2.2.4.1. Ưu điểm
- Hoạt động kiểm sát giải quyết tin báo về tội phạm. Tất cả các tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đều có văn bản của KSV đề ra các yêu cầu điều tra xác minh đối với CQĐT và ĐTV để giải quyết thông tin về tội phạm. Nhiều văn bản có chất lượng khi thể hiện rõ ràng và cụ thể các yêu cầu cơ bản cần phải làm rõ những vấn đề phải chứng minh đặt ra trong từng vụ việc, vụ án.
Qua giải quyết kiến nghị khởi tố, VKS đã ra quyết định khởi tố 1 vụ án tội “Cố ý gây thương tích cho sức khỏe người khác” theo khoản 2 Điều 104 BLHS . Cụ thể: Nguyễn Văn Hoanh (19 tuổi) do mâu thuẫn cá nhân đã dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho chị Phạm Thị Hảo (22 tuổi) làm chị gãy tay. Giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể chị Hảo tổn hại 12%. Không đồng tình với kết luận giám định nên Nguyễn Văn Hoanh yêu cầu giám định lại. Kết luận giám định lại xác
định tại thời điểm giám định thì chị Hảo tổn thương cơ thể tỷ lệ 9%. Chị Hảo chưa làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. VKS cho rằng hành vi Hoanh gây thương tích cho chị Hảo tỷ lệ tổn thương 12% là tại thời điểm bị xâm hại, còn kết luận giám định lại thể hiện 9% là do chị Hảo còn trẻ và vết thương đang phục hồi, cho nên VKS không chấp nhận kết luận giám định lại mà khởi tố vụ án theo khoản 2 Điều 104 BLHS (vì hành vi phạm tội không thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003. Vụ án này đã xét xử kết án bị cáo bằng bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật).
- Hoạt động kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. VKS và CQĐT thường xuyên chú trọng phối hợp với nhau sử dụng các biện pháp nâng cao chất lượng tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự nên tỷ lệ khởi tố và kết thúc điều tra, truy tố đều đảm bảo cũng như hạn chế phải truy nã bị can hoặc tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ điều tra và truy nã bị can.
Đối với 2 trường hợp không tạm giữ mà xử lý hành chính: các trường hợp này do cấp cơ sở bắt quả tang chuyển lên. CQĐT và VKS qua xem xét đánh giá tính pháp lý hình sự của hành vi gây thương tích, nhận thấy không có tội phạm xảy ra nên không thể áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự mà xử lý hành chính và hướng dẫn người bị hại cùng với người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích có quyền tự thỏa thuận về bồi thường dân sự, nếu thỏa thuận không thành thì người bị hại có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Điều đặc biệt là Viện kiểm sát và CQĐT trao đổi cùng thống nhất không áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự đối với 2 người tự thú trong 2 vụ án Cố ý gây thương tích để tra cứu hồ sơ làm rõ, xử lý. Cụ thể:
Trường hợp thứ nhất: Ngày 25 tháng 1 năm 2017 Phạm Đò (sinh năm 1993), trú xã Trà Lãnh ra tự thú khai rằng tháng 6 năm 2011(không nhớ ngày) dùng khúc củi gỗ, ban đêm lén lút đến nhà và đánh anh Phạm Hến cùng thôn gây thương tích ở tay anh, rồi bỏ trốn vào Lâm Đồng làm nương rẫy thuê, nay về khai báo với cơ quan bảo vệ pháp luật vì hối hận và mong xử lý để sớm được hoàn lương và lấy vợ.
Trường hợp thứ hai: Ngày 7 tháng 5 năm 2019 Đinh Văn Kép (sinh năm 1992) ra tự thú khai năm 2010 (không nhớ ngày, tháng cụ thể) lợi dụng ban đêm dùng tay, chân đánh anh Phạm Hót vì nghi anh Hót bắt trộm gà của mình làm thức nhắm uống rượu, rồi bỏ trốn làm lao động bốc vác ở tình Bình Dương. Thời gian qua do dằn vặt lương tâm và nghe tin cha, mẹ qua đời nhưng không về chôn cất và cúng giỗ được, nay ra trình diện cơ quan bảo vệ pháp luật hành vi phạm tội để làm người lương thiện.
CQĐT và VKS qua trao đổi và nghiên cứu hồ sơ các vụ án tạm đình chỉ thấy rằng, 2 vụ án trên đây đều khởi tố theo khoản 1 Điều 104 BLHS 1999, đang tạm đình chỉ điều tra vì hết thời hạn điều tra chưa chứng minh được người đã thực hiện tội phạm, nên chưa khởi tố bị can, từ đó thống nhất CQĐT ra các quyết định đình chỉ điều tra vụ án vì đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quy định tại khoản 1 Điều 104, khoản 3 Điều 8 (phân loại tội phạm) và điểm a ( thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng) khoản 2 Điều 23 BLHS 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Một ưu điểm nữa đối với 2 trường hợp này là do CQĐT và VKS quản lý án tạm đình chỉ nên đã đình chỉ điều tra vụ án theo quy định pháp luật.
Căn cứ để bắt tạm giam và tạm giam bị can nhìn chung được CQĐT và VKS thực hiện đúng quy định của BLHS và BLTTHS nhằm đảm bảo yêu cầu xử lý vụ án, người phạm tội, giáo dục phòng ngừa và thể hiện tính nghiêm khắc của chế tài hình sự. Những trường hợp CQĐT đề nghị hủy bỏ biện pháp tạm giam hoặc VKS hủy bỏ tạm giam để áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhìn chung được tốt, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật khi lựa chọn chế tài hình sự đối với người phạm tội. Qua hoạt động kiểm sát, VKS không phê chuẩn bắt tạm giam 2 bị can; không phê chuẩn lệnh tạm giam 1 bị can; không phê chuẩn gia hạn tạm giam 1 bị can vì không cần thiết hoặc không đủ căn cứ, mà không có trường hợp nào bị can bỏ trốn hoặc phạm tội mới.
- Hoạt động kiểm sát việc khởi tố hoặc không khởi tố. Qua hoạt động kiểm
Vụ thứ nhất: Phạm Văn Lài bị Phạm Văn Công, Phạm Văn Én dùng tay, chân đánh tổn thương cơ thể tỷ lệ 12% mà hành vi phạm tội không có yếu tố định khung tăng nặng nên thuộc quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999, nhưng bị hại (22 tuổi) chưa làm đơn, cũng chưa có ý kiến được ghi lại bằng văn bản về việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, mà bị hại trình bày do những người đánh mình đều là người trong xóm, lại có họ hàng với nhau nên chỉ yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật buộc người phạm tội phải bồi thường các khoản thiệt hại về dân sự mà thôi.
Vụ thứ hai: Phạm Văn Dăm bị 2 người có mâu thuẫn từ trước với mình là Nguyễn Văn Phi, Đoàn Ngọc Hào đánh gây tổn thương cơ thể tổng tỷ lệ 32%, trong đó: Nguyễn Văn Phi gây thương tích tổn thương cơ thể đối với anh Dăm là 17%, còn Đoàn Ngọc Hào gây tổn thương cơ thể cho anh Dăm là 15%. Nhưng giữa 2 người này không có yếu tố đồng phạm thuộc dạng rủ nhau từ trước, cũng không có yếu tố đồng phạm khi hành vi phạm tội gây thương tích của Nguyễn Văn Phi đang diễn ra thì Đoàn Ngọc Hào thấy được và cùng tham gia để thỏa mãn yếu tố về lý trí và ý chí trong đồng phạm. Mà hành vi phạm tội do Phi thực hiện đã kết thúc rồi, Phi đã bỏ đi, khoảng 6 giờ sau đó Hào đi ngang qua nhà anh Dăm gặp anh Dăm nên nhớ lại mâu thuẫn giũa hai người rồi đánh anh Dăm. Còn anh Dăm thì không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mà chỉ yêu cầu cơ quan pháp luật buộc những người gây thương tích phải bồi thường các khoản thiệt hại về dân sự cho anh.
2 trường hợp trên, căn cứ khoản 1 Điều 104 BLHS 1999 (tội phạm ít nghiêm trọng); khoản 1 Điều 105 (khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại) BLTTHS 2003,VKS đã có ý kiến rút quyết định khởi tố, được chấp nhận thực hiện.
- Ban hành văn bản yêu cầu khởi tố bổ sung 1 bị can theo khoản 2 Điều 104 BLHS: Phạm Văn Cói rủ Phạm Văn Dền, Hồ Văn Sự và cả 3 người cùng nhất trí sử dụng hung khí đi tìm đánh anh Phạm Khỏe. Do Phạm Văn Cói có lý do đột xuất không trực tiếp thực hiện tội phạm được nên cử em trai là Phạm Văn Th (chưa đủ 15 tuổi) đi cùng Dền và Sự. Cả 3 người dùng hung khí nguy hiểm đánh anh Khỏe gây tổn thương cơ thể 14%. Khởi tố vụ án và khởi tố các bị can Dền và Sự theo
VKS cho rằng Phạm Văn Cói là ngưởi chủ mưu, nhưng vì lý do khách quan mà không thực hiện tội phạm cả với vai trò là người thực hành nữa được, mà lại cử em trai mình (là người không phải là chủ thể tội phạm vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự) tiến hành thực hành “thay” mình, nên VKS yêu cầu khởi tố bị can đối với Cói. Yêu cầu này đúng pháp luật và đã được thực hiện vì thực tiễn thừa nhận người thực hành có nhiều dạng. Cói sau đó đã bị kết án khoản 2 Điều 134 BLHS bằng bản án có hiệu lực pháp luật (chúng tôi có phân tích sâu về các dạng người thực hành trong đồng phạm trong luận văn).
- Hoạt động kiểm sát quá trình điều tra vụ án: VKS luôn chú trọng đề ra và
thực hiện những biện pháp, giải pháp không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tiết kiệm các chi phí trong hoạt động tố tụng thông qua phải thực hiện nghiêm túc các quy định của BLHS, BLTTHS và các văn bản quy phạm pháp luật cùng văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là luôn chú trọng bố trí những KSV có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức tốt đảm trách lĩnh vực công tác thực hành quyền công tố - kiểm sát điều tra – kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
Nhờ chú trọng phối hợp tốt với CQĐT trên quan điểm bảo đảm pháp chế và kịp thời giải quyết những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn điều tra, cho nên thời gian qua không xảy ra trường hợp án quá thời hạn luật định, hạn chế thấp nhất phải gia hạn thời hạn điều tra và án tạm đình chỉ do bị can bỏ trốn chưa bắt theo lệnh truy nã hoặc tạm đình chỉ vụ án vì đã hết thời hạn điều tra nhưng chưa phát hiện được người thực hiện tội phạm, cho nên tỷ lệ án CQĐT kết thúc điều tra đề nghị truy tố đạt bình quân 95% tổng lượng án thụ lý/năm. Tỷ lệ án VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung có xu hướng giảm mạnh, nhất là những năm gần đây dù lượng án khởi tố thường tăng nhưng không xảy ra trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung những chứng cứ quan trọng, yêu cầu khởi tố bổ sung tội danh, yêu cầu thay đổi tội danh, yêu cầu xác định có đồng phạm khác hay không, yêu cầu khởi tố đồng phạm khác hoặc do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng sau khi đã kết thúc điều tra.
Chúng tôi phân tích một số vụ án sau đây với những hoạt động cụ thể của Viện kiểm sát, của KSV thể hiện hiệu quả rất cao việc kiểm sát điều tra kể từ giai đoạn xử lý tin báo, tố giác về tội phạm và quá trình điều tra vụ án.
- Vụ án mang tính chất “Đáo tụng đình”. Tài liệu giải quyết tin báo tội
phạm thu thập ban đầu thể hiện: Sau khi chết, ông Hồ Cảnh (cha ông Hồ Chừng, Hồ Tấn và là ông nội Hồ Thanh Toại) có để lại 1 căn nhà và một số tài sản cho Hồ Tấn ở và quản lý. Tối ngày 12/4/2017 ông Chừng đến nhà Tấn thấy Tấn đang ngồi chơi với bạn mà không thắp đèn trên bàn thờ, ông Chừng la lối, tát Tấn rồi đi về. Tấn có những lời nói thách đố. Ông Chừng chạy sang thì bị Tấn dùng cây tre đánh vào người; bà Anh (vợ ông Chừng) chạy đến nắm giữ bộ phận sinh dục của Tấn; Chừng giật được khúc cây tre trên tay Tấn và dùng cây tre đánh Tấn nhưng ở tư thế đang khom người nên trúng vợ là bà Anh. Tấn bỏ chạy vào nhà thì bị ông Chừng và bà Anh đuổi theo. Lúc này chị Tranh (vợ Tấn) cầm đoạn dây định trói ông Chừng, bà Anh; nghe tin con ông Chừng là Toại đến nên vợ chồng Tấn chạy trốn. Toại vào nhà Tấn đập phá một số tài sản. Thương tích của ông Chừng là 5%, bà Anh 22%. Ông Chừng yêu c ầu khởi tố vụ án và cho rằng vết thương má bà Anh là do bị Hồ Tân đánh chứ không phải ông.
Với nội dung đó đã nhận định Hồ Tấn phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1 Điều 104 BLHS 1999 do dùng hung khí nguy hiểm đánh ông Chừng và cho rằng vết thương bà Oanh do chồng Bà là ông Chừng gây ra.
Kiểm sát viên nghiên cứu các tài liệu về thông tin tội phạm đã rút ra những vấn đề sau đây cần phải chứng minh:
- Vụ án xảy ra ban đêm, vào thời điểm trời có trăng sáng đã lên cao, vậy hiện trường xung quanh có vật cản che lấp anh trăng không và quá trình diễn biến vụ án thì ông Chừng, bà Oanh và Hồ Tân có thể nhận diện được nhau không, mà bà Oanh và ông Chừng khẳng định bà Oanh bị Hồ Tân đánh?
- Các vết thương trên cơ thể ông Chừng do Tấn dùng cây tre gây ra có đặc điểm để lại trên cơ thể Ông cũng như được mô tả trong bệnh án, rút ra nhận định là
cây tre chưa được róc mắt tre (các bên mô tả vật chứng dài khoảng 1,4 mét, định dùng làm cán cuốc, nhưng không thu giữ được).
- Cho rằng vết thương của bà Anh là do ông Chừng đánh Tấn nhưng trúng vợ mình khi ông Chừng đang ở tư thế hơi khom người, còn bà Anh lúc này đang nắm giữ bộ phận sinh dục của Tấn nên bị ông Chừng đánh nhầm trúng.
Lời khai bà Anh rằng việc điều tra bỏ lọt tội Hồ Tân, không xác định bà là người bị hại do Hồ Tân đánh gây thương tích 22% mà lại xác định tư cách tham gia tố tụng của bà là nguyên đơn dân sự là không đúng pháp luật. Vậy tại sao chưa hỏi bà Anh sâu về lời khai của Bà rằng Bà bị Hồ Tấn đánh và cụ thể diễn biến ra sao?
Khi xem xét bệnh án vết thương của bà Anh thấy rằng, nếu do vật tròn, dài và có nốt sần là mắt tre gây ra, sẽ thiếu tính thuyết phục, không phù hợp với cơ chế gây thương tích và đặc điểm hung khí sử dụng. Mặt khác, trong điều kiện ba người đang áp sát gần nhau thì ông Chừng không thể dùng cây tre đó đánh Tấn nhưng trúng vợ mình làm vỡ xương gò má được. Từ đó đưa ra nhận định vết thương của bà Anh khả năng do vật tù tác động mới có độ tin cậy.
- Cần phải làm rõ khi bà Anh chạy ra nắm giữ và bóp bộ phận sinh dục của Tấn để không cho đánh ông Chừng, thì bà có bóp được hay không (do có thể phụ thuộc vào quần Tấn mặc), trường hợp bóp được thì theo bản năng Tấn sẽ phản ứng thế nào, và thái độ của Tấn đối với hành động của bà Anh ra sao?
- Nếu xác định thương tích của bà Anh 22% do ông Hồ Chừng gây ra, lại cho rằng ông Chừng gây thương tích đối với vợ mình trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do Hồ Chừng bị Hồ Tấn thách đố, dùng cây tre đánh nhiều nhát là không đúng pháp luật vì đây thuộc trường hợp cố ý gây thương tích do sai lầm về