện pháp đã đề xuất, biện pháp Tăng cường chỉ đạo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục được đánh giá là cần thiết nhất, có tới 95% số người được hỏi cho rằng khả thi. Các giáo viên, cán bộ quản lý đều cho rằng, việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục cần phải thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Do vậy, chủ thể quản lý cần phải tăng cường chỉ đạo nhiệm vụ này sao cho hiệu quả thực hiện tốt như mong muốn.

Các biện pháp còn lại như: Chỉ đạo thực hiện tuyển dụng theo đúng quy định, phù hợp nhu cầu của các trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; Chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đánh giá và đãi ngộ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đều có tỷ lệ đánh giá mức độ cần thiết từ 88,0% đến 90,0%. Theo đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên thì mức độ cần thiết của các biện pháp là đều nhau, so sánh tỷ lệ đánh giá giữa biện pháp xếp thứ 1 và biện pháp xếp thứ 4 thì tỷ lệ phần trăm các giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá về mức độ cần thiết không chênh lệch không đáng kể. Như vậy, tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Đề tài đã đề xuất 4 bao gồm: (1) Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (2) Chỉ đạo thực hiện tuyển dụng theo đúng quy định, phù hợp nhu cầu của các trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (3)

Tăng cường chỉ đạo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (4)Chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đánh giá và đãi ngộ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi. Các khách thể được nghiên cứu đều đánh giá các biện pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi ở mức độ cao. Do vậy, các biện pháp này đều có thể áp dụng vào thực tiễn để góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong đó gồm có các khái niệm như: phát triển đội ngũ; đội ngũ giáo viên tiểu học; phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Luận văn cũng đã xác định được các nội dung phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục gồm: quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá và tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên tiểu học. Luận văn cũng đã phân tích được lí luận về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Về thực tiễn, luận văn đã chỉ ra được thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội; thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chủ thể quản lý đã chú trọng và thực hiện khá tốt các nội này. Trong đó, các nội dung như: tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá và tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên tiểu học được thực hiện tốt hơn nội dung quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được của việc thực hiện nhiệm vụ này thì phát triển ĐNGV tiểu học quận Thanh Xuân còn hạn chế ở một số điểm sau: chưa xây dựng được quy hoạch mang tính chiến lược về phát triển ĐNGV tiểu học; Năng lực dạy học của ĐNGV tiểu học còn chưa đồng đều; cách thức tuyển dụng chưa đa dạng;....

Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng chỉ ra rằng, tất cả các yếu tố mà nghiên cứu đưa ra đều có ảnh hưởng nhất định đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận văn, luận văn đã đề xuất được 4 biện pháp: (1) Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (2) Chỉ đạo thực hiện tuyển dụng theo đúng quy định, phù hợp nhu cầu của các trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (3)

Tăng cường chỉ đạo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (4)Chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đánh giá và đãi ngộ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi. Các khách thể được nghiên cứu đều đánh giá các biện pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi ở mức độ cao. Do vậy, các biện pháp này đều có thể áp dụng vào thực tiễn để góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

2. Khuyến nghị

* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở GD&ĐT đối với việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV tiểu học trong toàn ngành. Ban hành cơ chế phối hợp thông qua các ngành chức năng trong quản lý sử dụng ĐNGV trong đó Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT được chủ động, tập trung thống nhất trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý sử dụng ĐNGV.

Tham mưu với UBND thành phố, ban hành những chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích động viên cho GV giỏi, GV có thành tích bồi dưỡng HS giỏi. Có chính sách động viên, khuyến khích GV trong công tác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính sách thu hút GV giỏi về công tác tại địa phương.

* Đối với UBND quận Thanh Xuân

Chỉ đạo phòng GD&ĐT phối kết hợp chặt chẽ với Phòng Nội vụ, và chỉ đạo các trường tiểu học trong tuyển chọn và phân công sử dụng ĐNGV hợp lý đảm bảo cân đối, đồng bộ.

Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Hiệu trưởng các trường trong tuyển chọn, đánh giá, khen thưởng GV.

Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá ĐNGV, đảm bảo tính nghiêm minh và gắn với công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo cơ hội học hỏi cho ĐNGV trong hoạt động kiểm tra đánh giá.

* Đối với các trường tiểu học

Các trường chủ động xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ĐNGV, xác định rõ sứ mệnh - giá trị - tầm nhìn. Kế hoạch hằng năm phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ một cách cụ thể phù hợp với thực trạng nhà trường.

Tăng cường công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng ĐNGV tiểu học; phát huy tốt vai trò của tổ trưởng chuyên môn và ĐNGV cốt cán trong việc quản lý, bồi dưỡng, phát triển ĐNGV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh (2018), Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Hà Nội theo quan điểm chuẩn hóa, Luận án tiến sĩ ngành Quản lý Giáo dục, trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN.

2. Ban Bí thư (2004), Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ngày 15 tháng 6 năm 2004, Hà Nội

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục 2011- 2020, quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2011.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư ban hành điều lệ trường tiểu học, Thông tư số 41/2010/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2010.

5. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục -Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Dự án SREM (2010), Quản lí Nhà nước về giáo dục, quyển 2, Nxb Hà Nội. 8. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình Khoa học- Công nghệ cấp Nhà nướcK07-14

9. Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố nhiệm kỳ 2015- 2020, Hà Nội.

10. Đảng bộ thành phốHà Nội (2015), Nghịquyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghịlần thứ hai Ban Chấphành Trung ương khóa VIII. Nxb Chính trịQuốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghịquyết số29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Nghịquyết Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ XII. Nxb Chính trịQuốc gia, Hà Nội

14. Nguyễn Tiến Đạt (2007), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới, tập 1 & 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội

16. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Tuân, (2011). Quản trị nguồn nhân lực,Báo cáo Hội thảo khoa học

17. Nguyễn Minh Đường - Hoàng Thị Minh Phương (2014), Quản lí chất lượng đào tạo và chất lượng nhà trường theo mô hình hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trongđiều kiện mới,Chương trình Khoa học-Công nghệ cấp Nhà nước K07-14, Hà Nội

19. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận thanh xuân, thành phố hà nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 89 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)