thành phố Hồ Chí Minh tác động đến công tác điều động, luân chuyển cán bộ công chức
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 64 tỉnh thành của cả nước bao gồm 24 quận, huyện và đây cũng là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội lớn ở nước ta, nên đội ngũ cán bộ công chức của Thành phố cũng chiếm một khối lượng đông đảo. Phú Nhuận với vị trí là một quận nội thành, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 4,7km về hướng Tây Bắc, có diện tích 4.863km2, phía đông giáp quận Bình Thạnh, phí Tây giáo quận Tân Bình, phía Nam giáp quận 1 và quận 3, phía Bắc giáp quận Gò Vấp, có dòng kênh Nhiêu Lộc chảy qua địa bàn quận. Hiện nay quận Phú Nhuận được chia thành 15 phường, 60 khu phố, 828 tổ dân phố. Theo số liệu của sổ tay quận Phú Nhuận năm 2019 thì dân số hiện tại là 183.210 người, mật độ trên 37.674 người/km2. Từ một xã thuộc tỉnh Gia Định trước đây, sau năm 1975 đến nay Phú Nhuận đã không ngừng phát triển để trờ thành một quận nội thành năng động, sáng tạo của thành phố Hồ Chí Minh với một diện mạo mới, ngoài các công trình đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quận cò đầu tư nhiều công trình, dự án cải thiện môi sinh, môi trường phục vụ an sinh xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay hoạt động của các doanh nghiệp nhìn chung vẫn còn khó khăn về thị trường, áp lực cạnh tranh, nguồn vốn và năng lực quản trị; tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án xây dựng cơ bản nhất là dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm so với kế hoạch; tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp đã tác động ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội quận. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân thành phố và Quận ủy, cùng với sự giám sát hiệu quả của Hội đồng nhân dân quận, đại biểu Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, cùng với sự hưởng ứng, đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đã tạo nên động lực mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Tuy khối lượng công việc ngày càng nhiều nhưng lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận sắp xếp thời gian đi cơ sở, tăng cường tiếp xúc, lắng nghe tâm tư nguyện vọng để kịp thời nắm chắc tình hình, giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân và doanh nghiệp làm cơ sở tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; cải cách thủ tục hành chính (nhất là thủ tục hành chính về thuế, đăng ký kinh doanh, đầu tư, xây dựng…) nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp và phục vụ người dân tốt hơn. Tổ chức các hoạt động thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ sáng tạo, khởi nghiệp, các buổi đối thoại định kỳ với doanh nghiệp trên các lĩnh vực: thuế, kinh tế, lao động, huy động các nguồn lực đầu tư chỉnh trang đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo phát triển đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, quản lý điều hành, tiếp tục kiện toàn sắp xếp, tổ chức bộ máy ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân và phòng chống tham nhũng, lãng phí. Với những cố gắng nỗ lực mạnh mẽ và quyết liệt của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân. Quận đã vượt qua những khó khăn, đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đặt ra, đã và đang từng bước đưa Phú Nhuận thành quận vững mạnh của thành phố.
2.1.2. Thực trạng số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của quận Phú Nhuận
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và của quận Phú Nhuận nói riêng hầu hết đều trưởng thành trong thời kỳ đổi mới, một số được đào tạo tại nước ngoài như: Anh, Pháp, Nga…Phần đông trong số họ xuất thân hoặc bản thân là con em công nông thành thị, con cháu cán bộ Đảng viên, là những chiến sỹ quan đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, được rèn luyện theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, họ được kế thừa truyền thống đấu tranh cách mạng của cha anh với năng lực chuyên môn, phong cách sáng tạo sẵn dàng đối đầu với khó khăn thử thách để phục sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Tính đến hết 31/12/2018 thì tổng số biên chế được giao là 2.035, tổng số biên chế có mặt là 1.967 được thống theo bảng sau:
Bảng 2.1. Số biên chế được giao quận Phú Nhuận năm 2018
STT ĐỐI TƯỢNG TỔNG SỐ TỔNG SỐ
(biên chế được giao) (biên chế có mặt)
1 CẤP QUẬN 255 222
2 CẤP PHƯỜNG
VÀ CÁC ĐƠN VỊ 1.780 1.659
TRỰC THUỘC
Nguồn: Học viên tổng hợp từ số liệu Phòng Nội vụ quận Phú Nhuận cung cấp tháng 12 năm 2018
Số cán bộ, công chức nữ là 1.221 chiếm 68,5% tổng số biên chế, số lượng Đảng viên là 405, không có cán bộ, công chức nào là người dân tộc thiểu số và 14 trường hợp theo các tôn giáo (Công giáo, Phật giáo).
Theo báo cáo số 92/BC-UBND ngày 29/5/2018 của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận về Sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực quận giai đoạn 2016 – 2020; nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 – 2020 thì chất lượng đội ngũ cán bộ công chức quận Phú Nhuận như sau:
-100% cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo, quản lý đương nhiệm và dự bị, nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong các tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, đạt chuẩn theo quy định đối với từng loại chức danh, từng ngạch và từng chức danh nghề nghiệp.
-98% công chức (không giữ chức vụ lãnh đạo) các cơ quan hành chính có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; 89% có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch; 100% có trình độ ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn quy định và có 74% công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên có trình độ trung cấp lý luận chính trị;
-81,4% viên chức (không giữ chức vụ lãnh đạo) đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; 95% có trình độ tin học, ngoại ngữ theo chuẩn quy định đối với từng chức danh nghề nghiệp.
- 100% Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có trình độ đại học, trung cấp chính trị trở lên; 77% Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng các đoàn thể phường (trừ cán bộ Hội Cựu chiến binh) có trình độ đại học, trung cấp lý luận chính trị đạt 86%.
- Công chức chuyên môn phường có 90% đạt trình độ từ đại học trở lên phù hợp công việc đảm nhận hoặc đang học đại học; 58% đạt chuẩn về trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 46% có kiến thức quản lý nhà nước; 100% có ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn quy định.
-Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cán bộ, công chức có học hàm Thạc sỹ là: 91, Đại học: 1.139, Cao đằng: 221, Trung cấp: 120.
-Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 41, cử nhân: 17, trung cấp: 484, sơ cấp: 894.
Tính đến hết tháng 12 năm 2018, theo số liệu do Phòng Nội vụ quận Phú Nhuận cung cấp (theo báo cáo thống kê ngành Nội vụ ngày 22/02/2019) thì số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp quận và cấp phường được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 2.2. Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp quận và cấp phường
Đơn vị tính: người
Mã Cấp quận Cấp phường Tổng số
số Tổng số Trong Tổng số Trong đó: đó: nữ nữ
A B 1= 2+4 2 3 4 5
Tổng số 01 1967 365 274 1602 947 1. Trong đó: Đảng viên 02 1025 301 212 724 339
2. Chia theo dân tộc
- Kinh 03 1967 365 274 1602 947 - Dân tộc thiểu số 04 - - - - - 3. Chia theo tôn giáo
- Không tôn giáo 05 1953 357 271 1596 945 - Có theo tôn giáo 06 14 8 3 6 2 4. Chia theo nhóm tuổi
Mã Cấp quận Cấp phường Tổng số
số Tổng số Trong Tổng số Trong đó: đó: nữ nữ A B 1= 2+4 2 3 4 5 - Từ 31 đến 40 08 495 128 93 367 300 - Từ 41 đến 50 09 835 70 49 765 598 - Từ 51 đến 55 10 316 57 39 259 178 - Từ 56 đến 60 11 112 11 - 101 - - Trên 60 tuổi 12 - - - - - 5. Chia theo ngạch công
chức
- Nhân viên 13 86 86 12 - - - Cán sự và tương 14 341 313 224 28 16
đương
- Chuyên viên và tương 15 1606 1441 809 165 145 đương
- Chuyên viên chính và 16 21 21 15 - - tương đương
- Chuyên viên cao cấp 17 - - - - - và tương đương
6. Chia theo trình độ đào tạo
- Sơ cấp 18 - - - - -
- Trung cấp 19 120 13 6 107 74 - Cao đẳng 20 221 202 162 19 14
Mã Cấp quận Cấp phường Tổng số
số Tổng số Trong Tổng số Trong đó: đó: nữ nữ
A B 1= 2+4 2 3 4 5
- Đại học 21 1139 1026 954 113 85 - Trên đại học 22 91 49 35 52 37
Nguồn: Báo cáo số 420/BC-UBND thống kê ngành Nội vụ ngày 22/02/2019
Có được đội ngũ cán bộ, công chức như vậy phải nói rằng đó là kết quả của các cấp, các ngành trong quận luôn chú trọng đến tới đội ngũ nhân sự, Đặc biệt phải nhắc đến sự đóng góp to lớn của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận đã ban hành một số Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Kế hoạch, Hướng dẫn chỉ đạo triển khai công tác nhân sự về quy hoạch và đào tạo, điều động và luân chuyển nhằm sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, trẻ hóa một số bộ phận lãnh đạo, quản lý.
2.1.3.Thực trạng quy định pháp luật về luân chuyển, điều động cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức là một lực lượng quan trọng quyết định sự thành công trong công tác quản lý của bộ máy nhà nước. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi Nhà nước ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luân chuyển, điều động cán bộ, công chức không phải là một công việc mới mẻ. Đảng ta rất coi trọng công tác này và thực hiện có kết quả trong các thời kỳ cách mạng như thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa cán bộ, đảng viên về các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền... hoạt động để xây dựng cơ sở cách mạng; phân công cán bộ ở các cơ quan trung ương về công tác ở các địa
phương... Việc luân chuyển cán bộ, công chức hiện nay là một đòi hỏi khách quan của công tác cán bộ trong tình hình mới
Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 11-NQ/TW (Nghị quyết 11) ngày 25 - 01 - 2002 về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 - 10 - 2007 quy định rõ 21 vị trí công tác phải thường xuyên luân chuyển cán bộ, công chức. Nghị quyết Trung ương 6 khóa IX cũng khẳng định việc luân chuyển cán bộ ở các cấp, các ngành phải được tiến hành vừa tích cực, vừa thận trọng, kết hợp giữa việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý với việc ổn định đội ngũ chuyên gia trên các lĩnh vực, có biện pháp tổ chức thực hiện chính sách và công tác tư tưởng, để cán bộ thông suốt và tự giác thực hiện phải chuẩn bị kỹ kế hoạch và lộ trình thực hiện từng bước, chuẩn bị tốt cả nơi cán bộ đi và đến, không làm ồ ạt, tràn lan.
Tuy nhiên, công tác luân chuyển cán bộ chỉ có thể phát huy tác dụng và trở thành khâu đột phá khi kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với các khâu của công tác cán bộ, vì đánh giá cán bộ là tiền đề, quy hoạch cán bộ là nền tảng, luân chuyển cán bộ là đột phá và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài. Các khâu trên có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, làm tiền đề cho nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Tại Điều 35 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có quy định về điều động công chức:
“Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: 1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”.
-Thứ hai, về tiêu chí xét điều động công chức
Vấn đề này pháp luật không có quy định cụ thể mà tùy thuộc vào từng cơ quan, địa phương sẽ có những quy định riêng.
-Thứ ba, về quy trình điều động và xét duyệt
Trình tự, thủ tục để tiến hành việc điều động, thuyên chuyển công tác theo quy định của từng tỉnh.
Việc luân chuyển cán bộ được thực hiện theo Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/01/2002, của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và Kết luận số 24-KL/TW, ngày 5/6/2012, của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Nghị quyết số 11-NQ/TW nêu rõ: “Đây là một chủ trương rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, của toàn bộ hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang, nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước; tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết; khắc phục tình trạng cục bộ trong công tác cán bộ, khép kín trong từng ngành, từng địa phương và từng đơn vị”.
Kết luận số 24-KL/TW đánh giá: “Kết quả luân chuyển cán bộ từ Trung ương về địa phương trong hai nhiệm kỳ Đại hội IX và X đã góp phần đào tạo được nhiều cán bộ” và “Hầu hết cán bộ qua luân chuyển đều có bước trưởng thành, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có quan điểm nhìn nhận và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hơn, sát thực tế hơn”.
Nghị quyết số 11-NQ/TW quy định: “Nói chung chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết)”.