Kiểm định độ tin cậy và tính hiệu lực của thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của thanh niên khối hành chính trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 49 - 51)

Tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua tính toán hệ số Cronbach’s Alpha cho từng biến quan sát thuộc 02 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của thanh niên khu vực hành chính. Các hệ số này lần lượt là:

- Thành phần thang đo Động lực làm việc (MOTV) bao gồm 05 biến quan sát MOTV1, MOTV2, MOTV3, MOTV4, MOTV5 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,742.

- Thành phần thang đo Đặc điểm công việc (job) bao gồm 05 biến quan sát job1, job2, job3, job4, job5 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,642.

- Thành phần thang đo Cơ hội thăng tiến (pro) bao gồm 04 biến quan sát pro1, pro2, pro3, pro4 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,694.

- Thành phần thang đo Sự ghi nhận đóng góp cá nhân (recog) bao gồm 03 biến quan sát recog1, recog2, recog3 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,683.

- Thành phần thang đo Quan hệ công việc (rela) bao gồm 06 biến quan sát rela1, rela2, rela3, rela4, rela5, rela6 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,760.

- Thành phần thang đo Điều kiện làm việc (cond) bao gồm 03 biến quan sát cond1, cond2, cond3 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,683.

- Thành phần thang đo Môi trường làm việc (envi) bao gồm 03 biến quan sát envi1, envi2, envi3 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,694.

- Thành phần thang đo Chính sách tiền lương (sal) bao gồm 05 biến quan sát sal1, sal2, sal3, sal4, sal5, sal6 với hệ số Cronbach’s Alpha là sal = 0,684.

- Thành phần thang đo Chính sách phúc lợi (ben) bao gồm 03 biến quan sát ben1, ben2, ben3 với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,770.

Kết quả cho thấy hệ số Cronbach Alpha của các nhân tố đều đạt từ 0.6 trở lên, đạt giá trị yêu cầu của thang đo có chất lượng. Như vậy tất cả các thang đo đủ độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.

Kết quả phân tích EFA cho đồng thời 9 biến độc lập và phụ thuộc cho thấy có 8 nhân tố được trích tại Eigenvalue >1, kết quả phân tích KMO là 0,626 (đạt yêu cầu > 0,6) và tổng phương sai trích biến thiên là 70,3% đạt yêu cầu, khi đó có thể nói rằng 1 nhân tố này giải thích 70,3% biến thiên của dữ liệu. Kết quả kiểm định Barlett’s là 1327.82 với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 2.3. Mô tả mẫu khảo sát KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .626

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1327.82

Sphericity 9

df 703

Sig. .000

Nguồn: Phân tích dữ liệu (2020)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của thanh niên khối hành chính trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)