Nguyên tắc điều động, luân chuyển cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều động, luân chuyển cán bộ, công chức từ thực tiễn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)

1.2.1.1. Quy định của Đảng

Tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý và Quy định số 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 của Bộ chính trị về luân chuyển cán bộ thì các nguyên tắc của việc luân chuyển như sau:

-Việc luân chuyển cán bộ cần tiến hành thận trọng nhưng cũng phải theo kế hoạch, mục tiêu lâu dài đăt trong mối quan hệ bổ trợ giữa luân chuyển mang tính không ổn định (ngắn hạn) với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu (lâu dài); vừa chú trọng đến vấn đề đáp ứng điều kiện công việc, khả năng chuyên môn, kỹ năng mềm và vừa đặt mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ lâu dài chuẩn bị đội ngũ cán bộ tiếp theo ngày một giỏi hơn, chuẩn mực hơn. Nói chung chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết).

-Coi trọng công tác tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên thông suốt về tư tưởng, thống nhất về nhận thức để tự giác, quyết tâm thực hiện; vừa làm tốt việc động viên, khuyến khích tính tự giác của cán bộ, vừa yêu cầu cán bộ, đảng viên nghiêm túc chấp hành quyết định điều động, luân chuyển của tổ chức.

- Thận trọng trong cách làm, phải chuẩn bị kỹ kế hoạch và lộ trình thực hiện từng bước, chuẩn bị tốt cả nơi cán bộ đi và nơi cán bộ đến, không làm ồ ạt, tràn lan, chạy theo số lượng. Đối với các chức danh được điều động giữ các chức vụ phải thông qua bầu cử thì các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo đảng đoàn các cơ quan dân cử, các đoàn thể tổ chức thực hiện tốt quyết định của Đảng.

- Chống tư tưởng cục bộ, khép kín trong từng ngành, từng địa phương, từng đơn vị, không muốn nhận người từ nơi khác đến; ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện không lành mạnh như cô lập, gây khó khăn, làm giảm uy tín người được điều động tới, hoặc lợi dụng việc luân chuyển cán bộ để

đẩy người trung thực, thẳng thắn, người có năng lực, nhưng không hợp với mình đi nơi khác.

-Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương, đơn vị khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.

- Không thực hiện việc luân chuyển đối với cán bộ có khuyết điểm, hạn chế về năng lực, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển. Việc thực hiện việc điều động, luân chuyển cán bộ, công chức phải được tiến hành khách quan công tâm, khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương; chống biểu hiện bè phái, chủ nghĩa cá nhân, không gây mất đoàn kết và không làm xáo trộn sự ổn định của địa phương nơi được điều động, luân chuyển đến.

1.2.1.2. Quy định của pháp luật i. Điều động cán bộ, công chức:

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị

-xã hội. (Khoản 1 Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008).

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. (Khoản 1 Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008).

ii. Luân chuyển cán bộ, công chức:

+Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị

-xã hội.(Khoản 1 Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008)

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (Khoản 1 Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008)

+ Luân chuyển công chức được quy định tại Điều 36 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP Điều 36 Nghị định

24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP:

a) Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Luân chuyển giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.

Hiện nay, pháp luật không khống chế thời gian phải làm việc ở một vị trí trước khi bị điều động sang vị trí khác. Viêc điều động thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ, theo kế hoạch sử dụng công chức trong đơn vị hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cán bộ, công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.

Thời hạn luân chuyển, điều động cán bộ, công chức không quy định cụ thể thời gian. Bên cạnh đó, không quy định về đối tượng cán bộ, công chức

không được điều động, luân chuyển. Đây là quy định mở nhưng cũng là hạn chế của quy định hiện hành, phần này sẽ được phân tích cụ thể hơn ở chương sau.

- Luân chuyển phải được tiến hành mạnh mẽ, thận trọng, vừa giải quyết tốt quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ công chức chuyên môn sâu, vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác, bồi dưỡng, rèn luyện công chức, chuẩn bị đội ngũ kế cận. Nói chung, chỉ luân chuyển công chức trẻ, có sức khoẻ, có phẩm chất, năng lực, trong quy hoạch để phát triển thành lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển công chức về chính quyền cơ sở để làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ đơn thuần.

- Coi trọng công tác tư tưởng, thống nhất về nhận thức, vừa làm tốt công tác động viên, khuyến khích tính tự giác của công chức, vừa yêu cầu công chức

nghiêm túc chấp hành quyết định luân chuyển của tổ chức.

- Thận trọng trong cách làm, phải chuẩn bị kỹ kế hoạch và lộ trình thực hiện từng bước, chuẩn bị tốt cả nơi công chức đi và đến, không làm ồ ạt, tràn lan, chạy theo số lượng.

- Chống tư tưởng cục bộ, khép kín trong từng ngành, từng địa phương; ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện không lành mạnh như cô lập, gây khó khăn, làm giảm uy tín người được luân chuyển tới, hoặc lợi dụng việc luân chuyển để đẩy người trung thực, thẳng thắn, người có năng lực, nhưng không hợp với mình đi nơi khác.

- Không xem xét đề bạt, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn đối với những công chức vi phạm kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều động, luân chuyển cán bộ, công chức từ thực tiễn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)