- Căn cứ không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xú
3.1.4. Yêu cầu phòng, chống tội phạm Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong thời gian tớ
hại cho sức khỏe của người khác trong thời gian tới
Trong 5 năm qua tình hình tội phạm nói chung, tội Cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác nói riêng xảy ra tại huyện Tây Trà và Trà Bồng, cũng như từ khi sáp nhập 2 huyện đến nay luôn có xu hướng dễn biến xấu về số lượng và tính
chất. Từ thực trạng đó chúng tôi dự báo trong thời gian tới loại tội phạm này vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp bởi các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Việc sáp nhập 2 huyện thành huyện Trà Bồng dẫn đến diện tích tự nhiên của huyện Trà Bồng tăng gấp 3,2 lần và dân số tăng 76% so với trước đây; trong khi trụ sở các cơ quan trong hệ thống chính trị đều được bố trí tại thị trần Trà Xuân (thuộc trung tâm hành chính huyện Trà Bồng cũ), mà từ trung tâm huyện đến các xã giáp với các tỉnh như Kon Tum, Quảng Nam nhiều nơi xa gần 85 km đường đèo dốc, nên việc quản lý địa bàn, nắm bắt để hòa giải các mâu thuẫn xã hội trong một bộ phận Nhân dân gặp nhiều khó khăn; ảnh hưởng đến tính kịp thời trong việc nắm thông tin về tội phạm và quá trình điều tra xử lý vụ án.
Huyện Trà Bồng hiện nay đa số Nhân dân làm nương rẫy như: cây cau, cây keo lấy gỗ nguyên liệu, khoai mì, ruộng lúa bậc thang, cây quế, chăn nuôi trâu bò, lợn; trong khi cuối năm 2020 nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào huyện đã tàn phá khủng khiếp nhà cửa và các nguồn sống nêu trên của Nhân dân nên rất nhiều hộ không có điều kiện đầu tư tái sản xuất. Mặt khác, rừng tự nhiên tại huyện hầu hết chỉ là rừng chồi, rừng khoanh nuôi nên không giữ được nguồn nước để cung cấp cho sông, suối để lấy nước sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân. Trong khi dân số của huyện đa số là đồng bào dân tộc thiểu số và người kinh lên sinh sống mà nguồn sống chính của họ chỉ từ nương rẫy và chăn nuôi gia súc. Tệ nạn rượu chè trong sinh hoạt, trong các nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán dẫn đến mâu thuẫn cá nhân hoặc khơi lại mâu thuẫn cũng là nguyên nhân dẫn đến nảy sinh tội phạm. Nhiều vụ án xét xử có hiệu lực pháp luật nhưng quyền lợi của bị hại về bồi thường dân sự không thi hành được vì người phạm tội không có tài sản. Các yếu tố trên chứa đựng mầm mống nảy sinh mâu thuẫn xã hội; là điều kiện tác động xảy ra tội phạm.Từ dự báo trên đặt ra yêu cầu và đòi hỏi cao hơn đối với hệ thống chính trị trong huyện, không chỉ đối với CQĐT và VKSND.